Các hệ sinh thái cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm cấu trúc và tái sinh của các trạng thái rừng tự nhiên tại vườn quốc gia vũ quang, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 55 - 56)

Hệ sinh thái rừng với diện tích gần 53.000 ha: bao gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất nhưng chiếm ưu thế nhất là rừng đặc dụng cho nên khu hệ động thực vật ở đây rất đa dạng và phong phú.

Vườn quốc gia Vũ Quang gồm có 5 kiểu rừng chính được phân chia theo các đai cao khác nhau:

Bảng 3.1. Các kiểu rừng trên đai cao khác nhau

TT Kiểu rừng, đai

cao Đặc trưng, phân bố Loại thảm và loài đại diện

1

Thường xanh trên đất thấp; 100 – 300 m

Rừng ở đây bao gồm trảng cỏ, cây bụi, nhưng chủ yếu đây là rừng thứ sinh phục hồi trên đất thấp; ở phía Bắc và Đông Bắc của VQG

Rừng trồng;Thảm cây bụi; Rừng thứ sinh;Rừng ven sông;Rừng nguyên sinh dọc theo các sườn dốc;Các “đảo” sông ngập nước tạm thời;Rừng trên các đỉnh đồi; Rừng dọc theo sườn dốc

2

Thường xanh trên đồi núi thấp; đai 300 - 1.000 m

Rừng ở đai này chủ yếu là rừng thứ sinh có trữ lượng lớn. Ở trung tâm của VQG

TT Kiểu rừng, đai

cao Đặc trưng, phân bố Loại thảm và loài đại diện

3

Thường xanh trung bình; đai 1.000 - 1.400 m

Kiểu rừng này chủ yếu các loài cây lá rộng, cũng có một số loài cây lá kim. Phân bố dọc theo dải hẹp, chạy dài liên tục từ phía Bắc đến Đông Nam VQG.

Kim giao Podocarpaceae, Hoàng đàn- Cupressaceae, Pơ mu- Fokienia hodginsii.

4

Thường xanh trên núi cao; đai 1.400- 1.900 m

Kiểu rừng này có một số loài cây lá kim chiếm ưu thế

Họ Côm Eleocarpaceae, họ dẻ

Fagaceae, Long não

Lauracaea, Mộc lan

Magnoliaceae.

Đặc biệt ở đây có loài Du sam

Keteleeria evelyniana. 5 Rừng lùn trên đỉnh và cận đỉnh; đai trên 1.900 m

Trên các đai cao này liên tục có mây mù che phủ, độ ẩm lớn thuận lợi cho việc phát triển kiểu rừng lùn.

Đỗ quyên Rhododendron sp.

cùng với các loài cây thuộc họ Dẻ- Fagaceae, Long não-

Lauraceae và họ Côm-

Elaeocarpaceae

Ngoài hệ sinh thái rừng đặc trưng, VQG Vũ Quang cũng có HST thủy vực (sông suối, hồ…). Đặc trưng nhất là Hồ chứa nước Ngàn Trươi với diện tích 4.000 ha, dung tích 775 triệu m3. Đây được coi là một trong ba hồ chứa lớn nhất tại Việt Nam (tương ứng với hồ Dầu Tiếng và hồ Cửa Đạt).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm cấu trúc và tái sinh của các trạng thái rừng tự nhiên tại vườn quốc gia vũ quang, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)