Phân tích hồi quy đa biến:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 49 - 51)

Trước hết ta tiến hành phân tích tương quan Pearson nhằm kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với biến độc lập.

Giá trị Sig giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc đều nhỏ hơn 0.01 vì vậy hệ số tương quan Pearson có ý nghĩa thống kê.

Bảng 4.6: Phân tích tương quan Pearson

(Nguồn: số liệu được tổng hợp từ SPSS)

Phân tích hồi quy nhằm tìm ra mối quan hệ phụ thuộc của biến phụ thuộc với các biến độc lập nhằm mục đích ước lượng giá trị của biến phụ thuộc khi biết được giá trị của biến độc lập.

Mô hình tổng quát của hồi quy tuyến tính:

CLDV= 𝛽0 + 𝛽1𝑆𝑇𝐶 + 𝛽2𝐷𝑈 + 𝛽3𝑆𝐷𝐶 + 𝛽4𝑁𝐿𝑃𝑉 + 𝛽5𝐻𝐻 + 𝜀

Với:

STC: Sự tin cậy DU: Đáp ứng

SDC: Sự đồng cảm NLPV: Năng lực phục vụ HH: Sự hữu hình

Kết quả phân tích hồi quy đa biến:

Bảng 4.7: Hệ số hồi quy đa biến

(Nguồn: số liệu được tổng hợp từ SPSS)

Giá trị Sig của kiểm định F là 0.000<0.05 như vậy mô hình tuyến tính được xây dựng phù hợp với tổng thể.

Bảng 4.8: Tóm tắt mô hình (Model Summary)

(Nguồn: số liệu được tổng hợp từ SPSS)

Ta có R2 của mô hình bằng 0.644 và R2 hiệu chỉnh bằng 0.635 phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Cụ thể các biến độc lập ảnh hưởng 63.5% đến sự thay đổi của biến phụ thuộc.

Durbin-Watson dùng để kiểm định hiện tượng tự tương quan trong phần dư. Với d=1.935, n=200, k’=5. Tra bảng Durbin-Watson với mức ý nghĩa 5% có dL=1.718 va dU=1.820. Vì dU<d<(4-dL) nên có thể kết luận không có tự tương

quan trong phần dư.

Hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) của các biến độc lập trong mô hình đều bằng 1 (nhỏ hơn 2) cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.

Với mức ý nghĩa 0.05, các biến sự tin cậy, tính đáp ứng, sự đồng cảm, năng lực phục vụ, sự hữu hình đều được chấp nhận (có mức ý nghĩa < 0.05).

Bảng 4.9: Hệ số hồi quy (Coefficients)

(Nguồn: số liệu được tổng hợp từ SPSS)

Ta có phương trình:

CLDV= -0.626+0.382STC + 0.105HH + 0.168DU + 0.375NLPV + 0.121SDC

Các yếu tố sự tin cậy, sự hữu hình, tính đáp ứng, năng lực phục vụ, sự đồng cảm đều ảnh hưởng cùng chiều với chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)