Cơ cấu tín dụng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 26)

Cơ cấu tín dụng là chỉ tiêu phản ánh mức độ tập trung tín dụng trong một ngành nghề, lĩnh vực, loại tiền, v.v.... Nếu cơ cấu tín dụng quá thiên lệch vào những lĩnh vực mạo hiểm, sẽ phản ánh rủi ro tín dụng tiềm năng.

Cơ cấu tín dụng chia thành ba nhóm như sau:

 Cơ cấu tín dụng theo ngành:

Cơ cấu tín dụng theo ngành nghĩa là nếu ngân hàng tập trung cho vay vào những ngành nghề có độ rủi ro cao thì rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng sẽ cao.

 Cơ cấu tín dụng theo loại hình:

Cơ cấu tín dụng theo loại hình bao gồm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

 Cơ cấu tín dụng theo loại tiền tệ:

Cơ cấu tín dụng theo loại tiền tệ nghĩa là rủi ro tín dụng xảy ra khi tỷ giá có sự biến động mạnh hoặc bất lợi; khả năng không đáp ứng theo từng loại tiền tệ đối với dư nợ cho vay của nguồn vốn huy động cao. 2.2.Các nghiên cứu trước về các tác động đến RRTD tại NHTM.

2.2.1. Một số nghiên cứu trước về rủi ro tín dụng. 2.2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài. 2.2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài.

1/ Nabila Zribi and Younes Boujelbène (2011), đã kiểm tra thực nghiệm các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng ở các ngân hàng Tunisia trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sở hữu công làm tăng rủi ro tín dụng của ngân hàng. Sự thận trọng trong việc điều tiết vốn ngược lại, sẽ làm giảm rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, đặc điểm ngân hàng cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ rủi ro tín dụng của các ngân hàng Tunisia. Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản có liên quan tích cực với rủi ro tín dụng trong khi tỷ lệ an toàn vốn lại có liên quan tiêu cực đến rủi ro tín dụng của ngân hàng. Cuối cùng, bài nghiên cứu còn chỉ ra rằng các quyết định chấp

nhận rủi ro của một ngân hàng cũng liên quan đến các chỉ số kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến RRTD.

2/ Kolapo, t. funso; Ayeni, r. kolade; Oke, m. ojo (2012) đã thực hiện một cuộc điều tra thực nghiệm về tác động định lượng của rủi ro tín dụng đối với hoạt động của các NHTM ở Nigeria trong vòng 11 năm (2000-2010). Năm NHTM đã được lựa chọn trên cơ sở cắt ngang trong 11 năm. Kết quả cho thấy ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với hoạt động của ngân hàng được đo lường bằng lợi nhuận trên tài sản của các ngân hàng. Các tác giả cũng đề nghị các ngân hàng ở Nigeria nên tăng cường năng lực phân tích tín dụng và quản lý khoản vay trong khi cơ quan quản lý nên chú ý hơn đến việc ngân hàng tuân thủ các quy định của Nhà nước ban hành.

3/ Theo Indiael Kaaya và Dickson Pastory (2013), mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và hiệu quả hoạt động của ngân hàng được đo lường bằng chỉ tiêu lợi nhuận trên tài sản. Rủi ro tín dụng càng cao thì lợi nhuận ngân hàng cũng càng cao do ngân hàng chú trọng tăng danh mục đầu tư nhưng ngân hàng cũng cần phải cân đối và dự trù trước được mức lợi nhuận đó. Ngân hàng cần duy trì lượng dự trữ vốn đáng kể để giảm rủi ro tín dụng bằng cách tăng độ khó của các tiêu chí cho vay, phân loại danh mục đầu tư và phát triển các kỹ thuật kiểm soát tín dụng để giảm nguy cơ vỡ nợ.

4/ Maryam Mushtaq, Aisha Ismail, Rahila Hanif (2014) đã tìm hiểu tác động của rủi ro tín dụng và tỷ lệ an toàn vốn đến hoạt động của các ngân hàng ở Pakistan. Các kết quả cho thấy rủi ro tín dụng cao đang làm xấu đi hoạt động tài chính của các NHTM tại Pakistan. Các ngân hàng được đề nghị kiểm soát chi phí hoạt động của mỗi khoản vay và nợ xấu để giảm thiểu rủi ro tín dụng liên quan đến các hoạt động cốt lõi của họ.

