Quy luật phân bố số cây theo chiều cao (N/Hvn)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm cấu trúc và tái sinh của các trạng thái rừng tự nhiên tại vườn quốc gia vũ quang, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 28 - 29)

Những nghiên cứu của Đồng Sỹ Hiền (1974) [15] cho thấy: Phân bố số cây theo chiều cao (N/Hvn) ở các lâm phần tự nhiên hay trong từng loài cây thường có nhiều đỉnh, phản ánh kết cấu phức tạp của rừng chặt chọn. Thái Văn Trừng (1978), trong công trình nghiên cứu của mình đã đưa ra các kết quả nghiên cứu cấu trúc của tầng cây gỗ rừng loại IV.

Lê Sáu (1996) [36] cũng đã sử dụng hàm Weibull để mô phỏng phân bố quy luật phân bố N/Hvn ở rừng tự nhiên Kon Hà Nừng – Tây Nguyên và cho thấy nó rất phù hợp để mô phỏng phân bố thực nghiệm.

Trần Cẩm Tú (1999) [43] khi nghiên cứu quy luật phân bố N/Hvn đã sử dụng phương pháp vẽ phẫu diện đồ đứng của rừng kết hợp với việc sử dụng hàm Weibull để nắn phân bố N/Hvn, kết quả cho thấy hàm Weibull mô phỏng rất tốt cho quy luật cấu trúc N/Hvn ở đây.

Nguyễn Thành Mến (2005) sử dụng các hàm Weibull, Meyer và phân bố Khoảng cách để mô phỏng quy luật phân bố N/H ở các khu rừng tự nhiên

lá rộng thường xanh sau khai thác ở Phú Yên, kết quả cho thấy: hàm Meyer và phân bố khoảng cách tỏ ra không phù hợp riêng hàm Weibull với độ mềm dẻo hơn đã mô phỏng tốt cho quy luật phân bố N/Hvn.

Lê Hồng Việt (2012) [51] khi nghiên cứu về cấu trúc của 03 trạng thái rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo ở khu vực Mã Đà, tỉnh Đồng Nai cho thấy: phân bố số cây theo chiều cao N/H có dạng phân bố nhiều đỉnh.

Võ Đại Hải (2014) [14] khi nghiên cứu về cấu trúc của trạng thái rừng IIA tại khu vực rừng phòng hộ Yên Lập, tỉnh Quảng Ninh cho thấy quy luật phân bố số cây theo chiều cao có thể mô phỏng tốt bằng phân bố Weibull và phân bố khoảng cách.

Phùng Văn Khang (2014) [21] khi nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới ở khu vực Mã Đà tỉnh Đồng Nai cho thấy ba trạng thái nghiên cứu IIB, IIIA2 và IIIA3 đều có dạng phân bố N/H đều dạng một đỉnh lệch trái, phân bố liên tục.

Phạm Quý Vân (2018) [46], khi nghiên cứu về một số đặc điểm cấu trúc cho trạng thái rừng tự nhiên IIIA tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định cũng kết luận phân bố thực nghiệm N/H có thể mô tả bằng phân bố Weibull.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm cấu trúc và tái sinh của các trạng thái rừng tự nhiên tại vườn quốc gia vũ quang, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)