2018.
5.2.4. Một số gợi ý hỗ trợ thêm
Gợi ý về đối nội trong nội bộ ngân hàng.
Các NHTM phổ cập những thông tư, quyết định mới của Ngân hàng Nhà Nước cho đội ngũ nhân viên nhân viên tín dụng của mình. Cần tổ chức các khóa học nghiệp vụ, hội thảo chuyên đề, các cuộc thi nâng cao kiến thức trong nội bộ để nhân viên nhân viên có cơ hội học hỏi, phát huy năng lực.
Một vấn đề khác cần các NHTM quan tâm là đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhân viên nhân viên tín dụng. Hiện nay, các ngân hàng gặp rất nhiều trường hợp nhân viên tín dụng thông đồng cùng khách hàng đi vay để bỏ qua khâu kiểm tra hồ sơ xin vay hoặc kiểm tra không nghiêm túc đã đồng ý cho vay. Việc làm này cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng tăng lên. Bởi thế nên các ngân hàng phải quan tâm nâng cao đạo đức cho đội ngũ nhân viên, tổ chức kiểm tra giám soát chéo trong nội bộ để giảm bớt tỷ lệ nợ xấu đến từ chính bên trong ngân hàng mình. Bên cạnh đó, các NHTM cũng nên có chế độ đãi ngộ hợp lý với nhân viên, khen thưởng những nhân viên có hoạt động tốt đồng thời nhắc nhỏ, kỉ luật những nhân viên làm việc chưa tốt, còn nhiều sai sót.
Gợi ý về đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cũng giống như đa dạng hóa danh mục đầu tư, sẽ giúp các ngân hàng phân tán bớt rủi ro, từ đó giảm thiểu được rủi ro. Các NHTM nên thực hiện việc đa dạng hóa các hình thức tín dụng, không chỉ tập trung cho vay một bộ phận hay một vài ngành nghề nào trong nền kinh tế mà còn tìm kiếm khách hàng tiềm năng ở những lĩnh vực khác. Theo Ngân hàng Nhà Nước, các ngân hàng ở Việt Nam đang chú trọng cho vay thương
mại, gia công và chế biến. Trong thời gian sắp tới, các ngân hàng nên tìm kiếm khách hàng cho vay ở các ngành nghề khác như xây dựng, giáo dục và đào tạo, nhà hàng-khách sạn. v,v... để có thể đa dạng hóa hoạt động tín dụng. 5.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước.
Thứ nhất, tỷ lệ nợ xấu những năm gần đây tuy đã được duy trì dưới 3% theo đúng yêu cầu của Ngân hàng Nhà Nước song vẫn là vấn đề đáng lo ngại đối với nền kinh tế. Ngân hàng Nhà Nước nên có những quy định cụ thể, nhất định về các tỷ số tài chính cho các NHTM như tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản, hệ số rủi ro tài chính, mức độ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, v.v... Ngân hàng Nhà Nước phải yêu cầu các NHTM tuyệt đối rõ ràng và chính xác trong việc tính toán những tỷ số tài chính theo đúng chuẩn mực mà NHNN đã đưa ra để đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động tín dụng chung của cả hệ thống ngân hàng.
Thứ hai, việc công bố thông tin, công khai báo cáo tài chính của các NHTM phải được Ngân hàng Nhà Nước quy định rõ ràng, cụ thể. Hiện nay, có rất nhiều NHTM vẫn chưa công khai báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của mình theo đầy đủ các năm. Điều đó gây khó khăn cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, cá nhân trong quyết định đầu tư, giao dịch với các ngân hàng đó. Hơn nữa, việc minh bạch, rõ ràng trong công khai thông tin cũng giúp cho Ngân hàng Nhà Nước và các cơ quan chức năng có thẩm quyền dễ dàng hơn trong hoạt động thanh tra, giám sát các ngân hàng để đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng ở Việt Nam.
Thứ ba, như IMF đã khuyến cao, trung bình mỗi năm tín dụng không nên tăng quá 14% ở các nước đang phát triển như Việt Nam ta. Vậy nên Ngân hàng Nhà Nước cần kiểm soát mức độ tăng trưởng tín dụng thông qua việc tùy theo năng lực của từng NHTM mà Ngân hàng Nhà Nước ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hợp lý, tránh tạo áp lực về chỉ tiêu để đảm bảo chất lượng tín dụng cũng như tránh tăng trưởng quá nóng.
Thứ tư, Ngân hàng Nhà Nước cần tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng cũng như việc thực hiện các chính sách, quy định mà chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước đưa ra của các NHTM để phát hiện ra các sai sót, các sự cạnh tranh không lành mạnh, các nguy cơ nợ xấu tiềm tàng, từ đó có sự điều chỉnh, phòng ngừa hoặc khắc phục kịp thời, triệt để.
5.4. Hạn chế của đề tài.
Về mẫu nghiên cứu:
Nghiên cứu còn bị hạn chế vì một số ngân hàng như ngân hàng Bắc Á, ngân hàng Tiên Phong, ngân hàng Đông Á, v.v... chưa công khai đầy đủ báo cáo tài chính cũng báo cáo thường niên trong suốt giai đoan 10 năm, từ 2008 đến 2018. Do đó, kết quả có thể chưa phản ánh được đầy đủ nhất về mức độ tác động của các yếu tố nghiên cứu đôi với rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ tập trung vào đối tượng là NHTM chứ chưa xét đến các loại hình ngân hàng khác như ngân hàng có 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, v.v... nên nghiên cứu chỉ có ý nghĩa đối với loại hình NHTM.
Về khoảng thời gian nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu trong luận văn là 10 năm, từ năm 2008 đến năm 2018, đây là khoảng thời gian khá dài. Song, nhiều nghiên cứu khác trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu dữ liệu trong vòng 15 đến 20 năm. Vì vậy, khoảng thời gian 10 năm có thể chưa thể hiện được tốt nhất mức độ tác động của các yếu tố đối với rủi ro tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam.
5.5. Hướng nghiên cứu kế tiếp.
Với những hạn chế còn tồn tại trong luận văn như đã nêu bên trên, người nghiên cứu đề xuất một vài hướng nghiên cứu có thể khai thác trong tương lai như sau:
Tăng thời gian đưa vào nghiên cứu lên 15 đến 20 năm. Khoảng thời gian càng dài thì xu hướng và mức độ tác động đến rủi ro tín dụng của các yếu tố càng
được thể hiện rõ nét hơn. Số liệu nghiên cứu cũng sẽ nhiều hơn, người nghiên cứu sẽ kiểm tra được nhiều hơn về các yếu tố cần nghiên cứu.
Đưa vào bộ dữ liệu những yếu tố khác như vấn đề quản trị, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhân viên, các yếu tố đến từ khách hàng, v,v... Các yếu tố tác động được đa dạng hóa sẽ góp phần hoàn thiện hơn và bổ sung cho kết quả nghiên cứu hiện tại.
Có thể kết hợp nghiên cứu nhiều loại hình ngân hàng hơn. Hướng nghiên cứu này sẽ giúp người nghiên cứu sau phân tích được rõ nét hơn từng loại hình ngân hàng, từ đó có sự so sánh, làm nổi bật lên những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của mỗi loại hình ngân hàng khác nhau.
Một hướng nghiên cứu khác nữa là kết hợp nghiên cứu hệ thống NHTM Việt Nam với hệ thống ngân hàng của một số quốc gia hoặc khu vực khác như khu vực Đông Nam Á hay so sánh các quốc gia có nền kinh tế cũng đang phát triển như Việt Nam. Kết quả nghiên cứu từ hướng đi này sẽ cho thấy những yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng ở nước ta có gì giống và khác với những yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng ở các quốc gia và khu vực khác. Từ đó, người nghiên cứu dễ dàng rút ra được những gợi ý chính sách giúp cải thiện rủi ro tín dụng ở Việt Nam.
Kết luận chương 5.
Tác giả đã đưa ra một số gợi ý về chính sách và kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước từ thực trạng rủi ro tín dụng tại hệ thống NHTM Việt Nam và kết quả thực nghiệm thu được trong chương 4 nhằm giúp các NHTM hạn chế được rủi ro tín dụng và duy trì được mức rủi ro tín dụng dưới 3% theo quy định. Tác giả cũng chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trong luận văn và đưa ra một số hướng nghiên cứu cho những nghiên cứu sau này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
1/ Allen Berger & David B. Humphery (1992), "Measurement and Efficiency Issues in Commercial Bank", page 245-300.