5/ Olawale Luqman Samuel (2014) đã nghiên cứu ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với hoạt động của các NHTM ở Nigeria. Tác giả đã sử dụng dữ liệu thứ cấp được lấy từ các báo cáo hàng năm, tài liệu liên quan và bản tin thống

kê do CBN xuất bản để đưa vào nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cho vay và ứng trước ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận mặc dù không đáng kể. Tỷ lệ cho vay không thực hiện và các khoản tạm ứng có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến lợi nhuận. Nghiên cứu này cho thấy có mối quan hệ đáng kể giữa hiệu suất về lợi nhuận và hiệu suất về cho vay của ngân hàng. Cho vay và các khoản tạm ứng cùng nợ xấu là các biến số chính trong việc xác định chất lượng tài sản của ngân hàng. Quản lý rủi ro tín dụng không đúng cách làm giảm lợi nhuận ngân hàng, ảnh hưởng đến chất lượng tài sản và làm tăng tổn thất cho vay, nợ xấu có thể xảy ra cuối cùng dẫn đến khó khăn tài chính. 6/ Hakan Turan (2015) cho rằng trong số các rủi ro của ngân hàng thì rủi ro tín dụng là có ý nghĩa với ngân hàng hơn cả. Sự gia tăng về số lượng khách hàng vay vốn là yếu tố tác động lớn nhất đến rủi ro tín dụng. Các sản phẩm phái sinh tín dụng là yếu tố ít tác động nhất đến rủi ro tín dụng. Tác giả còn chỉ ra rằng việc tồn tại rủi ro tín dụng có thể làm ngân hàng đối mặt với việc phá sản.

7/ Hansen Chaibi, Zield Ftiti (2015) đã áp dụng phương pháp tiếp cận dữ liệu bảng để kiểm tra các yếu tố quyết định của các khoản nợ xấu (NPL) của các NHTM trong giai đoạn 2005-2011. Kết quả chỉ ra rằng ngoại trừ tỷ lệ lạm phát, tập hợp các biến kinh tế vĩ mô được sử dụng để nghiên cứu đều ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTM.

8/ Mohammad Hassan Haddadi (2016) đã kiểm tra thực nghiệm các yếu tố quyết định rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Mellat năm 2011-2015. Các kết quả thực nghiệm của nghiên cứu này cho thấy rằng quyền sở hữu công cộng làm tăng rủi ro tín dụng ngân hàng. Bên cạnh đó, sự thận trọng trong quy định về vốn sẽ làm giảm tín dụng rủi ro của các ngân hàng Mellat ở Iran. Các đặc điểm của ngân hàng cũng là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ rủi ro của các ngân hàng Mellat.

9/ Theo Juliana Stanley Isanzu (2017), tín dụng là hoạt động chính của ngân hàng và chính hoạt động đó cũng khiến ngân hàng gặp rủi ro. Bằng cách sử dụng phân tích hồi quy dữ liệu bảng, nghiên cứu đã tìm ra tác động của rủi ro tín dụng đối với hiệu quả tài chính của các ngân hàng lớn ở Trung Quốc trong vòng 8 năm. Kết quả cho thấy rủi ro tín dụng đã được cải thiện trong những năm qua bằng việc sử dụng các kỹ thuật thận trọng để giảm tác động tiêu cực của rủi ro tín dụng đối với hiệu quả tài chính của các ngân hàng. Nghiên cứu cho thấy các khoản vay không phù hợp và an toàn vốn là các cách mà rủi ro tín dụng có tác động đáng kể đến hiệu quả tài chính. Do đó, các nhà quản lý nên chú ý hơn đến việc cải thiện an toàn vốn vì nó tích cực nâng cao hiệu quả tài chính, đồng thời giảm các khoản nợ không phù hợp bằng cách áp dụng chiến lược và kỹ thuật hiện đại để quản lý rủi ro tín dụng.

