Nghiên cứu về đa dạng loài cây gỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm cấu trúc và tái sinh của các trạng thái rừng tự nhiên tại vườn quốc gia vũ quang, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 29 - 33)

Phùng Đình Trung (2007), khi so sánh tính đa dạng loài của khu vực phía Bắc và phía Nam đèo Hải Vân đã dựa trên cơ sở các chỉ số đa dạng: Chỉ số mức độ phong phú của Kjayaraman, chỉ số Shannon-Weiner, chỉ số Simpson, chỉ số đa dạng bằng lý thuyết thông tin, chỉ số hợp lý và tác giả đưa ra một số nhận định: Mức độ phong phúcủa loài cũng như mức độ đa dạng loài tầng cây gỗ và sự đồng đều về số lượng cá thể trong một loài ở các khu rừng phía Bắc cao hơn ở phía Nam đèo Hải Vân.

Võ Hiền Tuân (2017) [47] khi so sánh một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài tầng cây cao của trạng thái IIIA1, IIIA2 và IIIB tại khu vực miền Trung cũng sử dụng chỉ số đa dạng để so sánh đa dạng loài giữa các trạng thái

rừng với nhau, kết quả cho thấy số loài biến động trong 6 ô đo đếm từ 62 đến 102 loài. Mức độ đa dạng loài cây tầng cây gỗ ở các trạng thái rừng khác nhau cũng có sự khác biệt, mức độ đa dạng của trạng thái IIIB là lớn nhất, tiếp theo là trạng thái IIIA2 và thấp nhất là trạng thái IIIA1.

Phạm Quý Vân (2018) [46], khi nghiên cứu về một số đặc điểm cấu trúc cho trạng thái rừng tự nhiên IIIA tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định cũng sử dụng các chỉ số đa dạng và hồ sơ đa dạng để so sánh đa dạng loài cây gỗ của các trạng thái rừng IIIA, kết quả cho thấy trạng thái IIIA2 đa dạng về loài cây nhất, trạng IIIA1 và IIIA3 lại không khác nhau nhiều về chỉ số đa dạng loài nhưng thành phần loài có sự khác nhau rõ rệt.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Phúc (2019) [30] cho thấy nếu tính theo chỉ số Shannon-Wiener thì đa dạng nhất là trạng thái IIIA1, thấp nhất là trạng thái IIIA2. Nếu tính theo chỉ số đa dạng theo chỉ số Simpson thì trạng thái IIIA2 đa dạng nhất, sau đó là trạng thái IIIA1 và thấp nhất là trạng thái IIIA3.

1.2.6. Tái sinh rừng

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tái sinh rừng ở nước ta nhưng tổng kết thành quy luật tái sinh cho từng loại rừng thì còn rất ít.

Trong thời gian từ năm 1962 đến năm 1969, Viện Điều tra, Quy hoạch rừng đã điều tra tình hình tái sinh tự nhiên theo các “loại hình thực vật ưu thế” rừng thứ sinh ở Yên Bái (1965), Hà Tĩnh (1966), Quảng Bình (1969) và Lạng Sơn (1969). Đáng chú ý là kết quả điều tra tái sinh tự nhiên ở vùng sông Hiếu (1962 - 1964) bằng phương pháp đo đếm điển hình. Từ kết quả điều tra tái sinh, dựa vào mật độ cây tái sinh, Vũ Đình Huề (1969) [18] đã phân chia khả năng tái sinh rừng thành 5 cấp, rất tốt, tốt, trung bình, xấu và rất xấu với mật độ tái sinh tương ứng là trên 12.000 cây/ha, 8.000 - 12.000 cây/ha, 4.000 - 8.000 cây/ha; 2.000 - 4.000 cây/ha và dưới 2.000 cây/ha. Nhìn chung nghiên cứu này mới chỉ chú trọng đến số lượng mà chưa đề cập đến chất lượng cây

tái sinh. Cũng từ kết quả điều tra trên, Vũ Đình Huề (1969) [18] đã tổng kết và rút ra nhận xét, tái sinh tự nhiên rừng miền Bắc Việt Nam mang những đặc điểm tái sinh của rừng nhiệt đới.

