Cấu trúc tổ thành tầng cây cao theo chỉ số độ quan trọng IV%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm cấu trúc và tái sinh của các trạng thái rừng tự nhiên tại vườn quốc gia vũ quang, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 69 - 73)

Tổ thành loài cây không chỉ mang ý nghĩa về mặt sinh thái rừng, mà còn mang ý nghĩa trong việc sử dụng rừng. Xác định tỷ lệ % về tiết diện ngang (G%) cũng như trữ lượng (M%) của loài cây trong lâm phần giúp ta thấy rõ hơn đặc điểm, giá trị sử dụng của kiểu trạng thái rừng, làm cơ sở đề xuất các biện pháp lâm sinh cho từng trạng thái. Do đó, ngoài việc xác định tổ thành loài cây theo tỷ lệ số cây của mỗi loài trong lâm phần để cho thấy ý nghĩa về mặt sinh thái và đa dạng sinh học, đề tài tiến hành xác định tổ thành

loài cây theo mức độ quan trọng của loài (IV%) nhằm làm rõ vai trò của các loài trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Chỉ số IV% đánh giá mức độ quan trọng của loài trên cơ sở xem xét tổng hợp các chỉ tiêu gồm mật độ tương đối và tiết diện ngang tương đối, chỉ số IV% của loài nào đó càng cao thì loài đó càng có ý nghĩa quan trọng về phương diện sinh thái.

Kết quả nghiên cứu cấu trúc tổ thành tầng cây cao theo chỉ số quan trọng được thể hiện trong các bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tổ thành loài tầng cây cao theo chỉ số IV% của ba trạng thái rừng IIIA1, IIIA2 và IIIB tại Vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh Trạng

thái OTC

Số loài/OTC

Số loài tham

gia vào CTTT Tên loài N% G% IV%

IIIA1 1 57 4 Dẻ 8.5 8.0 8.3 Chẹo 4.7 10.4 7.6 Cồng sữa 6.6 3.9 5.3 Trâm 3.8 4.0 3.9 53 loài khác 76.4 73.7 75.1 2 49 4 Hoa khế 14.5 12.1 13.3 Ngát 5.5 5.2 5.3 Trâm 5.5 4.3 4.9 Cồng sữa 2.7 5.8 4.2 45 loài khác 71.8 72.7 72.3 IIIA2 3 47 5 Chành Chành 17.9 24.2 21.1 Ngát 4.3 7.4 5.9 Chua lào 5.1 3.6 4.3 Nhọc 5.1 2.9 4.0 Lọ nghẹ 6.0 2.0 4.0 42 loài khác 61.5 59.9 60.7 4 46 7 Cà lồ 9.1 6.7 7.9 Mức 8.3 6.7 7.5 Nang 6.6 6.3 6.4

Trạng

thái OTC

Số loài/OTC

Số loài tham

gia vào CTTT Tên loài N% G% IV%

Du 7.4 3.7 5.5 Nhọc 4.1 6.5 5.3 Dẻ 4.1 6.3 5.2 Gội 3.3 6.9 5.1 39 loài khác 57.0 57.0 57.0 IIIB 5 36 6 Sấu 5.4 18.3 11.9 Lọ nghẹ 17.1 5.4 11.2 Nang 14.0 8.2 11.1 Choại 3.1 13.7 8.4 Ô rô 9.3 2.5 5.9 Thị rừng 3.9 7.8 5.8 30 loài khác 47.3 44.1 45.7 6 40 6 Nang 14.7 10.8 12.8 Sấu 4.7 15.0 9.8 Lọ nghẹ 10.1 4.9 7.5 Vò vọ 7.0 5.9 6.4 Thị rừng 4.7 7.9 6.3 Cà lồ 4.7 5.5 5.1 34 loài khác 54.3 50.0 52.1

