Mô hình điểm số của Altman

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 26 - 27)

10. Kết cấu của luận văn

1.2.3.2 Mô hình điểm số của Altman

Mô hình điểm số Z do Altman khởi tạo từ năm 1986, thường được sử dụng để xếp hạng tín nhiệm với doạnh nghiệp. Mô hình này dùng để đo xác suất vỡ nợ của khách hàng thông qua các đặc điểm cơ bản của khách hàng. Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro đối với người vay và phụ thuộc vào 5 chỉ số tài chính của người vay (Xj). Từ mô hình này tính được xác suất vỡ nợ của người vay trên cơ sở số liệu trong quá khứ. Altman đã xây dựng mô hình cho điểm như sau:

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5 Trong đó:

X2 = Tỷ số Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản

X3 = Tỷ số Lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/Tổng tài sản X4 = Tỷ số Thị giá cổ phiếu/Giá trị ghi sổ của nợ dài hạn X5 = Tỷ số Doanh thu\Tổng tài sản

Như vậy, Z càng cao thì người vay có xác suất vơ nợ càng thấp và ngược lại. Điểm số Z là thước đo khá tổng hợp về xác suất vỡ nợ của khách hàng.

So với mô hình chấm điểm, mô hình của Altman có những ưu điểm sau:

- Kết quả XHTD được dựa trên cơ sở định lượng. Đây là mô hình có độ tin cậy khá cao được thực hiện trên cơ sở định lượng khá cụ thể về các nhân tố ảnh hưởng

- Kỹ thuật đo lường tín dụng tương đối đơn giản. Mô hình điểm số Z đã sử dụng phương pháp phân tích khác biệt đa nhân tố để lượng hóa xác suất vỡ nợ của người vay, đã khắc phục được các nhược điểm của mô hình định tính, do đó góp phần tích cực trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng tại các NHTM

- Mô hình XHTD thể hiện tính nhất quán, khách quan, không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng.

Hạn chế của mô hình:

- Phụ thuộc nhiều vào cách phân loại nhóm khách hàng vay có rủi ro và không có rủi ro

- Đỏi hỏi hệ thống tin cậy đầy đủ cập nhật của tất cả khách hàng. Yêu cầu này rất khó thực hiện đối với các NHTM Việt Nam hiện nay vì thông tin cung cấp từ khách hàng thường không rõ ràng, chính xác, chưa có một hệ thống thông tin chuẩn mực, có hệ thống và đồng nhất của khách hàng ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)