Khi nghiên cứu về thảm thực vật rừng Việt Nam, Thái Văn Trừng (1978) [40] đã nhấn mạnh tới ý nghĩa của điều kiện ngoại cảnh đến các giai đoạn phát triển của cây tái sinh. Theo tác giả, ánh sáng là nhân tố sinh thái khống chế và điều khiển quá trình tái sinh tự nhiên ở cả rừng nguyên sinh lẫn rừng thứ sinh.

Nguyễn Văn Trương (1983) [41] đã đề cập mối quan hệ giữa cấu trúc QXTV rừng với tái sinh tự nhiên trong rừng hỗn loài. Điều này sẽ được đề tài vận dụng trong nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến tái sinh tự nhiên, đặc biệt là độ tàn che của tán rừng.

Hiện tượng tái sinh lỗ trống ở rừng thứ sinh Hương Sơn, Hà Tĩnh đã được Phạm Đình Tam (1987) đưa ra: số lượng cây tái sinh xuất hiện khá nhiều dưới các lỗ trống khác nhau. Lỗ trống càng lớn, cây tái sinh càng nhiều và hơn hẳn những nơi kín tán.

Trần Cẩm Tú (1998) [42] tiến hành nghiên cứu tái sinh tự nhiên sau khai thác chọn ở Hương Sơn, Hà Tĩnh và đã rút ra kết luận: áp dụng phương thức xúc tiến tái sinh tự nhiên có thể đảm bảo khôi phục vốn rừng, đáp ứng mục tiêu sử dụng tài nguyên rừng bền vững.

Nguyễn Mạnh Tuyên (2009) [46] khi nghiên cứu cấu trúc tổ thành tầng cây cao của rừng đặc dụng tại Hương Sơn - Mỹ Đức - Hà Nội cho thấy tổ thành cây tái sinh ở các trạng thái như sau: Trạng thái IIB mật độ cây tái sinh dao động 4.400 - 6.320 cây/ha, số loài tham gia vào công thức tổ thành là 35 loài trong đó có 21 loài có hệ số tổ thành lớn hơn 0,5. Trạng thái IIIA1: Mật độ cây tái sinh dao động từ 5.440 – 5.920 cây/ha số loài tham gia vào công thức tổ thành là 37 loài trong đó 21 loài có hệ số tô thành lớn hơn 0,5. Số cây tái sinh tập trung chủ yếu ở cấp chiều cao từ 0,5 - 1,5m sau đó giảm dần khi

cỡ chiều cao tăng lên. Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng từ 20 - 37,8% chiếm tỷ lệ tương đối thấp.

Nguyễn Văn Hồng (2010) [17] khi nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên tại BQL rừng đặc dụng Hương Sơn, Hà Tĩnh cho thấy tái sinh chủ yếu là cây ưa sáng trong giai đoạn đầu, hầu hết các loài cây sinh trưởng trung bình, mật độ tái sinh ở trạng thái IIB là 5.680 cây/ha, IIIA1 5.360 cây/ha, phần lớn có nguồn gốc từ hạt 78,1%, phẩm chất tái sinh trung bình. Cây tái sinh thưa thớt trên sườn và đỉnh núi đặc biệt là cây tái sinh có triển vọng do lớp thực vật quá dày ảnh hưởng đến số lượng cũng như chất lượng cây tái sinh. Cây tái sinh chủ yếu tập trung ở cỡ chiều cao 0,5 - 1,5 m sau đó giảm dần khi cỡ chiều cao tăng lên.

Lê Hồng Việt (2012) [51] khi nghiên cứu về tái sinh của ba trạng thái rừng, rừng trung bình, rừng nghèo ở khu vực Mã Đà, tỉnh Đồng Nai cho thấy tái sinh dưới tán rừng ở đây diễn ra rất tốt, mật độ cây tái sinh trung bình dao động từ 24.000 cây/ha (trạng thái rừng giàu) đến 28.500 cây/ha (trạng thái rừng nghèo).

Phùng Văn Khang (2014) [21] khi nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới ở khu vực mã Đà tỉnh Đồng Nai cho thấy mật độ cây tái sinh dưới tán ba trạng thái rừng IIB, IIIA3 và IIIA3 tương ứng là 11.700, 11.100 và 9.400 cây/ha; đa phần cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt và sinh trưởng tốt.

Võ Hiền Tuân (2017) [47] khi nghiên cứu về tái sinh của trạng thái IIIA1, IIIA2 và IIIB tại khu vực miền Trung Việt Nam cho thấy trạng thái IIIA1 có 10 -16 loài, trong đó có 5 - 7 loài tham gia vào công thức tổ thành. Các con số này tương ứng ở hai trạng thái IIIA2 và IIIB là 36 - 41 loài, 5 - 7 loài; 38 - 44 loài, 6 loài. Mật độ cây tái sinh của ba trạng thái rừng này là 1.200 cây/ha - 1.508 cây/ha, 7.446 cây/ha - 8.246 cây/ha và 7.569 cây/ha - 8.246 cây/ha. Phần lớn các cây tái sinh có phẩm chất tốt (chiếm từ 70,9%

đến 92,3%), trung bình chiếm từ 2,6% đến 22,8% và tỷ lệ cây có phẩm chất xấu thấp (chiếm từ 0% đến 6,3%).

Phạm Quý Vân (2018) [46], khi nghiên cứu về tái sinh cho trạng thái rừng tự nhiên IIIA tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định cho thấy ở 3 trạng thái rừng không có sự sai biệt nhiều về số lượng cây tham gia vào tổ thành, dao động 5 - 6 loài. Số lượng loài cây tái sinh ở trạng thái IIIA2 là lớn nhất với 33 loài, trạng thái IIIA1 và trạng thái IIIA3 có 29 loài. Về mật độ cây tái sinh thì trạng thái IIIA3 có số lượng cây tái sinh cao nhất với 9.216 cây/ha; trạng thái IIIA1 có số lượng cây tái sinh cao thứ 2 là 8.800 cây/ha; trạng thái IIIA2 có số lượng cây tái sinh thấp nhất 4.904 cây/ha. Ở cả ba trạng thái thì tái sinh tự nhiên có nguồn gốc từ hạt chiếm 79,76%, có nguồn gốc từ chồi chiếm 25,38%. Trong đó tỷ lệ chất lượng cây tốt đạt 54,55%, trung bình 32,36%, xấu 13,09%.

Nguyễn Quang Phúc (2019) [30] khi nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh của các trạng thái rừng tại tỉnh Sơn La cho thấy mật độ cây tái sinh khá cao. Trạng thái IIIA3 có số lượng cây tái sinh nhiều nhất là 14.458 cây/ha, sau đó đến trạng thái IIIA2 (8.750 cây/ha) và ít nhất là trạng thái IIIA1 (7.542 cây/ha). Cây tái sinh chủ yếu có nguồn gốc từ hạt (trên 60% cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt) và chất lượng cây tái sinh có phẩm chất tốt và trung bình chiếm tỉ lệ cao (trên 80% cây tái sinh có phẩm chất tốt và trung bình), cây tái sinh có chất lượng xấu chiếm tỉ lệ thấp (dưới 10% cây tái sinh có chất lượng xấu). Cây tái sinh cấp 6, cấp 7 (> 3m) chiếm tỉ lệ từ 2,9 % đến 22,1 %.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm cấu trúc và tái sinh của các trạng thái rừng tự nhiên tại vườn quốc gia vũ quang, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)