- Về lâm sàng
Corticoid là thuốc được chỉ định đầu tay trong điều trị Pemphigus. Có lẽ người ta muốn tác dụng kháng viêm và ức chế miễn dịch nhanh chóng của Corticoid để cải thiện sớm lâm sàng cho bệnh nhân. Nhóm thuốc này có thể
sử dụng cho tất cả các thể với tất cả các mức độ bệnh. Đặc trưng của phản ứng viêm là hiện tượng bạch cầu thoát mạch và xâm nhiễm vào mô bị viêm [45]. Corticoid toàn thân có tác dụng rõ rệt lên các đại thực bào, làm hạn chế khả năng thực bào, hạn chế khả năng diệt vi sinh vật và hạn chế việc sản xuất ra các Interferon - gama, Interleukin - 1, chất gây sốt…Ngoài tác dụng ức chế hoạt động của bạch cầu, corticoid còn làm giảm tổng hợp prostaglandin do ức chế phospholipase A2, làm giảm sự xuất hiện Cyclooxygenase ở những tế bào viêm, do đó làm giảm lượng enzym để sản sinh prostaglandin dẫn đến giảm viêm [45], [51]. Có lẽ chính tác dụng chống viêm mạnh, thông qua nhiều cơ chế khác nhau của Corticoid đã làm cho biểu hiện của phản ứng viêm trong Pemphigus giảm nhanh, nhận thấy rõ trên lâm sàng.
Kết quả nghiên cứu bảng 3.17 cho thấy: Tiến triển bệnh liên quan đến thời gian điều trị. Sau 4 tuần điều trị tỷ lệ bệnh nhân tiến triển tốt tăng từ 46,2 % lên 80,8 %, tỷ lệ tiến triển xấu giảm từ 34,6 % xuống còn 7,7 %. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Mức độ bệnh được thuyên giảm sau 4 tuần điều trị: mức độ bệnh trung bình giảm từ 73,1 % xuống còn 30,8%, mức độ bệnh nhẹ tăng từ 7,7% lên 53,8% (bảng 3.18). Sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
- Về xét nghiệm
Có sự liên quan giữa số lượng bạch cầu với thời gian điều trị với p. Trước điều trị có 9 BN có chỉ số BC tăng > 10G/l, sau 4 tuần chỉ còn 6 BN. Trước điều trị không có BN nào BC giảm <4G/l, nhưng trong quá trình điều trị đã có 4 BN BC giảm <4G/l chiếm 15,4%. Trong đó có 1 BN giảm cả 3 dòng.
- Trong quá trình điều trị, 4 BN có Glucose máu tăng ≥ 7mmol/l. Mặc dù sử dụng Insulin điều chỉnh đường huyết nhưng chỉ số đường huyết vẫn còn rất cao (cao nhất 22,9mmol/l). Trong 4 tuần điều trị có 3 BN tăng men gan, 2 BN tăng chỉ số thận (thường gấp 5 lần). Các chỉ số xét nghiệm thay đổi có ý nghĩa ở
tuần thứ 3 và tuần thứ 4 của đợt điều trị tương ứng với tiến triển tốt của bệnh nhưng chậm hơn so với các thay đổi lâm sàng. Chúng tôi chưa tham khảo được công trình nghiên cứu nào với cỡ mẫu lớn phân tích những thay đổi sinh hóa máu của bệnh nhân Pemphigus trước và sau điều trị. Những nghiên cứu mà chúng tôi tham khảo được mới đưa ra nhận xét có sự liên quan giữa tăng số lượng BC, giảm Protein toàn phần và rối loạn điện giải với mức độ nặng của bệnh. Do đó chúng tôi chưa có điều kiện bàn luận và so sánh nghiên cứu của mình với các tác giả khác.
Trước đây, để đánh giá tiến triển của bệnh Pemphigus, các bác sỹ chủ yếu dựa vào các biểu hiện lâm sàng. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, những thay đổi cận lâm sàng cũng rất quan trọng giúp choviệc đánh giá theo dõi tiến triển của bệnh. Đặc biệt là những thay đổi về số lượng BC, tình trạng giảm Protein máu, glucose, điện giải đồ.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.17), sau 4 tuần điều trị có 80,8% bệnh nhân đạt kết quả tốt. Kết quả có sự khác biệt là do chúng tôi đã áp dụng phương pháp điều trị dựa trên phân loại mức độ nặng của bệnh. Chỉ điều trị Corticoid đơn thuần cho những bệnh nhân mới bị bệnh lần đầu, mức độ bệnh quá nặng (theo dõi nhiễm trùng huyết), bệnh nhẹ. Còn các nghiên cứu của tác giả khác dùng kháng sinh đơn thuần cho bệnh nhân nhẹ.
Sau 4 tuần, nhóm điều trị Corticoid đơn thuần vẫn còn 2 BN (7,7%) tiến triển xấu. Những BN này vẫn còn sốt trên 380
C, tiếp tục xuất hiện mụn nước bọng nước mới, tổn thương da trợt ướt chảy dịch nhiều, xét nghiệm thấy số lượng bạch cầu vẫn trên 10G/l, Protein TP <65g/l. Một số bệnh nhân vẫn tiến triển chậm sau 4 tuần điều trị bằng Corticoid đơn thuần. Điều đó cho thấy bệnh Pemphigus tiến triển rất phức tạp và đáp ứng điều trị phụ thuộc vào từng bệnh nhân. Mặc dù vẫn còn một tỷ lệ bệnh nhân chưa đáp ứng tốt sau 4 tuần điều trị,
nhưng chúng tôi nhận thấy rằng sử dụng Corticoid đơn thuần là lựa chọn ưu tiên cho điều trị bệnh Pemphigus cho tất cả các thể với các mức độ bệnh.