Chú thích: De: Dẻ; Cs: Cồng sữa; Ch: Chẹo; Hk: Hoa khế; Ng: Ngát; Tr: Trâm; Cc: Chành chành; Lng: Lọ nghẹ; Chl: Chua lào; Du: Du; Nh: Nhọc; G: Gội; Muc: Mức; Nag: Nang; Thm: Thừng mực; C: Choai; Oro: Ô rô; Sau: Sấu; Vv: Vò vọ; Thr: Thị rừng; Cl: Cà lồ; CLK: Các loài khác

Từ kết quả của bảng 4.3 ta có công thức tổ thành của 6 ô tiêu chuẩn trên 3 trạng thái rừng lần lượt như sau:

Trạng thái IIIA1:

OTC 1: 8.3 De + 7.6 Ch + 5.3 Cs + 3.9 Tr + 75.1 CLK OTC 2: 13.3 Hk + 5.3 Ng – 4.9 Tr – 4.2 Cs + 72.3 CLK

Trạng thái IIIA2:

OTC 3: 21.1 Cc + 5.9 Ng – 4.3 Chl – 4.0 Nh – 4.0 Lng + 60.7 CLK OTC 4: 7.9 Cl + 7.5 Muc + 6.4 Nag + 5.5 Du + 5.3 Nh + 5.2 De + 5.1 G + 57.0 CLK

Trạng thái IIIB:

OTC 5: 11.9 Sau + 11.2 Lng + 11.1 Nag + 8.4 C + 5.9 Oro + 5.8 Thr + 45.7 CLK

OTC 6: 12.8 Nag + 9.8 Sau + 7.5 Lng + 6.4 Vv + 6.3 Thr + 5.1 Cl + 52.1 CLK

Kết quả Bảng 4.3 cho thấy, số loài cây trong mỗi OTC biến động từ 36 đến 59 loài nhưng số loài cây tham gia vào công thức tổ thành chỉ có từ 4 đến 7 loài. Kết quả này cũng tương tự như trong nghiên cứu của Võ Hiền Tuân (2017) [52] khi nghiên cứu cấu trúc tổ thành tầng cây cao của trạng thái IIIA1, IIIA2 và IIIB tại khu vực miền Trung Việt Nam đã cho thấy số loài cây tham gia vào công thức tổ thành cả 3 trạng thái trên chỉ có 7 loài hay Phạm Quý Vân (2018) khi nghiên cứu về cấu trúc tổ thành tầng cây cao cho trạng thái rừng tự nhiên IIIA tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định cũng cho thấy số loài tham gia vào công thức tổ thành chỉ có từ 3 - 6 loài.

Giá trị về chỉ số quan trọng IV% của các loài ưu thế có biến động từ 3,9% (loài Trâm ở OTC 1 trạng thái rừng IIIA1) đến 21.1% (loài Chành chành ở OTC 3 trạng thái rừng IIIA2). Thành phần loài trong CTTT của 3 trạng thái rừng không khác nhau nhiều, tuy nhiên tỷ lệ tổ thành của mỗi loài lại có sự khác nhau và ít loài cây có giá trị về mặt kinh tế. Ở trạng thái rừng IIIA1, các loài cây ưu thế chủ yếu là Cồng sữa và Trâm. Các loài cây ưu thế ở trạng thái rừng IIIA2 chủ yếu là Chành chành, Ngát, Cà lồ, Mức và trạng thái rừng IIIB là Sấu, Lọ nghẹ, Nang

Nhìn chung cấu trúc tổ thành loài cây cao của ba trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu có nhiều loài cây hỗn giao, số loài cây có mặt trong lâm phần

lớn, số lượng loài và số lượng cá thể trong mỗi loài cây ưu thế xuất hiện ở từng OTC có sự khác biệt, cây có giá trị về mặt kinh tế có số lượng không đủ tham gia công thức tổ thành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm cấu trúc và tái sinh của các trạng thái rừng tự nhiên tại vườn quốc gia vũ quang, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)