TT Danh mục DA khu nhà ở Thăng Long
Tiền (đồng) Cơ cấu (%)
1 Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp 105.8526.091 21,36
2 Hỗ trợ ổn định đời sống 120.862.581 2,44 3 Hỗ trợ đất vườn 2.725.925.617 54,99 4 Hỗ trợ tái định cư 60.4297.152 12,19 5 Hỗ trợ di chuyển nhà 238.931.635 4,82 6 Hỗ trợ thuê nhà 208.253.819 4,20 Tổng 4.956.796.895 100,00
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường, 2019)
Qua bảng 3.7 cho thấy bên cạnh công tác bồi thường đất và tài sản trên đất thì công tác hỗ trợ người dân bị thu hồi đất là một trong những nội dung được Nhà nước và chính quyền địa phương quan tâm khi phê duyệt các dự án đầu tư. Làm tốt công tác hỗ trợ người dân bị thu hồi đất không chỉ giúp người dân mất đất nhanh chóng ổn định đời sống và ổn định sản xuất mà còn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở.
Hình 3.4. Cơ cấu % các khoản hỗ trợ của dự án khu nhà ở Thăng Long
Dự án xây dựng khu nhà ở Thăng Long trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã tiến hành tính toán và chi trả tiền hỗ trợ cho các hộ dân bị thu hồi đất trong khu vực giải phóng mặt bằng theo 6 danh mục hỗ trợ với tổng kinh phí trên 4,9 tỷ đồng.
Kinh phí hỗ trợ đất vườn của dự án xây dựng khu nhà ở Thăng Long là lớn nhất chiếm 54,99% tổng kinh phí hỗ trợ của dự án. Nguyên nhân là do, theo Quyết định 2065/QĐ-UBND ngày 17/07/2018 của UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Quy định về phê duyệt giá đất để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng tại một số dự án trên địa bàn thành phố Thái Nguyên thì đất vườn cùng thửa với đất ở nhưng không được công nhận là đất ở thì sẽ được hỗ trợ 35% giá đất ở của thửa đất ở bị thu hồi. Cụ thể:
- Hỗ trợ di chuyển: Hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nước thu hồi đất ở có nhà ở mà phải di chuyển chỗ ở với khoảng cách dưới 10 km được hỗ trợ 3.300.000 đồng/hộ.
- Hỗ trợ tiền thuê nhà trong thời gian tạo lập chỗ ở mới: Hộ gia đình bị
thu hồi đất ở, không còn chỗ ở nào khác (có xác nhận của Chính quyền địa phương) trong thời gian chờ tạo lập chỗ ở mới được hỗ trợ tiền thuê nhà ở trong thời gian 4 tháng. Mức Hỗ trợ là: 350.000 đồng/tháng x 3 tháng x số khẩu = 1.150.000 đồng/hộ x số khẩu.
- Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất: Các đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất phải là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đồng thời có tỷ lệ mất đất nông nghiệp từ 30% trở lên.
21.36
2.44
54.99 12.19
4.82 4.20
Cơ cấu % các khoản hỗ trợ khu nhà ở Thăng Long
Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp Hỗ trợ ổn định đời sống
Hỗ trợ đất vườn Hỗ trợ tái định cư
Hỗ trợ di chuyển nhà Hỗ trợ thuê nhà
+ Trường hợp bị thu hồi đất nông nghiệp từ 30% - 70%: được hỗ trợ trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ là 18 tháng; Mức hỗ trợ được hưởng 40kg gạo/khẩu/tháng. Đơn giá gạo được tính tại thời điểm thu hồi đất.
+ Trường hợp bị thu hồi > 70% đất nông nghiệp đang sử dụng: được hỗ trợ trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ là 30 tháng; Mức hỗ trợ được hưởng 40kg gạo/khẩu/tháng. Đơn giá gạo được tính tại thời điểm thu hồi đất.
- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp khi nhà nước thu hồi diện tích đất nông nghiệp được giao, được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp. Mức hỗ trợ theo quy định bằng 1,5 lần giá đất theo mục đích sử dụng tại vị trí thu hồi.
- Các hỗ trợ khác:
+ Hỗ trợ giá đất vườn: Ngoài các khoản hỗ trợ trên các hộ bị thu hồi đất vườn còn được hỗ trợ giá đất vườn: Là đất trong cùng thửa đất có nhà ở không được gọi là đất ở mức hỗ trợ theo quy định bằng 35% giá đất ở tại vị trí thu hồi nhưng tổng mức bồi thường, hỗ trợ không vượt quá giá đất ở tại vị trí thu hồi.
3.2.2.4. Các khoản kinh phí khác để thực hiện dự án khu dân cư Thăng Long
Theo Quyết định số 2065/QĐ-UBND ngày 17/07/2018 của UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Quy định về phê duyệt giá đất để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng tại một số dự án trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, quy định về chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường có trách nhiệm lập dự toán chi phí cho công tác này của từng dự án, kinh phí dùng để chi in ấn tài liệu, văn phòng phẩm, xăng xe, hậu cần phục vụ và các khoản phục vụ cho bộ máy quản lý được tính theo nhu cầu thực tế của từng dự án. Bao gồm:
- Kinh phí đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được trích không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án.
- Mức chi phí cho công tác thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư không quá 10% tổng mức chi phí làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Bảng 3.8. Kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án xây dựng khu nhà ở Thăng Long
TT Danh mục Số tiền (đồng) Cơ cấu (%)
1 Kinh phí thẩm định 270.466.016 9,10
2 Kinh phí thực hiện BT-GPMB 2.704.660.158 90,90
Tổng 2.975.126.174 100,00
(Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi trường, 2019)
Kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án xây dựng khu nhà ở Thăng Long là 2,97 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí thẩm định là 270.466.016 đồng, kinh phí bồi thường, hỗ trợ của cả dự án và kinh phí thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng là 2,7 tỷ đồng.
3.2.2.5. Tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi giải phóng mặt bằng dự án xây dựng khu nhà ở Thăng Long
Tổng hợp kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng khu nhà ở Thăng Long trên địa bàn thành phố Thái Nguyên được thể hiện chi tiết qua bảng 3.9.
Bảng 3.9. Tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án xây dựng khu nhà ở Thăng Long trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
TT Danh mục bồi thường, hỗ trợ,
kinh phí khác Số tiền (đồng) Cơ cấu (%)
1 Bồi thường đất 100.931.165.780 73,03
2 Bồi thường tài sản trên đất 29.345.045.217 21,23
3 Các khoản hỗ trợ 4.956.796.895 3,59
4 Kinh phí thực hiện BT-GPMB 2.975.126.174
2,15
Tổng 138.208.134.066 100,00
Qua bảng 3.9 cho thấy: Kinh phí để thực hiện dự án được tính toán và chi trả theo 4 danh mục là bồi thường đất, bồi thường tài sản trên đất, các khoản hỗ trợ và kinh phí thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng. Trong đó: Dự án xây dựng khu nhà ở Thăng Long có tổng kinh phí là 138,2 tỷ đồng. Kinh phí chiếm tỷ lệ nhiều nhất là bồi thường đất với số tiền là 100,9 tỷ đồng chiếm 73,03% tổng kinh phí của cả dự án. Thứ hai là kinh phí dành cho bồi thường đất chiếm 21,23% tổng kinh phí của dự án. Thứ ba là kinh phí dành cho các khoản hỗ trợ chiếm 3,59% và kinh phí thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng chiếm 2,15% tổng kinh phí của dự án.
