Hình 3.1. Thiết kế nghiên cứu 3.2. Dữ liệu.
Nghiên cứu thu thập số liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính sau kiểm toán của 30 NHTM đang hoạt động tại Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2018. Bộ dữ liệu này là dữ liệu bảng không cân với những số liệu bị thiếu quan sát vì một số ngân hàng không công bố đầy đủ số liệu trong suốt giai đoạn quan sát.
Tổng hợp thành dữ liệu bảng gồm có:
Dữ liệu theo không gian: 30 ngân hàng.
Dữ liệu theo thời gian: 10 năm.
Các biến vĩ mô GDP và CPI được trích từ Website của Quỹ tiền tệ thế giới IMF và Ngân Hàng Thế Giới.
Lý thuyết
Các nghiên cứu trước
Mục tiêu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được nhập và file Excel và xử lý trên file này. Sau đó, luận văn sử dụng phần mềm Stata 13 để tính toán và xử lý dữ liệu theo mô hình.
3.3. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp định lượng thông qua việc hồi quy dữ liệu bảng.
Tác giả sử dụng thống kê mô tả, so sánh để phân tích các thông tin cơ bản từ mẫu. Tiến hành ước lượng tham số hồi quy cho mô hình các yếu tố tác động để xác định sự tương quan giữa biến độc lập và các biến phụ thuộc theo ba bước:
Ước lượng bình phương nhỏ nhất OLS để ước lượng mối tương quan giữa các biến trong mô hình.
Kết hợp so sánh mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên REM và mô hình ảnh hưởng cố định FEM với thực hiện kiểm định Hausman để chọn mô hình hồi quy thích hợp.
Thực hiện hồi quy theo mô hình GMM để giải quyết vấn đề nội sinh trong mô hình.
3.4. Xác định các biến nghiên cứu.
Biến phụ thuộc y: Tỷ lệ nợ xấu - NPL.
Nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay phản ánh chất lượng danh mục cho vay khách hàng của ngân hàng.
Tỷ lệ nợ xấu được xác định bằng công thức: NPL = ợ ấ
ổ ư ợ x 100%
Các biến độc lập Xit:
Dự phòng rủi ro tín dụng - LLP.
Theo Larry D. Wall và Ifterkhar Hasan (2003), mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng có tương quan cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu.
DPRRTD được xác định bằng công thức:
LLP = í í ậ
ổ à ả x 100%
Chi phí hoạt động - Cost.
Theo Berger và Humphery (1992), Wheelock và Wilson (1997), mối tương quan giữa tỷ lệ nợ xấu và chi phí hoạt động của hệ thống ngân hàng là mối tương quan cùng chiều.
Chi phí hoạt động được xác định bằng công thức:
Cost = í ạ độ
ậ ạ độ x 100%
Đòn bẩy - Lev.
Theo Chaibi và Fiti (2015), đòn bẩy có tương quan cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM.
Đòn bẩy được xác định bằng công thức: Lev = ĩ ụ ợ
ổ à ả x 100%
Thu nhập ngoài lãi - Nonint.
Thu nhập ngoài lãi là một chỉ tiêu có liên quan đến lý thuyết đa dạng hóa danh mục đầu tư. Các ngân hàng thương mại có thể giảm thiểu được rủi ro bằng việc đa dạng hóa danh mục đầu tư. Những khoản nợ xấu tiềm ẩn có thể được được bù đắp bằng thu nhập ngoài lãi từ những hoạt động kinh doanh phi truyền thống như trung gian thanh toán, dịch vụ môi giới, bảo lãnh, v.v.... Những nhà nghiên cứu với lập luận khác chiều đó giải thích rằng khi kinh doanh quá nhiều mảng thì các ngân hàng sẽ không còn chuyên môn hóa, điều đó khiến hoạt động cho vay bị giảm hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu sẽ theo đó tăng lên. Các ngân hàng thương mại chỉ nên tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh chuyên môn của mình để đảm bảo mọi lĩnh vực đều kinh doanh đều đạt hiệu quả cao.
Nonit = ậ à ã
ậ ạ độ x 100%
Quy mô ngân hàng - Size.
Quy mô ngân hàng được thể hiện qua tổng tài sản của ngân hàng đó. Theo Micco và cộng sự (2007) và Swamy (2012) thì quy mô của một ngân hàng và rủi ro tín dụng của ngân hàng đó tương quan ngược chiều với nhau. Điều này có thể được giải thích đơn giản rằng so với ngân hàng có quy mô nhỏ thì một ngân hàng có quy mô lớn sẽ có cơ hội lớn để da dạng hóa danh mục đầu tư, có hệ thống quản lý rủi ro tốt hơn, có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm hơn trong công việc và đa phần đạo đức nghề của đội ngũ nhân viên cũng cao hơn. Chính vì những lý do đó mà ngân hàng có quy mô lớn sẽ có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn những ngân hàng có quy mô nhỏ. Quy mô ngân hàng được đo bằng logarit cơ số tự nhiên của tổng tài sản do tổng tài sản thường lớn và có sự khác biệt giữa các ngân hàng (Meggison, 2005).
Lợi nhuận ngân hàng - Profit.
Khi nói đến tác động của lợi nhuận đến rủi ro tín dụng của ngân hàng, các nghiên cứu trước đã đưa ra hai quan niệm khác nhau như sau:
Quan niệm thứ nhất cho rằng lợi nhuận và rủi ro tín dụng của một ngân hàng có mối quan hệ ngược chiều với nhau. Các nhà nghiên cứu đi trước theo quan niệm này tiêu biểu có: Nikolaidou - Vogiazas (2011), Trujillo-Ponce (2013), v.v.... Theo họ, các ngân hàng có lợi nhuận cao rồi, không bị quá nhiều áp lực trong việc phải tạo ra lợi nhuận nữa thì sẽ có thể lựa chọn kĩ hơn để chọn ra khách hàng tốt, loại bỏ bớt nợ xấu tiềm ẩn từ đó tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm xuống.
Quan niệm thứ hai của các nhà nghiên cứu trước như Tandelilin (2007), Boahene (2012), v.v... thì lại cho rằng giữa lợi nhuận và rủi ro tín dụng của một ngân hàng tồn tại mối quan hệ đồng biến. Quan niệm này dựa trên thuyết đánh đổi lợi nhuận - rủi ro nghĩa là khi rủi
ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn và ngược lại. Tín dụng là một hoạt động có rủi ro rất cao nhưng đồng thời cũng mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho các ngân hàng thương mại vì vậy các ngân hàng sẽ có xu hướng phát triển, mở rộng hoạt động tín dụng nhằm thu về nguồn lợi nhuận lớn, điều đó tất yếu sẽ kéo theo sự gia tăng của tỷ lệ nợ xấu.
Thu nhập ngoài lãi được xác định bằng công thức: Profit = ợ ậ ế
ổ à ả x 100%
Tổng sản phẩm quốc nội - GDP.
Theo Clair (1992), tăng trưởng GDP và tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ ngược chiều.
Lạm phát.
Theo Fofack và Hippolyte (2005), lạm phát và tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ cùng chiều.
Tác giả sử dụng chỉ tiêu CPI - chỉ số giá tiêu dùng để làm biến số đưa vào nghiên cứu.
3.5. Mô hình nghiên cứu.
Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa vào phương pháp tiếp cận của Chaibi và Ftiti (2015), như sau:
NPLit = β0 + β1×NPLit-1 + β2×Llpit + β3×Costit + β4×Levit + β5×Nonintit + β6×Sizeit + β7×Profitit + β8×GDPit + β9×CPIit + εit
Trong đó:
NPLit là nợ xấu của ngân hàng năm t.
NPLit-1 là nợ xấu ngân hàng ở thời điểm năm (t-1)
Llpit là chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Costit là chi phí hoạt động của ngân hàng.
Levit là đòn bẩy của ngân hàng.
Sizeit đại diện quy mô của ngân hàng.
Profitit thể hiện lợi nhuận của ngân hàng.
GDPit là tổng sản phẩm quốc nội.
CPIit là chỉ số giá tiêu dùng.
εit là sai số của mô hình.
Bảng 3.1. Bảng đo lường các biến trong mô hình.
Ký hiệu Biến Cách đo lường Kỳ vọng NPLit Nợ xấu của ngân hàng
năm t
Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng i năm t.
NPLit-1 Nợ xấu của ngân hàng năm t-1
Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng i năm t-1.
+
Llpit Chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng
Tỷ lệ chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng tài sản của ngân hàng i năm t.
+
Costit Chi phí hoạt động của ngân hàng
Tỷ lệ chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động của ngân hàng i năm t.
+
Levit Đòn bẩy của ngân hàng
Tỷ lệ nghĩa vụ nợ/Tổng tài sản của ngân hàng i năm t.
-
Nonintit Thu nhập ngoài lãi của ngân hàng
Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi/Tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng i năm t.
-
Sizeit Quy mô của ngân hàng
Logarit tự nhiên của tổng tài sản của ngân hàng i năm t.
-
Profitit Lợi nhuận của ngân hàng
Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản của ngân hàng i năm t.
+/-
GDPit Tổng sản phẩm quốc nội
Tốc độ tăng trưởng GDP -
Kết luận chương 3.
Ở chương 3, tác giả đã trình bày thiết kế nghiên cứu, nêu rõ biến phụ thuộc trong luận văn là biến NPLit và các biến độc lập bao gồm NPLit-1, Llpit, Costit, Levit, Nonintit, Sizeit, Profitit, GDPit, CPIit cũng như cách tính toán các biến đó. Tác giả cũng trình kì vọng về sự tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Mức độ tác động và chiều tác động của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc sẽ được kiểm tra cụ thể trong chương 4.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.
4.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam.
4.1.1. Tình hình nợ xấu tại các NHTM Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2018.
Bảng 4.1. Bảng tổng hợp chỉ tiêu đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Đơn vị: % Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 TLNX 3.5 1.9 2.52 3.3 4.86 3.79 3.25 2.55 2.46 2.34 1.89 Tăng trưởng TD 30 37.53 31.19 12 8.91 12.51 14.16 17.29 18.71 18.17 13.98 DPRR TD 1.18 1 1.2 1.3 1.7 1.5 1.4 1.34 1.29 1.1 1 ∆Thu nhập lãi cận biên - +0.11 +0.17 +0.72 -0.62 -0.29 -0.1 +0.05 -0.05 +0.13 +0.01
(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam).
Tỷ lệ nợ xấu.
Vào những năm 2007-2008, các NHTM ở Việt Nam tập trung vào cho vay bất động sản. Khi bong bóng bất động sản vỡ, thị trường bất động sản trượt giá, các nhà đầu tư bất động sản không trả được nợ vay cho ngân hàng dẫn đến phát sinh nợ xấu. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính diễn ra ở toàn cầu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng nợ xấu ở các NHTM lúc bấy giờ.
Nợ xấu các năm 2009 và 2010 lần lượt ở mức 1.9% và 2.52%, đều giảm so với năm 2008.
Năm 2011, Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để kiểm soát lạm phát. Theo chính sách quy định, tăng trưởng tín dụng không được vượt quá
20%, các NHTM đã tăng lãi suất cho vay khiến các doanh nghiệp khó khăn trong việc trả nợ, làm cho nợ xấu một lần nữa tăng cao, đạt mức 3.3%.
Theo công bố của Ngân hàng Nhà Nước, tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam đạt đỉnh điểm ở năm 2012 với tỷ lệ nợ xấu là 4.86%.
Năm 2013, Ngân hàng Nhà Nước ban hành Thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại nợ, đồng thời thành lập Công ty quản lý tài sản Việt Nam-VAMC. Nhờ đó, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng giảm từ 4.86% xuống còn 3.79%. Tỷ lệ này tuy vẫn còn cao nhưng tình hình nợ xấu đã được cải thiện một cách đáng kể.
Từ năm 2014 đến năm 2018, nhờ vào nổ lực xử lý của toàn hệ thống NHTM Việt Nam cũng như sự can thiệp hợp lý của VAMC mà tình hình nợ xấu đã được cải thiện đáng kể. Đến năm 2018, tỷ lệ nợ xấu ở mức 1.89%, đạt chỉ tiêu nợ xấu dưới 3% do Ngân hàng Nhà Nước đề ra.
Tăng trưởng tín dụng.
Vào những năm 2008-2010, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam luôn duy trì ở mức cao trên 30%.
Cũng như tỷ lệ nợ xấu, năm 2011, chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ, tăng trưởng tín dụng đã giảm xuống. Mức tăng trưởng chỉ đạt 12% vào năm 2011 và 8,91% vào năm 2012.
Từ năm 2013 đến năm 2017, tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu tăng trở lại qua các năm. Đến hết năm 2017, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam đạt mức 18.17%.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của IMF, tại các nước đang phát triển, trung bình mỗi năm tín dụng không nên tăng quá 14%. Vì vậy, nhà nước và hệ thống ngân hàng đã nỗ lực kiểm soát, đưa tăng tưởng tín dụng quay về đạt mức 13.98% ở năm 2018. Ngân hàng Nhà Nước cũng đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho năm 2019 là đạt mức 14%, tương đương với mức 13.98% ở năm 2018.
Trong những năm 2008-2014, các NHTM Việt Nam đã thực hiện việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo Quyết định 493 và Thông tư 02/2013/TT- NHNN của Ngân hàng Nhà Nước. Tổng dự phòng rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam có xu hướng tăng qua các năm, từ 1.18% năm 2008 tăng lên 1.7% năm 2012 rồi giảm về mức 1.4% ở năm 2014. Dự phòng rủi ro càng cao nghĩa là khả năng thu hồi nợ của các NHTM càng thấp.
Từ năm 2015 đến năm 2018, dự phòng rủi ro tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng có sự giảm đều và nhẹ. Đến cuối năm 2018, dự phòng rủi ro tín dụng của hệ thống ở mức xấp xỉ 1%. Điều này cho thấy, nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam đang từng bước đi vào ổn định. Song các NHTM vẫn cần phải hết sức chú ý để có biện pháp giải quyết và phòng tránh nợ xấu kịp thời.
Thu nhập lãi cận biên.
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên là chỉ số xác định mức chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi phải trả của một ngân hàng. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên thay đổi càng nhỏ thì mức độ chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi càng nhỏ, hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ an toàn hơn.
Từ năm 2009 đến năm 2018, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của hệ thống ngân hàng đã có sự thay đổi tích cực. Đến năm 2018, tỷ lệ này ở mức +0.01%. Đây là con số đáng ghi nhận của hệ thống ngân hàng, cho thấy rủi ro tín dụng đã được kiểm soát tốt hơn. Tuy nhiên, các NHTM vẫn phải đặc biệt quan tâm, duy trì sự biến động nhỏ ở tỷ lệ này.
4.1.2. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam.
Nguyên nhân từ phía các ngân hàng:
Do các NHTM Việt Nam chỉ chú trọng tăng trưởng tín dụng về mặt quy mô và số lượng chứ chưa thật sự chú trọng về mặt chất lượng. Nhiều ngân hàng vì chạy theo lợi nhuận hoặc chạy theo chỉ tiêu mà bất chấp các quy định của Ngân hàng Nhà Nước, cố ý cho vay những khách hàng không không đạt yêu cầu vay vốn, kéo theo nhiều rủi ro nợ xấu tiềm ẩn.
Do năng lực quản trị của các NHTM Việt Nam còn yếu kém, thể hiện qua việc các ngân hàng chưa xây dựng thước đo lượng hóa rủi ro, còn chủ quan trong quá trình xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng, v.v....
Do một bộ phận cán bộ tín dụng chưa có đạo đức nghề nghiệp, nhận hối lộ từ khách hàng rồi thông đồng với những khách hàng đó trong quá trình xét duyệt hồ sơ xin vay vốn, cố ý làm trái những quy định của ngân hàng.
Do các NHTM Việt Nam chưa thật sự quan tâm đến việc kiểm soát nguồn vốn sau khi giải ngân có thật sự được sử dụng đúng mục đích hay không. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng cao.