Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội thành phố Sơn La
3.1.2. Điều kiện kinh tế và xã hội thành phố Sơn La
3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trong năm qua a.Lĩnh vực kinh tế thương mại, dịch vụ
Hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển, thị trường hàng hóa, dịch vụ đáp ứng các hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ (giá so sánh) ước 4.436 tỷ đồng, tăng 0,2% so với kế hoạch, tăng 17,04% so với năm 2018. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ước 8.832 tỷ đồng, tăng 0,17% so với kế hoạch, tăng 13,38% so với năm 2018, trong đó: kinh tế nhà nước chiếm 13,2%, kinh tế tập thể và cá thể chiếm 32,4%, kinh tế tư nhân chiếm 54,4%. Các hoạt động dịch vụ vận tải thông suốt, đáp ứng nhu cầu đi lại và lưu thông hàng hóa của nhân dân, doanh thu vận tải ước đạt 936,7 tỷ đồng, tăng 16,15% so với cùng kỳ năm 2018.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Các lực lượng chức năng đã kiểm tra 505 cơ sở, xử lý 357 cơ sở vi phạm, giá trị thu phạt 1.203 triệu đồng. Thực hiện tốt công tác khuyến khích thành lập mới Hợp tác xã và các hộ kinh doanh cá thể, đã cấp 727 giấy phép đăng ký kinh doanh hộ cá thể với số vốn đăng ký hơn 388 tỷ đồng, thành lập mới 9 Hợp tác xã với vốn điều lệ 15,5 tỷ đồng (lũy kế đến nay thành phố đã cấp 9.418 hộ cá thể và 47 hợp tác xã đang hoạt động trên địa bàn).
Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các HTX đăng ký, tham gia các chương trình kết nối sản phẩm nông sản để quảng bá, tiêu thụ, xuất khẩu: Tuần
lễ Nhãn và Nông sản an toàn tỉnh Sơn La tại siêu thị BigC Thăng Long Hà Nội (tháng 7/2018); Hội chợ Nông sản an toàn và xuất khẩu tỉnh Sơn La tại huyện Mộc Châu,...
b.Lĩnh vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản
Ngành công nghiệp, xây dựng tiếp tục tăng trưởng, giá trị sản xuất (giá so sánh) ước 4.622 tỷ đồng, tăng 0,01% so với kế hoạch, tăng 9,53% so với năm 2018. Thành phố chỉ đạo các cơ sở sản xuất tích cực đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh và chất lượng các sản phẩm; hầu hết các sản phẩm công nghiệp chủ yếu (gạch, đá xây dựng, cà phê nhân, nước máy thương phẩm, điện thương phẩm) đạt và vượt kế hoạch, tăng so với năm 2018, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.
Triển khai Đề án nâng cấp hệ thống điện an toàn cho 489 hộ trên địa bàn xã Hua La, Chiềng Đen, nâng tỷ lệ hộ gia đình sử dụng điện an toàn đạt 96,5%. Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn chủ đầu tư đảm bảo an toàn đập, hồ chứa và vận hành nhà máy, không để xảy ra sự cố nào về mất an toàn đập trên địa bàn thành phố.
c.Lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp
* Trồng trọt: Hoạt động sản xuất nông nghiệp năm 2019 tuy có bị ảnh
hưởng xấu bởi thời tiết, nhưng vẫn duy trì phát triển; tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao chất lượng và sức cạnh trạnh của các sản phẩm, chú trọng xây dựng thương hiệu. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng phát triển mạnh trồng trọt, trong đó từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây hàng năm hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm. Công tác quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản được triển khai đồng bộ. Thực hiện có hiệu quả chương trình kết nối các hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nông sản, phát triển các chuỗi sản xuất, tiêu
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm ước 4.240 ha, giảm 6,59% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó diện tích một số loại cây trồng chính gồm có: lúa 857 ha lúa, giảm 17,95%; 2.422 ha ngô, giảm 29,81%; 604 harau, đậu các loại, tăng 5,4%; 66 ha cây chất bột lấy, giảm 1,49%; 75,7 ha trồng hoa, tăng 7,4%. Tính đến ngày 15/10 toàn thành phố đã thu hoạch được 4.389 tấn lúa, (năng suất bình quân 51,21 tạ/ha); 10.172 tấn ngô (năng suất bình quân đạt 42 tạ/ha); 6.539 tấn rau (cá biệt giá trị bình quân rau chuyên canh đạt 120 - 150 triệu đồng/ha).