Bảng 3.10. Tổng hợp kinh phí thực hiện bồi thường hỗ trợ, tái định cư với kinh phí dự kiến (kế hoạch)
Đơn vị: đồng
TT Danh mục bồi thường, hỗ trợ,
kinh phí khác Kinh phí thực hiện
Kinh phí dự kiến (kế hoạch)
1 Bồi thường đất 100.931.165.780 98.546.298.176
2 Bồi thường tài sản trên đất 29.345.045.217 27.908.237.458
3 Các khoản hỗ trợ 4.956.796.895 4.360.135.283
4 Kinh phí thực hiện BT-GPMB 2.975.126.174 2.642.456.353
Tổng 138.208.134.066 133.457.127.270
(Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi trường, 2019)
Qua bảng 3.10 cho thấy kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ GPMB là 138,45 tỷ đồng, nhiều hơn so với kinh phí dự kiến (kế hoạch) là 4,75 tỷ đồng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng kinh phí như: thời gian thực hiện công tác kiểm kê, đo đếm kéo dài; giá đất có sự chênh lệch giữa các vị trí khác nhau và thời điểm chi trả; tài sản trên đất phức tạp nhiều chủng loại cây có giá trị cao; đất cây lâu năm gắn liền với đất ở...Tuy nhiên, sự chênh lệch về mặt tài chính này đã được nhà đầu tư nắm bắt kịp thời và chủ động được về nguồn vốn chênh lệch này, đảm bảo đúng tiến độ của dự án đã đề ra.
3.3. Đánh giá tác động của việc thực hiện chính sách BTGPMB của dự án Xây dựng khu nhà ở Thăng Long, phường Túc Duyên, đến đời sống của người dân bị dựng khu nhà ở Thăng Long, phường Túc Duyên, đến đời sống của người dân bị thu hồi đất
3.3.1. Đánh giá tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống của người dân bị thu hồi đất bằng đến đời sống của người dân bị thu hồi đất
3.3.1.1. Đánh giá ảnh hưởng của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống người dân về kinh tế
Dự án có tầm quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của thành phố Thái Nguyên nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung. Do đó, dù số hộ bị thu hồi đất và ảnh hưởng của dự án lớn với diện tích thu hồi lớn, song nhìn chung thu nhập bình quân của các hộ đều tăng so với trước khi thu hồi đất. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.11 và bảng 3.12.
Bảng 3.11: Thu nhập bình quân nhân khẩu/tháng theo nguồn thu nhập của các hộ dân tại dự án
STT Các nguồn thu nhập
Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất Giá trị (1000 đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (1000 đồng) Cơ cấu (%)
1 Thu từ nông nghiệp 2.965,29 55,36 1.797,27 25,25
2 Lúa 782,16 14,60 265,67 3,73
3 Rau màu 1613,62 30,13 1065,74 14,97
4 Chăn nuôi 569,51 10,63 465,86 6,54
5 Thu từ phi nông nghiệp 2.390,64 44,64 5.321,71 74,75
6 Buôn bán nhỏ 716,84 13,38 1,206,78 16,95
7 Dịch vụ 585,93 10,94 1,083,54 15,22
8 Làm công ăn lương 908,57 16,96 2,161,96 30,37
9 Trợ cấp 32,81 0,61 123,95 1,74
10 Lao động thời vụ 80,62 1,51 180,56 2,54
11 Thu từ nguồn khác 65,87 1,23 564,92 7,94
Tổng thu nhập 5.355,93 100,00 7.118,98 100,00
Qua bảng 3.11 cho thấy thu nhập bình quân nhân khẩu /tháng sau khi bị thu hồi đất tăng tăng từ 5.355,93 nghìn đồng lên 7.118,98 nghìn đồng. Trong đó thu nhập từ nông nghiệp có xu hướng giảm so với trước khi bị thu hồi đất, từ 2.965,29 nghìn đồng xuống còn 1.797,27 nghìn đồng, nguyên nhân là do các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp đã chuyển từ lao động nghiệp sang lao động phi nông nghiệp, hoặc vừa lao động nông nghiệp vừa buôn bán để tăng thêm thu nhập cho gia đình hoặc diện tích nông nghiệp bị thu hồi một phần nên trong thời gian nông nhàn người dân địa phương đi làm thuê để thêm thu nhập.