2/ Anthony Saunders & Helen Lange (2000), "Financial Institutions Management - A modern perspective".
3/ Arellano, M. & Bond, S. (1991), "Some tests of specification for panel data: Monte Carlo evidence and an application to employment equations".
4/ Berger, A.N. & Deyoung, R. (2007), "Problem loans and cost efficieancy in commercial banks", page 849-870.
5/ Boahene, S. H., Dasah, J. and Agyei, S. K. (2012), "Credit risk and profitability of selected banks in Ghana", page 6-14.
6/ Camaron Colin A. (2007), "Panel data method for microeconometrics using STATA".
7/ Clair, R.T. (1992), "Loan Growthe and Loan Quality: Some Preliminary Evidence from Texas Banks".
8/ Deyoung, R & Roland, K.P. (2001), "Product mix and earnings volativity at commercial banks: Evidence from a degree of total".
9/ Fofack & Hippolyte (2005), "Non-performing loans in sub-Saharan Africa: Causal Analysis and Macroecônmic Implication".
10/ Gujarati, D. (2004), "Basic Econometrics".
11/ Hakan Turan (2015), "The Weighting of Factors Affecting Credit Risk in Banking".
12/ Hansen Chaibi, Zield Ftiti (2015), "Credit risk determinants: Evidence from a cross-country study".
13/ Harry Max Markowitz (1952), "Porfolio Selection".
14/ Indiael Kaaya và Dickson Pastory (2013), " Credit Risk and Commercial Banks Performance in Tanzania:a Panel Data Analysis".
15/ Juliana Stanley Isanzu (2017), " The Impact of Credit Risk on the Financial Performance of Chinese Banks".
16/ Kennedy, P. (1992), "A Guide to Econometrics".
17/ Kolapo, t. funso; Ayeni, r. kolade; Oke, m. ojo (2012), "Credit risk and commercial banks’ performance in nigeria: a panel model approach".
18/ Larry D. Wall & Ifterkhar Hasan (2003), "Determinants of the Loan Loss Allowance: Some Cross - Country Comparisons", page 129-152.
19/ Maryam Mushtaq, Aisha Ismail, Rahila Hanif (2014), "Credit Risk, Capital Adequacy and Bank’s Performance: An Empirical Evidence from Pakistan".
20/ Megginson, W. (2005), "The economics of bank privazation", page 1931-1980.
21/ Micco, A., Pamizza, U. & Yamez, M. (2007), "Bank ownership and performance. Does politics matter?", page 219-241.
22/Mohammad Hassan Haddadi (2016), "The Factors Affecting the Credit Risk in the Iranian Banks: The Case Study of Mellat Banks".
23/ Nabila Zribi and Younes Boujelbène (2011), "The factors influencing bank credit risk: The case of Tunisia".
24/ Nikolaidou, E. & Vogiazas, S. D. (2014), "Credit risk determinants for the Bulgarian banking system", page 87-100.
25/ Olawale Luqman Samuel (2014), "The effect of credit risk on the performance of commercial banks in Nigeria".
26/ Swamy, V. (2012), "Impact of macroeconomic and endogenous factors on non performing bank assets".
27/ Tandelilin, E. (2007), "Corporate Governance, Risk Management Bank Performance: Does type of Ownership Matter?".
28/ Thomas P. Fitch (1997), "Dictionary of banking term, Barron' s Educational, Inc".
29/ Timothy W. Koch (1995), "Bank management, University of South Carolina, The Dryden", page 107.
30/ Trujillo-Ponce (2013), "What determines the profitability of Banks? Evidence from Spain", page 561-581.
31/ Van Greuning, Hennie; Brajovic, Sonjia (2000), "A Framework for Assesing Corporate Governance and Financial Risk Management".
32/ Wahlen, J. M. (1994), "The nature of Information in commercial bank loan loss disclosures", page 455-478.
33/ Wheelock, D.C. & Wilson, P.W (1994), "Can deposit it insurance increase the risk of bank failure? Some historical evindence", page 57-71.
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1/ Báo cáo tài chính của 30 NHTM tại Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2018.
2/ Báo cáo tài chính của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2018.
3/ Báo cáo thường niên của 30 NHTM tại Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2018.
4/ Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2018.