Tổng diện tích cây lâu năm ước 9.479 ha, tăng 1,8% (168 ha) so với cùng kỳ năm 2018, trong đó: diện tích cây ăn quả 3.887 ha, cà phê 5.590 ha, sản lượng cây ăn quả đạt 22.080 tấn quả các loại, tăng 11,34% so với năm 2018; sản lượng cà phê nhân ước 11.056 tấn (năng suất bình quân đạt 19,8 tạ/ha).
* Chăn nuôi: Chăn nuôi phát triển ổn định, cơ cấu đàn chủ yếu và sản
lượng tăng so với cùng kỳ năm 2018 (đàn bò 6.350 con, tăng 6,7%, đàn lợn 32.665 con, tăng 9,5%, đàn trâu 655 con, tăng 5%), sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 5.140 tấn (tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2018, bằng 104,7% kế hoạch năm 2019). Công tác phòng chống dịch bệnh và kiểm tra, kiểm soát giết mổ, kiểm dịch vận chuyển gia súc, gia cầm được tăng cường; đã tiêm hơn 315 nghìn liều vác xin phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và phun 1.660 lít hóa chất tiêu độc khử trùng tại các cơ sở chăn nuôi, trong năm không có dịch bệnh lớn, lan truyền diện rộng xảy ra.
* Thuỷ sản: Khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình đầu tư và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, tuy nhiên do điều kiện địa hình của thành phố, diện tích nuôi trồng thủy sản so với diện tích canh tác còn chiếm tỷ trọng thấp, năm 2019 ước 200 ha (tăng 1,53% so với năm 2018), sản lượng thủy sản ước 566 tấn, tăng 2,9% so với năm 2018.
* Lâm nghiệp: Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng được triển khai tích cực, duy trì tốt việc khoanh nuôi bảo vệ và phòng chống cháy
rừng. Trong năm đã tổ chức 77 buổi tuyên truyền với 5.813 lượt người tham gia về công tác phòng chống cháy rừng, hướng dẫn nhân dân sản xuất nương rẫy theo đúng mốc giới quy định. Chỉ đạo các xã tập trung rà soát, đề nghị chuyển đổi đất rừng phòng hộ ít xung yếu sang quy hoạch, phát triển rừng sản xuất gắn với điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, đưa ra ngoài diện tích đất sản xuất nông nghiệp thuộc quy hoạch đất lâm nghiệp để phục vụ công tác cấp GCNQSD đất cho nhân dân trên địa bàn thành phố (Có phụ biểu số 01 kèm theo báo cáo thuyết minh tổng hợp). Đẩy mạnh công tác chăm sóc, bảo vệ đất rừng phòng hộ, đưa tỷ lệ che phủ rừng năm 2019 đạt 30,55%. Trong năm 2019 xảy ra 01 vụ cháy rừng với diện tích 0,5 ha rừng chủ yếu cỏ ranh, lau lách, không ảnh hưởng đến cây rừng; phát hiện và xử lý 48 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, tịch thu 9,608m3 gỗ các loại và một số phương tiện vận chuyển, khai thác, xử phạt hành chính 450 triệu đồng.
d.Cơ sở hạ tầng.
* Giao thông
- Thành phố Sơn La là giao điểm của 3 tuyến đường quan trọng sau: Quốc lộ 6, Quốc lộ 4G và Tỉnh lộ 106. Cách Thủ đô Hà Nội khoảng 302 km về phía Tây Bắc, cách Thành phố Điện Biên khoảng 180 km về hướng Đông theo Quốc lộ 6.
- Đường đối ngoại: Quốc lộ 6 là tuyến giao thông đường bộ quan trọng nối vùng Tây Bắc với thủ đô Hà Nội. Đoạn qua nội thị thành phố Sơn La dài khoảng 15,60 km, mặt đường bê tông nhựa, chất lượng tốt. Đoạn trong nội thị rộng từ 21 đến 40m. Đoạn ngoại thị là đường 2 làn xe. Tuyến tránh quốc lộ 6 đoạn Chiềng Mung - Chiềng Cọ hiện đã có dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt.
- Quốc lộ 4G đi huyện Sông Mã chủ yếu là đường đã được nâng cấp, chất lượng cơ bản tương đối tốt.
- Tỉnh lộ 106 đi Mường La với bề rộng mặt đường là 7,50m, nền đường 9,0m, chất lượng cơ bản tương đối tốt.
- Tỉnh lộ 117: Là đường từ trung tâm Thành phố đi trung tâm xã Hua La đến Mường Chanh, hiện đã đảm bảo 2 làn xe.
