a) Các hoạt động sản xuất chủ yếu
Các hoạt động sản xuất ở các xã vùng đệm chủ yếu tập trung vào nông nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp, khai thác lâm sản và một số hoạt động có liên quan khác.
- Sản xuất nông nghiệp
Các xã thuộc vùng đệm có diện tích sản xuất nông nghiệp hơn 5.900 ha, chủ yếu trồng lúa và một số loài cây hoa màu. Nhìn chung, diện tích sản
xuất nông nghiệp ít (chỉ có 1,5-2 sào/1 lao động), phân bố phân tán, ngoài ra có một số ruộng bậc thang khó khăn cho việc tưới tiêu. Hiện nay, một số xã đã có nước tưới của công trình thủy lợi nhỏ nên chỉ có khoảng 1/2 diện tích đủ nước tưới. Diện tích còn lại sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên. Lúa là một trong những nguồn thu nhập chính của người nông dân, năng suất còn thấp và không đồng đều. Do vậy, các hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên rừng diễn ra ảnh hưởng rất mạnh đến rừng đặc dụng.
- Chăn nuôi
Các xã vùng đệm tiếp giáp với vùng đồi núi thấp, có nhiều đồng cỏ nên chăn nuôi ở trong vùng tương đối phát triển, nhất là chăn nuôi đại gia súc. Toàn vùng có 9.329 con Trâu, 6.789 con Bò, 21.241 con Lợn, 2.831 con Hươu, 275 con Dê, 1.514 tổ Ong và nhiều con gia cầm khác.
Đây cũng là một trong những nguồn thu nhập chủ yếu của nông dân. Các hộ gia đình chủ yếu phát triển đàn trâu bò, trung bình mỗi hộ có từ 2 - 3 con, có nhiều gia đình nuôi từ 10 - 15 con...
- Sản xuất lâm nghiệp
Đối với các xã vùng đệm hoạt động sản xuất lâm nghiệp chủ yếu là trồng rừng, bảo vệ rừng và khai thác nhựa Thông...
Loài cây trồng lâm nghiệp chủ yếu Keo, Thông nhựa, Gió trầm... và các loài cây bản địa khác như Lim, Re, Mỡ, Cồng…
- Thực trạng quản lý bảo vệ rừng
Rừng vùng đệm chủ yếu tập trung vùng có địa hình đồi, núi thấp, đường đi lại vào rừng thuận lợi. Mặt khác dân cư của 13 xã, thị trấn, nhu cầu về lâm sản và đời sống hàng năm còn phụ thuộc nhiều vào nguồn thu nhập từ các sản phẩm của rừng.
Các hoạt động ảnh hưởng bao gồm: khai thác gỗ bất hợp pháp, chặt củi, đốt than, và tìm kiếm mật ong... đã gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng rừng và sinh tồn của các loài động vật hoang dã và khả năng tái sinh của thực vật rừng.
b) Tình hình thu nhập
Các xã nằm trong khu vực vùng đệm của Vườn quốc gia có lực lượng lao động dư thừa, chủ yếu sản xuất nông nghiệp, song diện tích đất nông nghiệp trong vùng ít, năng suất thấp, thu nhập bình quân thấp.
Tỷ lệ hộ đói nghèo khá cao khoảng 38%. Tập trung ở một số xã có tỷ lệ hộ đói nghèo cao như Hoà Hải, Hương Quang, Sơn Kim 2. Do đó, áp lực rất lớn từ các hộ gia đình đều tham gia khai thác sử dụng các tài nguyên rừng như gỗ, củi, song mây, săn bắt chim, thú... phục vụ sinh kế.
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN