Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 39 - 42)

Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa vào phương pháp tiếp cận của Chaibi và Ftiti (2015), như sau:

NPLit = β0 + β1×NPLit-1 + β2×Llpit + β3×Costit + β4×Levit + β5×Nonintit + β6×Sizeit + β7×Profitit + β8×GDPit + β9×CPIit + εit

Trong đó:

 NPLit là nợ xấu của ngân hàng năm t.

 NPLit-1 là nợ xấu ngân hàng ở thời điểm năm (t-1)

 Llpit là chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng.

 Costit là chi phí hoạt động của ngân hàng.

 Levit là đòn bẩy của ngân hàng.

 Sizeit đại diện quy mô của ngân hàng.

 Profitit thể hiện lợi nhuận của ngân hàng.

 GDPit là tổng sản phẩm quốc nội.

 CPIit là chỉ số giá tiêu dùng.

 εit là sai số của mô hình.

Bảng 3.1. Bảng đo lường các biến trong mô hình.

Ký hiệu Biến Cách đo lường Kỳ vọng NPLit Nợ xấu của ngân hàng

năm t

Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng i năm t.

NPLit-1 Nợ xấu của ngân hàng năm t-1

Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng i năm t-1.

+

Llpit Chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng

Tỷ lệ chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng tài sản của ngân hàng i năm t.

+

Costit Chi phí hoạt động của ngân hàng

Tỷ lệ chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động của ngân hàng i năm t.

+

Levit Đòn bẩy của ngân hàng

Tỷ lệ nghĩa vụ nợ/Tổng tài sản của ngân hàng i năm t.

-

Nonintit Thu nhập ngoài lãi của ngân hàng

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi/Tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng i năm t.

-

Sizeit Quy mô của ngân hàng

Logarit tự nhiên của tổng tài sản của ngân hàng i năm t.

-

Profitit Lợi nhuận của ngân hàng

Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản của ngân hàng i năm t.

+/-

GDPit Tổng sản phẩm quốc nội

Tốc độ tăng trưởng GDP -

Kết luận chương 3.

Ở chương 3, tác giả đã trình bày thiết kế nghiên cứu, nêu rõ biến phụ thuộc trong luận văn là biến NPLit và các biến độc lập bao gồm NPLit-1, Llpit, Costit, Levit, Nonintit, Sizeit, Profitit, GDPit, CPIit cũng như cách tính toán các biến đó. Tác giả cũng trình kì vọng về sự tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Mức độ tác động và chiều tác động của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc sẽ được kiểm tra cụ thể trong chương 4.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)