- Tỉnh lộ 118: Tuyến đường Chiềng Ngần - Hát Lót hiện đang được thi công phần nền với chiều rộng cơ bản 16,50m. Tuyến đường Huổi Hin - Chiềng Ngần - Chiềng Sinh hiện đã gần hoàn thành thi công với chiều rộng cơ bản 33m.
- Đường nội thị: Giao thông nội thị thành phố hiện đã có mạng đường ổn định, chất lượng mặt đường tương đối tốt trong khu vực nội thị. Đường phố chính khu vực trở lên là 59,30 km. Các tuyến đường thường xuyên được duy tu, bảo dưỡng và nâng cấp. Nhìn chung hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố luôn đảm bảo thông suốt, phục vụ tốt nhu cầu phát triển dân sinh, kinh tế xã hội cũng như mục tiêu chính trị, quốc phòng của địa phương.
- Các đường phố quan trọng trong nội thị với chiều rộng điển hình gồm: đường Lê Duẩn rộng 40 m, đường Trần Đăng Ninh rộng 21 m, đường Trường Chinh rộng 21 m, đường Tô Hiệu rộng 21 m, đường Hoàng Quốc Việt rộng 25m, đường Nguyễn Văn Linh rộng 21 đến 25 m, đường Nguyễn Lương Bằng rộng 16.5 m, Đường 3/2 rộng 16.5 m, đường Giảng Lắc rộng 16.5 m, đường Chu Văn Thịnh rộng 21- 25 m, đường Ngô Quyền rộng 9 m, đường Đường 26/8 rộng 16,5 m, đường Lò Văn Giá rộng 21 m,...
- Tính đến hết năm 2019, tổng diện tích đất dành cho xây dựng giao thông đô thị là 514,89 ha, chiếm 1,59% diện tích đất tự nhiên. Đường bộ hiện có 157,70 km, trong đó có 36,20 km đường phố chính. Các tuyến đường thường xuyên được bảo dưỡng và nâng cấp. Nhìn chung hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố luôn được bảo đảm thông suốt, phục vụ tốt
nhu cầu phát triển dân sinh, kinh tế xã hội cũng như các mục tiêu chính trị, quốc phòng của địa phương. Đến nay, 100% đường ngõ xóm trong nội thị đã được bê tông hóa. Mật độ giao thông chính đạt 3.58 km/km2.
- Giao thông tĩnh: Bến xe thành phố hiện đã được xây dựng tại phường Chiềng Sinh. Thành phố hiện có rất ít bãi đỗ xe. Ngoại trừ bãi đỗ xe trên đường Tô Hiệu và khu vực đỗ xe gần khu vực chợ, các điểm đỗ xe khác đều là quy mô nhỏ, chủ yếu là trước cửa cơ quan, khách sạn hoặc điểm dừng đỗ tạm thời trên đường phố.
* Thủy lợi
Chỉ đạo các xã, phường tổ chức huy động nhân dân duy tu, sửa chữa, nạo vét các công trình thủy lợi (đã nạo vét trên 113 km kênh, sửa chữa 7 phai đập; gia cố hơn 40m kênh mương…), khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra, đảm bảo dẫn nước phục vụ sản xuất. Tổ chức thường trực, trực ban 24/24h, theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết để kịp thời chủ động phòng, chống lũ bão, giảm nhẹ thiên tai. Chỉ đạo kịp thời phá đá có nguy cơ lăn tại Tiểu khu I, xã Chiềng Ngần đảm bảo an toàn. Trong 9 tháng do mưa lớn gây sạt lở đất đá, ngập úng, vùi lấp kênh mương đã gây thiệt hại về tài sản, cây trồng (ước tính thiệt hại về nông nghiệp khoảng 229 triệu đồng); thành phố đã tổ chức di dời 11 hộ dân để đảm bảo an toàn và chỉ đạo kịp thời công tác khắc phục hậu quả giúp nhân dân ổn định đời sống và sản xuất.
* Hệ thống điện
- Nguồn cấp: Nguồn cấp điện cho Thành phố hiện là lưới điện quốc gia với cao áp chính 110kV lộ 173 Hòa Bình- Sơn La, tiết diện dây dẫn AC-185; và tuyến cao áp dự phòng 110kV lộ 175 Việt Trì - Sơn La, cấp điện cho trạm biến áp khu vực tại phường Chiềng Sinh.