5/ Bùi Diệu Anh, Hồ Diệu & Lê Thị Hiệp Thương (2011), "Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng", NXB Phương Đông, TP. HCM.
6/ Đặng Văn Dân (Quản trị ngân hàng và doanh nghiệp, 2018), "Tác động của tăng trưởng tín dụng đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam".
7/ Hồ Diệu (2001), "Tín dụng ngân hàng", NXB Thống Kê, Hà Nội.
8/ Joel Bessis (2001), "Quản trị rủi ro trong ngân hàng", NXB Lao Động - Xã Hội, Hà Nội.
9/ Lê Vân Chi, Hoàng Trung Lai (Tạp chí Kinh tế và phát triển, 2014), "Các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam".
10/ Nguyễn Phi Lân (Tạp chí ngân hàng, 2015), "Đánh giá tác động của môi trường kinh tế vĩ mô lên rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam".
11/ Nguyễn Thị Hồng Vinh, Lê Phan Thị Diệu Thảo (Tạp chí Phát triển kinh tế, 2016), "Tác động của vốn ngân hàng đến khả năng sinh lời và rủi ro tín dụng: Trường hợp các NHTM Việt Nam".
12/ Nguyễn Thị Kim Nhung, Phạm Thị Thu Hiền & Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (Tạp chí Tài Chính, 2017), "Một số vấn đề về rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại".
13/ Nguyễn Thị Tuyết Nga (Tạp chí Công thương, 2016), "Tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam".
14/ Nguyễn Tuấn Kiệt, Quách Dương Tử, Huỳnh Tú Phương (Tạp chí Kinh tế va phát triển, 2018), "Mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro tín dụng trong hệ thống NHTM Việt Nam".
15/ Nguyễn Văn Thép, Nguyễn Thị Bích Phượng (Tạp chí khoa học, 2016), "Mối quan hệ giữa tăng trưởng và rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam".
16/ Phạm Dương Phương Thảo, Nguyễn Linh Đan (Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng,2018), "Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTM cổ phần Việt Nam".
17/ Võ Thị Quý, Bùi Ngọc Toản (Tạp chí khoa học trường đại học Mở,2014), "Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam".
18/ Võ Xuân Vinh, Phạm Hồng Vy (Tạp chí kinh tế, 2017), "Rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng: Trường hợp các NHTM Việt Nam".
PHỤ LỤC 1. DANH SÁCH 30 NHTM TRONG MÔ HÌNH. ABB Ngân hàng TMCP An Bình
ACB Ngân hàng TMCP Á Châu BAB Ngân hàng TMCP Bắc Á
BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam BVB Ngân hàng TMCP Bảo Việt
DAB Ngân hàng TMCP Đông Á
EIB Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam HDB Ngân hàng TMCP phát triển TP.HCM KLB Ngân hàng TMCP Kiên Long
LPB Ngân hàng TMCP bưu điện Liên Việt MBB Ngân hàng TMCP Quân đội
MSB Ngân hàng TMCP hàng hải Việt Nam NAB Ngân hàng TMCP Nam Á
NVB Ngân hàng TMCP quốc dân OCB Ngân hàng TMCP Phương Đông
PGB Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex PVCombank Ngân hàng TMCP đại chúng Việt Nam SCB Ngân hàng TMCP Sài Gòn
SeABank Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
SGB Ngân hàng TMCP Sài Gòn công thương SHB Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội STB Ngân hàng TMCP Thương tín
TCB Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam TPB Ngân hàng TMCP Tiên Phong
VAB Ngân hàng TMCP Việt Á
VCB Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VIB Ngân hàng TMCP Quốc tế
VietCapitalBank Ngân hàng TMCP Bản Việt
Vietin Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam VPB Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng
PHỤ LỤC 2. THỐNG KÊ CÁC NHÓM NỢ QUÁ HẠN.
Nhóm Tên nhóm nợ Tình trạng quá hạn của nhóm nợ
1 Nợ đủ tiêu chuẩn (a) Các khoản nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.
(b) Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc cộng lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc cộng lãi còn lại đúng thời hạn.
2 Nợ cần chú ý (a) Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày. (b) Các khoản nợ cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ lần đầu. 3 Nợ dưới tiêu
chuẩn
(a) Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến dưới 180 ngày. (b) Các khoản nợ cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ lần đầu. (c) Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
(d) Các khoản nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể