2. Mục tiêu và ý nghĩa của nghiên cứu
3.2.1. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Vân Đồn
Theo báo cáo của Phòng TN&MT năm 2019, công tác quản lý đất đai của huyện Vân Đồn được thực hiện theo đúng 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai theo hướng chuyên môn hóa: các nội dung nghiệp vụ, mang tính kỹ thuật nhiều như cấp GCNQSDĐ, đăng ký QSDĐ, KHSDĐ, thực hiện giao đất, đấu giá QSDĐ, thống kê kiểm kê... do các cơ quan dịch vụ hành chính công là Văn phòng đăng ký QSDĐ và Trung tâm phát triển quỹ đất thực hiện. Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng thẩm định, tham mưu UBND huyện để ra quyết định về các vấn đề liên quan đến đất đai và môi trường. Việc phân công và tổ chức theo hướng này đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai. Kết quả cụ thể như sau:
3.1.3.1. Ban hành các văn bảnquyphạm phápluật về quản lý, SDĐđai vàtổ chứcthựchiện cácvănbảnđó
Ngoài việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai do Bộ TNMT và các bộ ngành liên quan ban hành thì huyện Vân Đồn đã tổ chức thực hiện kịp thời, đầy đủ các văn bản mà UBND tỉnh đã ban hành. UBND huyện cũng tổ chức nhiều hội nghị tập huấn cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về địa chính - xây dựng. Ngoài ra, huyện còn tổ chức các hội thi, hội thảo; tuyên truyền qua hệ thống phát thanh, truyền hình của huyện, xã, thị trấn; tổ chức tuyên truyền, lồng ghép, học tập các văn bản pháp luật đất đai thông qua các buổi sinh hoạt của cụm dân cư.
3.1.3.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,lập bảnđồhànhchính
Trong giai đoạn 2015 - 2019 huyện đã tổ chức thực hiện tốt các văn bản về quản lý SDĐ, đã xác định địa giới hành chính theo Chỉ thị 364/CT; tiến hành đo đạc thành lập bản đồ địa chính, tổ chức công tác đánh giá phân hạng đất; xây dựng bản đồ hiện trạng SDĐ; thực hiện tốt công tác thống kê, kiểm kê đất đai.
3.1.3.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiệntrạngsửdụngđấtvàbảnđồquyhoạchsửdụngđất
Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ hiện trạng SDĐ và bản đồ QHSDĐ được triển khai khá tốt, cơ bản đáp ứng được mục tiêu của ngành. Ngoài ra, việc đo đạc lập bản đồ phục vụ cho công tác đa dạng hóa nông nghiệp, giao đất, cho thuê đất, cấp GCNQSDĐ cũng được thực hiện tốt.
Bên cạnh đó, công tác xây dựng bản đồ hiện trạng SDĐ cũng đã được triển khai thực hiện theo quy định của Luật Đất đai. Tính đến nay công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng SDĐ thực hiện tại 2 cấp từ xã đến cấp huyện đã cơ bản hoàn thành.
3.1.3.4. Quảnlýquyhoạch,kếhoạchsử dụngđất
Sau khi luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành và theo chỉ đạo, hướng dẫn của sở TNMT, phòng TNMT tham mưu UBND huyện lập KHSDĐ năm 2015 theo quy định và triển khai công tác lập quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh tổ chức công bố công khai nhiều quy hoạch của Khu Kinh tế Vân Đồn cùng như các quy hoạch đã được phê duyệt. Cụ thể đã thực hiện thỏa thuận 12 quy hoạch và 10 địa điểm quy hoạch; tổ chức công bố công khai 6 quy hoạch; tổ chức lấy ý kiến, tham gia ý kiến đối với 9 quy hoạch.
3.1.3.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụngđất
Công tác giao đất, cho thuê đất đã thực hiện cải cách hành chính về thủ tục; hàng năm đã giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích SDĐ để thực hiện các dự án phát triển. Phần lớn các dự án đầu tư có SDĐ được Nhà nước giao hoặc cho thuê đã được triển khai và sử dụng có hiệu quả. Một số dự án chưa được triển khai do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó chủ yếu là do khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng.
Hoàn thiện rà soát việc giao đất, thuê đất, quản lý, sử dụng đất rừng, đất nuôi trồng thủy sản của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện theo chỉ đạo của tỉnh.
Trong năm 2019, UBND huyện đã ban hành 633 quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường bổ sung cho các hộ gia đình cá nhân trên địa bàn huyện. Chỉ đạo xử lý 39 trường hợp vi phạm luật đất đai, khắc phục hậu quả vi phạm đất đai trên địa bàn các xã, thị trấn.
3.1.3.6.Quảnlýviệc bồithường,hỗ trợ,táiđịnhcưkhithuhồiđất
Thực hiện nhiệm vụ trong công tác THĐ, bồi thường giải phóng mặt bằng hỗ trợ TĐC, phòng đã chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xác định loại đất, làm cơ sở xây dựng phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng của các dự án.
Chủ trì triển khai xây dựng giá đất cụ thể phục vụ công tác bồi thường cho các dự án đang triển khai trên địa bàn huyện. Đây là một nhiệm vụ mới, phòng đã phối hợp với các phòng ban chuyên môn của huyện và đơn vị tư vấn để khảo sát, lập bảng giá đất cụ thể cho từng dự án để trình UBND tỉnh phê duyệt.
Tham mưu cho UBND huyện ban hành quyết định THĐ; quyết định cưỡng chế THĐ; thẩm định phương án bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn huyện; phối hợp với các cơ quan, đơn vị giải quyết các vướng mắc liên quan đến công tác THĐ bồi thường giải phóng mặt bằng.
Huyện đã thực hiện các chính sách đền bù, hỗ trợ, giải tỏa hoặc đánh thuế thỏa đáng, hỗ trợ kịp thời giải quyết tốt chỗ ở ổn định đời sống cho người dân và tạo việc làm cho người dân có đất bị thu hồi. Có chính sách ưu tiên dành đất cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại và du lịch. Có chính sách đền bù hợp lý thỏa đáng theo quy định của nhà nước khi chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào các mục đích khác bằng các biện pháp cụ thể: tiền đền bù, hỗ trợ được chuyển sang góp vốn với các đơn vị SDĐ thực hiện các công trình dự án, đào tạo nghề, sử dụng lao động đối với người mất việc làm do có đất bị thu hồi.
Đến hết năm 2019, toàn huyện triển khai thực hiện GPMB đối với 80 dự án trọng điểm. Đến nay, đã có 13 dự án cơ bản bàn giao xong mặt bằng cho chủ đầu tư, 05 dự án đã hoàn thành 90% khối lượng, các dự án còn lại đang triển khai theo kế hoạch
3.1.3.7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyềnSDĐ,quyềnsởhữunhàởvàtàisảnkhácgắn liềnvớiđất
Trong năm 2019, toàn huyện đã cấp được 2.795 GCNQSDĐ. Trong đó: cấp GCNQSDĐ lần đầu là 250 giấy; số GCNQSDĐ được cấp lại, cấp đổi là 750 trường hợp; chuyển QSDĐ và tài sản gắn liền với đất được 1.700 trường hợp; tách thửa, hợp thửa là 05 trường hợp; giao đất ở 90 trường hợp.
Lệ phí giao đất, thuế chuyển QSDĐ, lệ phí chuyển đổi mục đích SDĐ, thuế trước bạ, tiền thuê đất… được thu nộp theo đúng các quy định về tài chính. Thường xuyên thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, SDĐ đai đảm bảo việc SDĐ đúng pháp luật. Xử lý tốt các trường hợp về tranh chấp, khiếu nại QSDĐ của các tổ chức, cá nhân. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” và công khai các thủ tục về nhà đất, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đất đai.
3.1.3.8.Thốngkê,kiểmkêđấtđai
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai của huyện được thực hiện thường xuyên hàng năm và 5 năm theo quy định của Luật Đất đai nhằm phản ánh kịp thời nhu cầu SDĐ của từng ngành, lĩnh vực cũng như những biến động trong quá trình SDĐ. Từ đó có những định hướng và sự điều chỉnh kịp thời, phù hợp với các mục tiêu phát triển KTXH của huyện, cũng như định hướng phát triển chung của tỉnh.
3.1.3.9.Xâydựnghệ thốngthôngtinđấtđai
Huyện đã bổ sung và hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo phục vụ hệ thống thông tin quản lý dữ liệu hồ sơ đất đai, đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ năng lực quản trị và duy trì hoạt động của hệ thống, có khả năng sử dụng, khai thác tài nguyên trên hệ thống phục vụ cho việc quản lý Nhà nước về đất đai.
3.1.3.10.Quảnlýtàichínhvềđấtđaivàgiáđất
Từ sau khi thành lập khu kinh tế, chính sách quản lý đất đai có những thay đổi đáng kể, tình hình quản lý đã đi vào nề nếp và chặt chẽ hơn. Thực hiện tốt chính sách về thuế SDĐ và các khoản tiền có liên quan đến SDĐ, có ưu tiên theo ngành nghề, đặc biệt chính sách thuế mở theo hướng thu hút đầu tư.
Việc xây dựng bảng giá đất hàng năm trên địa bàn huyện được thực hiện kịp thời, cơ bản đáp ứng được yêu cầu đề ra, tương đối phù hợp với tình hình chuyển nhượng thực tế và sự phát triển CSHT được đầu tư ở địa phương.
Trong năm 2019, huyện đã lập phương án bổ sung các vị trí giá đất vào bảng giá đất trên địa bàn tỉnh thực hiện từ ngày 1/1/2015 đến ngày 31/12/2019. Xây dựng bảng giá đất giai đoạn 2020 – 2024 trên địa bàn huyện.
3.1.3.11.Quảnlý,giámsátviệcthực hiệnquyềnvànghĩavụcủangườisửdụngđất
Những năm qua công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người SDĐ đã được UBND huyện quan tâm thông qua việc quản lý, giám sát các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền SDĐ,... góp phần đảm bảo quyền lợi cho người SDĐ và nguồn thu ngân sách đồng thời xử lý kịp thời các sai phạm trong quá trình SDĐ.
3.1.3.12. Thanh tra, kiểm tra,giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy địnhcủaphápluậtvềđấtđaivàxửlýcácviphạmphápluậtvềđấtđai
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai đã được các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm. Huyện ủy - UBND huyện Vân Đồn đã ra nhiều văn bản, Nghị quyết trong việc thanh tra, kiểm tra đất đai trên địa bàn huyện. Việc thanh tra, kiểm tra được tăng cường từ huyện đến các cơ sở bằng việc thành lập các đoàn kiểm tra đến các cơ sở, các dự án trên địa bàn huyện. Công tác này đã góp nhần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đất đai cho người SDĐ, đưa đất đai vào sử dụng đúng mục đích, bền vững, có hiệu quả.
Hiện nay, theo ý kiến chỉ đạo của UBND huyện, phòng Tài nguyên và môi trường đang tiếp tục rà soát các trường hợp SDĐ sai mục đích có đủ điều kiện cấp GCN để hướng dẫn địa phương và các hộ gia đình, cá nhân lập hồ sơ cấp
GCNQSDĐ đất theo quy định. Phối hợp với UBND các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai của một số hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất cho thuê đất trên địa bàn; phân công cán bộ phụ trách địa bàn thường xuyên kiểm tra, thông tin về các trường hợp lấn chiếm, xây dựng trái phép; báo cáo, tham mưu cho UBND huyện các biện pháp xử lý theo quy định.
3.1.3.13.Phổbiến,giáodụcphápluật vềđấtđai
Hiện nay vấn đề phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai đã được huyện quan tâm bằng việc tổ chức các hội nghị tuyên truyền pháp luật về đất đai nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện trong các lĩnh vực về đất đai quản lý xây dựng, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa từ cơ sở. Phổ biến các vấn đề về THĐ về bồi thường hỗ trợ và TĐC khi nhà Nước THĐ, vấn đề về đăng ký đất đai, điều kiện cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liên với đất, chế độ sử dụng các loại đất, quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư SDĐ, điều kiện thực hiện, các QSDĐ, vấn đề giám sát, thanh tra, giải quyết tranh chấp khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
3.1.3.14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý vàsửdụngđấtđai
Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo được giải quyết thường xuyên tránh được những bức xúc trong việc khiếu nại tố cáo của nhân dân đồng thời xử lý kịp thời, dứt điểm các trường hợp vi phạm Luật Đất đai như SDĐ không đúng mục đích, tranh chấp, lấn chiếm,… góp phần ổn định tình hình chính trị trên địa bàn huyện.
Trong năm 2019, phòng đã tiếp nhận hơn 50 trường hợp đơn đề nghị, kiến nghị của công dân, chủ yếu trong lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng. Phòng đã tiến hành kiểm tra, xác minh và tham mưu UBND huyện trả lời theo quy định.
3.1.3.15.Quảnlýhoạtđộngdịchvụvềđấtđai
Thời kỳ trước Luật Đất đai năm 2003, việc quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai gặp rất nhiều khó khăn do chưa có bộ phận chuyên trách trong tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai. Tuy nhiên, những năm gần đây công tác này đã có những chuyển biến tích cực khi huyện triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” và công khai các thủ tục về nhà đất, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đăng ký, thế chấp, bảo lãnh bằng QSDĐ, tài sản gắn liền với đất. Với cơ chế này người dân được hướng dẫn thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của