Phương pháp chuyên gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án kè suối nặm la tại thành phố sơn la, tỉnh sơn la​ (Trang 61)

3. Về quá trình thực hiện đề tài và kết quả của luận văn:

2.3.5. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu để đánh giá đúng thực trạng công tác thu hồi, bồi thường GPMB và hỗ trợ của dự án nghiên cứu, các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách của Nhà nước.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội thành phố Sơn La

3.1.1. Điều kiện tự nhiên thành phố Sơn La

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Sơn La là thành phố của tỉnh Sơn La nằm ở vùng Tây Bắc, Việt Nam. Đây là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế của tỉnh Sơn La có toạ độ địa lý: 21015’ – 21031’ vĩ độ bắc, 103045' - 104000' kinh độ đông. Có vị trí địa lý được xác định như sau:

Phía Bắc giáp huyện Mường La. Phía Đông giáp huyện Mai Sơn. Phía Tây giáp huyện Thuận Châu. Phía Nam giáp huyện Mai Sơn.

Từ thành phố Sơn La đến các huyện lỵ trong tỉnh:

+ Từ thành phố Sơn La đến huyện Yên Châu là 64 km đi theo đường Quốc lộ 6;

+ Từ thành phố Sơn La đến huyện Mộc Châu là 120km đi đường Quốc Lộ 6; + Từ thành phố Sơn La đến huyện Thuận Châu là 32km đi đường Quốc Lộ 6;

+ Từ thành phố Sơn La đến huyện Quỳnh Nhai là 92 km đi đường Quốc Lộ 6 + tỉnh lộ 107;

+ Từ thành phố Sơn La đến huyện Mường La là 41km đi đường tỉnh lộ 106; + Từ thành phố Sơn La đến huyện Sông Mã là 98km đi đường Quốc lộ 4G; + Từ thành phố Sơn La đến huyện Bắc Yên là 100km đi đường Quốc lộ 6 và Quốc lộ 137;

+ Từ thành phố Sơn La đến huyện Phù Yên là 135km đi đường Quốc lộ 6 và Quốc lộ 137;

+ Từ thành phố Sơn La đến huyện Mai Sơn là 30km đi đường Quốc Lộ 6; + Từ thành phố Sơn La đến huyện Sốp Cộp là 130km đi đường Quốc lộ 4G; - Từ Hà Nội đến thành phố Sơn La là 320km đi theo đường Quốc lộ 6.

3.1.1.2. Địa hình

- Nằm trong vùng có quá trình kaster hoá mạnh, địa hình của thành phố chia cắt phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng, lòng chảo. Một số khu vực tương đối bằng phẳng thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng chỉnh rang đô thị, sản xuất nông nghiệp, tập trung ở trung tâm phường nội thành, các xã Chiềng Ngần, phường Chiềng Sinh và xã Chiềng Xôm. Độ cao trung bình từ 700 - 800 m so với mực nước biển.

- Do đặc điểm kiến tạo địa chất với các đứt gãy điển hình, đã tạo cho thành phố nhiều dạng địa hình đặc trưng vùng núi, có địa thế hiểm trở, cát cứ, nhiều đỉnh núi cao xen kẽ các hẻm sâu, mức độ chia cắt sâu và mạnh. Diện tích đất canh tác nhỏ hẹp, thế đất dốc dưới 25% chiếm tỷ lệ thấp. Với dạng địa hình như vậy cho phép phát triển đa dạng các loại cây trồng vật nuôi nhưng cũng gây nhiều khó khăn trong việc hình thành những vùng chuyên canh có lượng sản phẩm lớn cũng như việc đưa các tiến bộ khoa học vào sản xuất và canh tác.

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

- Thành phố Sơn La nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có tính chất lục địa, chịu ảnh hưởng của địa hình. Có hai mùa rõ rệt, mùa đông lạnh trùng với mùa khô, kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chiếm 25% lượng mưa trung bình trong năm, hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc; Mùa hè nóng trùng với mùa mưa, bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, lượng mưa tập trung nhiều nhất vào tháng 7, 8, 9. Các yếu tố cơ bản về khí hậu Sơn La như sau:

-Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 2019 đạt 230C, nhiệt độ cao nhất trong năm là 28,40C diễn ra vào tháng 5, nhiệt độ thấp nhất 15,50C vào tháng 1. - Độ ẩm không khí: trung bình/năm 78,80%, cao nhất vào tháng 12 đạt 85%, thấp nhất vào tháng 5 với 69,0%. Lượng bốc hơi trung bình năm là 800mm/năm. Lượng bốc hơi quan hệ với lượng mưa phân bố không đều trong

năm tạo nên một thời kỳ khô hạn gay gắt (từ tháng 10 năm trước đến tháng 5 băm sau). Đây là thời kỳ lượng bốc hơi cao hơn lượng mưa nhiều lần, khiến độ ẩm ở tầng đất mặt luôn dưới độ ẩm cây héo rất nhiều nên thời kỳ này rất khó canh tác cây trồng ngắn ngày nếu không chủ động được nguồn nước tưới.

-Lượng mưa: Tổng lượng mưa bình quân cả năm 2019 là 1.434,1 mm/năm với 215 ngày mưa/năm. Lượng mưa phân bổ không đều, tập trung nhiều nhất vào các tháng 6, 7, 8, 9 với lượng mưa chiếm 69% lượng mưa cả năm.

- Nắng: Tổng số ngày nắng năm 2019 là 2.115,7 giờ, tập trung chủ yếu vào các tháng 4, 5, 6 kèm theo gió nóng (gió Lào).

- Gió: Thịnh hành theo hai hướng là gió mùa Đông – Bắc từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau và gió Tây – Nam xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 9. Đặc biệt từ tháng 3 đến tháng 5 còn chịu ảnh hưởng của gió nóng (gió Lào). Số ngày bị ảnh hưởng của gió nóng 15 – 18 ngày/năm. Tốc độ trung bình đo được là 0,8 – 1,90 m/s, tốc độ gió cực đại 28 m/s. Thành phố Sơn La năm sau trong nội địa, được các dãy núi che chắn không bị ảnh hưởng của Bão song thỉnh thoảng vẫn có lốc cục bộ.

3.1.1.4. Thuỷ văn

- Do địa hình phức tạp chia cắt mạnh tạo cho thành phố có một hệ thống suối, khe khá phong phú, song phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở vùng thấp. Trên địa bàn thành phố có suối Nặm La, chiều dài 25 km, ngoài ra còn nhiều suối nhỏ nằm rải rác ở các xã Hua La, Chiềng Cọ, Chiềng Đen, Chiềng Xôm. Lưu lượng dòng chảy biến động theo mùa, mực nước thường thấp hơn so với bề mặt canh tác gây nhiều khó khăn cho sản xuất. Dòng chảy của các suối này là nguồn cung cấp nước chủ yếu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng.

- Ngoài ra thành phố cũng có hệ thống các công trình thủy lợi dày đặc: 5 đập xây, đập bê tông, 06 phai rọ thép xếp đá học loại vừa và nhỏ, 15 phai tạm, 06 trạm thủy nông và 48 hồ chứa các loại. Công trình thủy lợi Bản Mòng

do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm chủ đầu tư đang được xây dựng có hồ chứa gần 8 triệu m3 nước ở vùng thượng nguồn suối Nặm La. Do cơ chế kiến tạo địa chất và thủy văn đặc biệt nằm trong vùng đá vôi, quá trình kaster diễn ra mạnh tạo nhiều hang ngầm và đây cũng là do ảnh hưởng nhiều đến chế độ thủy văn của thành phố.

3.1.2. Điều kiện kinh tế và xã hội thành phố Sơn La

3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trong năm qua a.Lĩnh vực kinh tế thương mại, dịch vụ

Hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển, thị trường hàng hóa, dịch vụ đáp ứng các hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ (giá so sánh) ước 4.436 tỷ đồng, tăng 0,2% so với kế hoạch, tăng 17,04% so với năm 2018. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ước 8.832 tỷ đồng, tăng 0,17% so với kế hoạch, tăng 13,38% so với năm 2018, trong đó: kinh tế nhà nước chiếm 13,2%, kinh tế tập thể và cá thể chiếm 32,4%, kinh tế tư nhân chiếm 54,4%. Các hoạt động dịch vụ vận tải thông suốt, đáp ứng nhu cầu đi lại và lưu thông hàng hóa của nhân dân, doanh thu vận tải ước đạt 936,7 tỷ đồng, tăng 16,15% so với cùng kỳ năm 2018.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Các lực lượng chức năng đã kiểm tra 505 cơ sở, xử lý 357 cơ sở vi phạm, giá trị thu phạt 1.203 triệu đồng. Thực hiện tốt công tác khuyến khích thành lập mới Hợp tác xã và các hộ kinh doanh cá thể, đã cấp 727 giấy phép đăng ký kinh doanh hộ cá thể với số vốn đăng ký hơn 388 tỷ đồng, thành lập mới 9 Hợp tác xã với vốn điều lệ 15,5 tỷ đồng (lũy kế đến nay thành phố đã cấp 9.418 hộ cá thể và 47 hợp tác xã đang hoạt động trên địa bàn).

Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các HTX đăng ký, tham gia các chương trình kết nối sản phẩm nông sản để quảng bá, tiêu thụ, xuất khẩu: Tuần

lễ Nhãn và Nông sản an toàn tỉnh Sơn La tại siêu thị BigC Thăng Long Hà Nội (tháng 7/2018); Hội chợ Nông sản an toàn và xuất khẩu tỉnh Sơn La tại huyện Mộc Châu,...

b.Lĩnh vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản

Ngành công nghiệp, xây dựng tiếp tục tăng trưởng, giá trị sản xuất (giá so sánh) ước 4.622 tỷ đồng, tăng 0,01% so với kế hoạch, tăng 9,53% so với năm 2018. Thành phố chỉ đạo các cơ sở sản xuất tích cực đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh và chất lượng các sản phẩm; hầu hết các sản phẩm công nghiệp chủ yếu (gạch, đá xây dựng, cà phê nhân, nước máy thương phẩm, điện thương phẩm) đạt và vượt kế hoạch, tăng so với năm 2018, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

Triển khai Đề án nâng cấp hệ thống điện an toàn cho 489 hộ trên địa bàn xã Hua La, Chiềng Đen, nâng tỷ lệ hộ gia đình sử dụng điện an toàn đạt 96,5%. Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn chủ đầu tư đảm bảo an toàn đập, hồ chứa và vận hành nhà máy, không để xảy ra sự cố nào về mất an toàn đập trên địa bàn thành phố.

c.Lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp

* Trồng trọt: Hoạt động sản xuất nông nghiệp năm 2019 tuy có bị ảnh

hưởng xấu bởi thời tiết, nhưng vẫn duy trì phát triển; tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao chất lượng và sức cạnh trạnh của các sản phẩm, chú trọng xây dựng thương hiệu. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng phát triển mạnh trồng trọt, trong đó từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây hàng năm hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm. Công tác quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản được triển khai đồng bộ. Thực hiện có hiệu quả chương trình kết nối các hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nông sản, phát triển các chuỗi sản xuất, tiêu

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm ước 4.240 ha, giảm 6,59% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó diện tích một số loại cây trồng chính gồm có: lúa 857 ha lúa, giảm 17,95%; 2.422 ha ngô, giảm 29,81%; 604 harau, đậu các loại, tăng 5,4%; 66 ha cây chất bột lấy, giảm 1,49%; 75,7 ha trồng hoa, tăng 7,4%. Tính đến ngày 15/10 toàn thành phố đã thu hoạch được 4.389 tấn lúa, (năng suất bình quân 51,21 tạ/ha); 10.172 tấn ngô (năng suất bình quân đạt 42 tạ/ha); 6.539 tấn rau (cá biệt giá trị bình quân rau chuyên canh đạt 120 - 150 triệu đồng/ha).

Tổng diện tích cây lâu năm ước 9.479 ha, tăng 1,8% (168 ha) so với cùng kỳ năm 2018, trong đó: diện tích cây ăn quả 3.887 ha, cà phê 5.590 ha, sản lượng cây ăn quả đạt 22.080 tấn quả các loại, tăng 11,34% so với năm 2018; sản lượng cà phê nhân ước 11.056 tấn (năng suất bình quân đạt 19,8 tạ/ha).

* Chăn nuôi: Chăn nuôi phát triển ổn định, cơ cấu đàn chủ yếu và sản

lượng tăng so với cùng kỳ năm 2018 (đàn bò 6.350 con, tăng 6,7%, đàn lợn 32.665 con, tăng 9,5%, đàn trâu 655 con, tăng 5%), sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 5.140 tấn (tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2018, bằng 104,7% kế hoạch năm 2019). Công tác phòng chống dịch bệnh và kiểm tra, kiểm soát giết mổ, kiểm dịch vận chuyển gia súc, gia cầm được tăng cường; đã tiêm hơn 315 nghìn liều vác xin phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và phun 1.660 lít hóa chất tiêu độc khử trùng tại các cơ sở chăn nuôi, trong năm không có dịch bệnh lớn, lan truyền diện rộng xảy ra.

* Thuỷ sản: Khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình đầu tư và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, tuy nhiên do điều kiện địa hình của thành phố, diện tích nuôi trồng thủy sản so với diện tích canh tác còn chiếm tỷ trọng thấp, năm 2019 ước 200 ha (tăng 1,53% so với năm 2018), sản lượng thủy sản ước 566 tấn, tăng 2,9% so với năm 2018.

* Lâm nghiệp: Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng được triển khai tích cực, duy trì tốt việc khoanh nuôi bảo vệ và phòng chống cháy

rừng. Trong năm đã tổ chức 77 buổi tuyên truyền với 5.813 lượt người tham gia về công tác phòng chống cháy rừng, hướng dẫn nhân dân sản xuất nương rẫy theo đúng mốc giới quy định. Chỉ đạo các xã tập trung rà soát, đề nghị chuyển đổi đất rừng phòng hộ ít xung yếu sang quy hoạch, phát triển rừng sản xuất gắn với điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, đưa ra ngoài diện tích đất sản xuất nông nghiệp thuộc quy hoạch đất lâm nghiệp để phục vụ công tác cấp GCNQSD đất cho nhân dân trên địa bàn thành phố (Có phụ biểu số 01 kèm theo báo cáo thuyết minh tổng hợp). Đẩy mạnh công tác chăm sóc, bảo vệ đất rừng phòng hộ, đưa tỷ lệ che phủ rừng năm 2019 đạt 30,55%. Trong năm 2019 xảy ra 01 vụ cháy rừng với diện tích 0,5 ha rừng chủ yếu cỏ ranh, lau lách, không ảnh hưởng đến cây rừng; phát hiện và xử lý 48 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, tịch thu 9,608m3 gỗ các loại và một số phương tiện vận chuyển, khai thác, xử phạt hành chính 450 triệu đồng.

d.Cơ sở hạ tầng.

* Giao thông

- Thành phố Sơn La là giao điểm của 3 tuyến đường quan trọng sau: Quốc lộ 6, Quốc lộ 4G và Tỉnh lộ 106. Cách Thủ đô Hà Nội khoảng 302 km về phía Tây Bắc, cách Thành phố Điện Biên khoảng 180 km về hướng Đông theo Quốc lộ 6.

- Đường đối ngoại: Quốc lộ 6 là tuyến giao thông đường bộ quan trọng nối vùng Tây Bắc với thủ đô Hà Nội. Đoạn qua nội thị thành phố Sơn La dài khoảng 15,60 km, mặt đường bê tông nhựa, chất lượng tốt. Đoạn trong nội thị rộng từ 21 đến 40m. Đoạn ngoại thị là đường 2 làn xe. Tuyến tránh quốc lộ 6 đoạn Chiềng Mung - Chiềng Cọ hiện đã có dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt.

- Quốc lộ 4G đi huyện Sông Mã chủ yếu là đường đã được nâng cấp, chất lượng cơ bản tương đối tốt.

- Tỉnh lộ 106 đi Mường La với bề rộng mặt đường là 7,50m, nền đường 9,0m, chất lượng cơ bản tương đối tốt.

- Tỉnh lộ 117: Là đường từ trung tâm Thành phố đi trung tâm xã Hua La đến Mường Chanh, hiện đã đảm bảo 2 làn xe.

- Tỉnh lộ 118: Tuyến đường Chiềng Ngần - Hát Lót hiện đang được thi công phần nền với chiều rộng cơ bản 16,50m. Tuyến đường Huổi Hin - Chiềng Ngần - Chiềng Sinh hiện đã gần hoàn thành thi công với chiều rộng cơ bản 33m.

- Đường nội thị: Giao thông nội thị thành phố hiện đã có mạng đường ổn định, chất lượng mặt đường tương đối tốt trong khu vực nội thị. Đường phố chính khu vực trở lên là 59,30 km. Các tuyến đường thường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án kè suối nặm la tại thành phố sơn la, tỉnh sơn la​ (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)