- Biến áp khu vực: Trạm biến áp khu vực 110kV/35/22/10kV tại phường Chiềng Sinh đảm nhiệm vai trò cấp điện cho Thành phố và nhiều
- Lưới trung áp: Thành phố đang sử dụng lưới điện trung áp có tổng chiều dài khoảng 207 km với các cấp điện áp khác nhau: 35kV, 22kV và 10kV.
- Trong đó các tuyến 22kV chủ yếu mới được nâng cấp để cấp điện cho các phường trong trung tâm đô thị. Tuyến 35kV cấp điện cho một số khu vực phía Tây đô thị và tuyến 10kV cấp điện cho khu vực phía Đông đô thị.
- Lưới điện trung áp của thành phố Sơn La là lưới điện nổi hình tia có tiết diện dây dẫn nhỏ (AC-50; AC-35), bán kính phục vụ lớn, độ tin cậy cung cấp điện thấp. Lưới điện hạ thế hiện có ở nhiều nơi vẫn là lưới điện tạm, phần lớn bán kính cấp điện các trạm vượt quá qui phạm cho phép đối với lưới điện đô thị.
- Biến áp phân phối: Hiện có 167 trạm biến áp phân phối với tổng công suất 41075 kV: gồm 90 trạm 35/0.4 kV; 15 trạm 22/0.4 kV và 62 trạm 10/0.4 kV.
- Lưới hạ áp: Lưới điện hạ áp 0.4/0.22kV đi nổi về cơ bản đảm bảo cấp điện cho mọi khu vực có nhu cầu sử dụng điện của thành phố với tổng chiều dài 194 km.
- Lưới điện chiếu sáng hiện đã có ở các trục đường chính của thành phố với tổng chiều dài chiếu sáng đạt 36 km, đạt 100%. Tuy nhiên do xây dựng thiếu đồng bộ nên chưa đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật và mỹ quan đô thị.
* Giáo dục
Chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học; duy trì và nâng cao chất lượng chuẩn phổ cập giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết quả năm học 2018- 2019: Bậc Mầm non đánh giá trên 5 lĩnh vực phát triển đạt từ 98,1%-98,7%
(đều tăng 0,5% so với năm học trước); cấp Tiểu học tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học đạt 99,09% (giữ vững tỷ lệ so với năm học trước); cấp THCS tỷ lệ học sinh học lực khá, giỏi đạt 68,2% (tăng 0,85% so với năm học trước), tỷ lệ học sinh học lực trung bình, yếu đạt 31,8% (giảm 0,36% so với năm học trước), không còn tỷ lệ học sinh kém; hoàn thành công tác phổ cập giáo dục - xóa mù chữ trên địa bàn thành phố. Tổ chức các hội thi, kỳ thi, tạo
động lực cho giáo viên và học sinh thi đua dạy tốt, học tốt; tham gia các kỳ thi cấp tỉnh, kết quả: 90/141 học sinh dự thi đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh; 2/3 sản phẩm dự thi đạt giải thi Khoa học kỹ thuật cho học sinh THCS cấp tỉnh, tiếp tục giữ vững danh hiệu đơn vị dẫn đầu chất lượng giáo dục mũi nhọn trong toàn tỉnh.
Hoàn thành sắp xếp kiện toàn 18 đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo
(theo Quyết định 1733/QĐ-UBND của UBND tỉnh), giảm tổng số cơ sở giáo dục đào tạo xuống 43 đơn vị trường học. Hướng dẫn các trường mới thành lập đánh giá và tổ chức xếp hạng trường theo quy định. Tập trung nguồn lực để đầu tư nâng cao cơ sở vật chất các trường, lớp học và xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia. Năm 2019, triển khai thực hiện 14 công trình (gồm 04 công trình chuyển tiếp, 06 công trình khởi công mới, 04 công trình chuẩn bị đầu tư) với tổng mức đầu tư 60,7 tỷ đồng. Xây dựng và trình tỉnh công nhận thêm 03 trường đạt chuẩn Quốc gia (Mầm non Chiềng Lề, Mầm non Hoa Hồng, Mầm non Chiềng Cơi), nâng tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia lên 28/43 đơn vị (thời điểm sau khi sáp nhập), đạt 65,12%.
Quan tâm thực hiện công tác đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật cho lao động trên địa bàn, nhất là đối với lao động nông nghiệp, nông thôn; tổ chức mở 12 lớp đào tạo nghề cho 420 học viên trên địa bàn xã Hua La, Chiềng Ngần (với tổng kinh phí 2,043 tỷ đồng). Tổ chức 55 lớp tập huấn cho 2.171 lượt nông