2.2.2.2. Các nghiên cứu trong nước.

1/ Lê Vân Chi, Hoàng Trung Lai (2014) đã sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng với các số liệu được lấy từ 13 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007- 2013. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, dư nợ tín dụng bất động sản, lãi suất cho vay danh nghĩa và GDP có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. Bên cạnh đó, giá trị tổng tài sản và tỷ lệ tài sản sinh lời trên tổng tài sản có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu. Thông qua kết quả nghiên cứu, các tác giả đề xuất cần phải tiếp tục thực hiện sát nhập ngân hàng có giá trị tổng tài sản nhỏ và kinh doanh yếu kém vào các ngân hàng lớn, đảm bảo tỷ lệ tín dụng ở lĩnh vực bất động sản và xây dựng trong một mức hợp lý, đồng thời duy trì lãi suất cho vay và lạm phát ở mức ổn định hoặc thấp để giảm thiểu rủi ro tín dụng ở các NHTM.

2/ Kết quả nghiên cứu của Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014) đã chỉ ra ba biến - rủi ro tín dụng ngân hàng trong quá khứ với độ trễ một năm, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng với độ trễ một năm, tỷ lệ tăng trưởng GDP với độ trễ một năm có ảnh hưởng có ý nghĩa đến rủi ro tín dụng của NHTM Việt Nam giai đoạn 2009-2012. Theo tác giả, để giảm rủi ro tín dụng trong tương lai các NHTM cần xử lý và kiểm soát tốt tình trạng rủi ro tín dụng ở thời điểm hiện tại, đồng thời tăng cường quan hệ tín dụng với những khách hàng có nền tảng kinh doanh cơ bản tốt và có tình hình tài chính lành mạnh.

3/ Nguyễn Phi Lân (2015) đã sử dụng mô hình tự hồi quy dạng vector để mô phỏng tác động của môi trường kinh tế vĩ mô lên rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam. Thông qua nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra được rủi ro tín dụng và tăng trưởng kinh tế vĩ mô có mối quan hệ ngược. Khi có sự tác động của môi trường thế giới hay các yếu tố nội tại khiến cho môi trường kinh tế vĩ mô xấu đi thì môi trường sẽ có tác động lên rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng. Vì khi môi trường kinh tế vĩ mô bất lợi, chỉ số chứng khoán và giá bất

động sản sẽ giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực trả nợ của khách hàng, từ đó làm gia tăng xác suất đổ vỡ của hệ thống tín dụng ngân hàng.

4/ Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo (2016) được thực hiện nhằm kiểm tra mức độ tác động của vốn ngân hàng đến khả năng sinh lời và rủi ro tín dụng thông qua sử dụng dữ liệu bảng của 30 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007-2014. Do vốn chủ sở hữu có tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng nên tăng tỷ lệ vốn chủ sỡ hữu sẽ làm giảm tỷ lệ nợ xấu. Các nhà quản trị nên quy định mức tăng trưởng tín dụng hợp lí đồng thời đa dạng hóa các khoản vay và cơ cấu lại thời hạn vay để giảm nợ xấu.

5/ Nguyễn Thị Tuyết Nga (2016) đã sử dụng dữ liệu từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 22 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2015. Tác giả đã chỉ ra được tỷ lệ vốn tăng thì rủi ro tín dụng giảm, đến một ngưỡng nhất định thì ngân hàng sẽ hoạt động không hiệu quả nữa nên sẽ nới lỏng cho vay từ đó rủi ro tín dụng sẽ tăng lên. Thông qua nghiên cứu, tác giả đã đưa ra nhiều kiến nghị đối với dự phòng rủi ro tín dụng trong quá khứ, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng, tỷ lệ dư nợ vay trên vốn huy động và tỷ lệ lạm phát.

6/ Các tác giả Nguyễn Văn Thép và Nguyễn Thị Bích Phượng (2016) đã sử dụng dữ liệu dạng bảng thu thập từ các báo cáo thường niên của 29 NHTM trong giai đoạn 2007-2014 để xác định mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và tăng trưởng tại các NHTM Việt Nam. Thông qua mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên, các tác giả đã cho thấy rủi ro tín dụng được đo lường bằng tỷ lệ nợ xấu bị ảnh hưởng cùng dấu với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ chi phí hoạt động, quy mô ngân hàng. Rủi to tín dụng còn chịu sự tác động ngược chiều của tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cuối cùng, các tác giả kết luận rủi ro tín dụng và tăng trưởng không có mối quan hệ với nhau. 7/ Võ Xuân Vinh và Phạm Hồng Vy (2017) đã sử dụng mô hình theo phương pháp tiếp cận của mô hình VAR và phương pháp ước lượng hồi quy OLS để

xem xét mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. Dữ liệu nghiên cứu được các tác giả lấy từ báo cáo tài chính của các NHTM cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2007-2015. Thông qua nghiên cứu, các tác giả đã cho thấy giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản không có tồn tại quan hệ song biến trễ của từng loại rủi ro lại ảnh hưởng đến chính rủi ro đó trong những năm 2007-2015.

8/ Đặng Văn Dân (2018) đã sử dụng phương pháp định lượng, dữ liệu bảng được tổng hợp từ 17 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017 để nghiên cứu tác động của tăng trưởng tín dụng đối với nợ xấu của các ngân hàng. Thông qua nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra rằng tăng trưởng tín dụng có tác động cùng chiều đến nợ xấu của ngân hàng. Bên cạnh đó, quy mô ngân hàng cũng có tác động ngược chiều lên nợ xấu của ngân hàng. Tác giả còn cho biết thêm, ở giai đoạn hiện tại, tăng trưởng tín dụng là kênh quan trọng để thực thi điều hành thị trường tài chính tiền tệ, phát triển kinh tế nhưng Nhà nước vẫn chưa những động thái quyết liệt để phòng ngừa và xử lý nợ xấu.

9/ Các tác giả Nguyễn Tuấn Kiệt, Quách Dương Tử và Huỳnh Tú Phương (2018) đã sử dụng dữ liệu bảng của 15 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006-2015 cùng với cách tiếp cận REM, FEM và kiểm định Hausman để chỉ ra rằng các yếu tố quy mô ngân hàng và đòn bẩy có tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng. Các yếu tố này có tác động cùng chiều, làm tăng rủi ro tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam. Nhóm tác giả đưa ra đề xuất, để hạn chế rủi ro, các ngân hàng nên quan tâm đến vấn đề thu hút những cổ đông trong và ngoài nước có tiềm lực kinh tế mạnh, ổn định và nên đặc biệt chú ý đến các cổ đông là cá nhân.

10/ Phạm Dương Phương Thảo và Nguyễn Linh Đan (2018) đã phân tích số liệu của 27 ngân hàng TMCP ở Việt Nam giai đoạn 2005-2016 để chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt Nam. Đặc điểm của từng ngân hàng sẽ tác động đến tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đó. Bên cạnh đó, tác

giả cũng chỉ ra rằng ngân hàng nào có tỷ lệ nợ xấu năm trước cao thì sẽ làm cho tỷ lệ nợ xấu của năm hiện hành gia tăng theo. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTM. 2.2.2. Đánh giá về các nghiên cứu trước.

Những nghiên cứu trước bao gồm nghiên cứu nước ngoài và nghiên cứu trong nước đã chỉ ra được các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của quốc gia khác nhau trên thế giới. Các tác giả sử dụng nhiều dạng số liệu và đã đưa ra nhiều mô hình để làm rõ nghiên cứu của mình. Từ đó, các tác giả cũng đề xuất được nhiều giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng. Các nghiên cứu trước này sẽ là cơ sở để người nghiên cứu xây dựng mô hình và chọn lựa phương pháp nghiên cứu ở những chương sau.

Kết luận chương 2.

Ở chương 2, người nghiên cứu đã nêu ra được cơ sở lý thuyết của rủi ro tín dụng, cách phân loại rủi ro tín dụng, nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cũng như trình bày các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng ở ngân hàng thương mại. Qua đó, thấy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)