Khảo lƣợc các nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 26 - 32)

Natalia T. Tamirisa và Deniz O. Igan 2007 đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trƣởng tín dụng tại một số quốc gia ở Châu Âu trong giai đoạn từ 1995 - 2004. Các tác giả đã chứng minh đƣợc một số yếu tố nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế GDP, tính chất sở hữu của ngân hàng, tổng chi phí trên thu nhập hoạt động, khả năng thanh khoản và lãi suất cận biên ảnh hƣởng khá rõ ràng đến tốc độ tăng trƣởng tín dụng.

Burcu Aydin 2008 đã nghiên cứu về cấu trúc hệ thống ngân hàng và một số các yếu tố ảnh hƣởng đến tốc độ tăng trƣởng tín dụng tại các nƣớc Trung Âu và Đông Âu trong thời gian 18 năm 1988 -2005). Biến phụ thuộc trong mô hình của ông là mức độ tăng trƣởng tín dụng theo các cấp ngân hàng, trong khi đó các biến độc lập là khả năng sinh lời (ROE), lãi biên ròng (NIM), chi phí trên thu nhập, nợ xấu, tốc độ tăng trƣởng GDP, nợ phải trả trên tổng tài sản, tiền gửi của khách hàng trên tổng tài sản, phần trăm thay đổi các khoản vay ròng, tổng tài sản so với GDP, chênh lệch lãi suất huy động và cho vay. Ông đã sử dụng mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên REM và tác động cố định (FEM), kết quả cho thấy các yếu tố có tác động đến tăng trƣởng tín dụng bao gồm tính chất sở hữu của ngân hàng, tỷ lệ sinh lời (ROE), chênh lệch lãi suất cho vay và huy động. Bài nghiên cứu còn phân tích nguyên nhâ tăng trƣởng tín dụng nhanh ở các nƣớc, rủi ro và các lổ hỏng liên kết với nó. Ngoài ra, ngân hàng sở hữu nƣớc ngoài có tỷ lệ tăng trƣởng tín dụng cao hơn so với các ngân hàng trong nƣớc.

Guo, Kai, và Stepanyan, Vahram 2011 đã phân tích các yếu tố tác động đến mức tăng trƣởng tín dụng các NHTM tại 38 nƣớc có nền kinh tế mới nổi từ quý I năm 2000 đến quý II năm 2010. Các tác giả đã sử dụng trong mô hình nghiên cứu của mình với kỹ thuật phân tích hồi quy dữ liệu bảng và kiểm định các khuyết tật nhằm gia tăng độ tin cậy của các kết quả thu đƣợc. Các tác giả ban đầu đều xác nhận rằng các yếu tố bên cung và bên cầu có thể tác động đến tăng trƣởng tín dụng, tuy nhiên họ lại chỉ tập trung phân tích các yếu tố bên cung. Kết quả cho thấy các yếu tố ảnh hƣởng đến tín dụng trên một phạm vi rộng của nền kinh tế mới nổi, trong đó tài trợ trong và ngoài nƣớc có tác động tích cực đến tăng trƣởng tín dụng. Tăng trƣởng kinh tế cũng có tác động cùng chiều đến mức tăng trƣởng tín dụng, điều này khiến

lạm phát tăng cao hơn, bên cạnh đó các điều kiện nới lỏng chính sách tiền tệ nhƣ cung tiền, lãi suất FED cũng khiến cho tăng trƣởng tín dụng tăng lên đáng kể.

Olokoyo 2011 đã nghiên cứu ở giữa giai đoạn năm 1990 và 2005 tại Nigeria và kết quả từ phân tích hồi quy cho thấy các biến danh mục đầu tƣ, tốc độ tăng trƣởng GDP, tỷ giá ngoại hối có ý nghĩa và có mối quan hệ tích cực với cho vay. Ngoài ra tác giả còn nhấn mạnh tầm quan trọng của các biến nhƣ lãi suất cho vay, tiền dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh khoản, các biến này đều có tác động cùng chiều nhƣng lại không có ý nghĩa đối với các khoản cho vay. Tác giả cũng khuyên ngân hàng thƣơng mại nên tập trung vào huy động thêm tiền gửi vì điều này sẽ làm tăng hiệu quả cho vay và nên xây dựng chiến lƣợc quan trọng, thực tế và toàn diện đối với tài chính.

Hussain và Junaid (2012) nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến tốc độ tăng trƣởng tín dụng của các NHTM Pakistan. Sử dụng dữ liệu bảng gồm có 26 NHTM trong giai đoạn 2001 – 2010, các tác giả đã cho rằng tốc độ tăng trƣởng GDP, tăng trƣởng tín dụng của những năm trƣớc, tỷ suất sinh lợi (ROE), vốn tự có của ngân hàng, chênh lệch lãi suất, hình thức sở hữu của ngân hàng, tỷ lệ thanh khoản có tác động thuận chiều với tăng trƣởng tín dụng. Ngƣợc lại, lạm phát tác động nghịch chiều với tăng trƣởng tín dụng.

Sharma và Gounder 2012 ƣớc lƣợng các yếu tố ảnh hƣởng đến tăng trƣởng tín dụng trong khu vực tƣ nhân ở 6 nƣớc thuộc khu vực Nam Thái Bình Dƣơng bao gồm Fiji, Tonga, Australia, New Zealand, Malaysia, Thailand bằng phƣơng pháp ƣớc lƣợng Moment tổng quát (GMM). Dựa trên cơ sở các bằng chứng thu đƣợc từ mô hình nghiên cứu, 2 tác giả trên kết luận rằng tăng trƣởng cho vay bình quân và tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ ngƣợc chiều với tăng trƣởng tín dụng ngân hàng, trong khi đó tốc độ tăng trƣởng tiền gửi và tổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều với mức tăng trƣởng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng tăng trƣởng kinh tế càng tăng thì tốc độ tăng trƣởng tín dụng càng cao.

Imran and Nishat (2012) nghiên cứu các yếu tố vĩ mô tác động đến tăng trƣởng tín dụng với dữ liệu từ năm 1971 đến 2010 tại Pakistan. Kết quả cho thấy rằng trong dài hạn các loại nợ, tiền gửi, tăng trƣởng kinh tế, tỷ giá và điều kiện tiền tệ có tác

động đến dƣ nợ cho vay . Trong khi đó, lạm phát và lãi suất thị trƣờng không ảnh hƣởng đến tín dụng. Bên cạnh đó, trong điều kiện ngắn hạn, hầu hết các biến đều có mối quan hệ tích cực ngoại trừ 2 biến là lạm phát và tiền gửi trong nƣớc không có sự tác động nào đáng kể đến tăng trƣởng tín dụng. Cuối cùng, hai tác giả sử dụng biến giả để tìm sự tác động của việc tự do hóa tài chính đến tăng trƣởng tín dụng hay không, và kết quả cho thấy không có mối quan hệ tác động giữa 2 yếu tố này. Khác với các nghiên cứu trên,Tomak. S 2013 đƣa thêm biến tỷ lệ nợ xấu vào mô hình bao gồm các dữ liệu từ 15 ngân hàng thƣơng mại tƣ nhân và 3 ngân hàng thuộc sở hữu của nhà nƣớc trong giai đoạn 2003 đến 2012 cùng với các biến nội tại nhƣ quy mô tài sải, tổng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tổng nợ của ngân hàng trên tổng tài sản, và biến kiểm soát nhƣ tốc độ tăng trƣởng GDP, lãi suất ngân hàng và lạm phát. Mặt khác, tác giả cũng muốn xem xét qua khả năng cho vay của ngân hàng thƣơng mại tƣ nhân hay ngân hàng thuộc sở hữu của nhà nƣớc. Kết quả cho thấy rằng quy mô tài sản, tổng nợ, tỷ lệ nợ xấu và lạm phát tác động đến cho vay của các ngân hàng và ngân hàng thƣơng mại tƣ nhân có khả năng cho vay tốt hơn ngân hàng thuộc quyền sở hữu của nhà nƣớc.

Guodong Chen và Yi Wu 2014 đã nghiên cứu tăng trƣởng tín dụng ngân hàng tại thị trƣờng mới nổi trƣớc, trong và sau giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008 -2009. Hai tác giả cho rằng chính sách tiền tệ mở rộng dẫn đến tăng trƣởng tín dụng tăng cao hơn. Các ngân hàng có vốn tốt và những ngân hàng có lợi nhuận cao, với nhiều tài sản thanh khoản và dựa nhiều vào tiền gửi cá nhân cũng có tăng trƣởng tín dụng nhanh hơn. Tác giả cũng tìm đƣợc bằng chứng cho thấy tầm quan trọng của quỹ đầu tƣ cá nhân trong việc thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng ở các nƣớc Châu Mỹ La Tinh và Châu Á trong cuộc khủng hoảng. Ngoài ra, các ngân hàng mới nổi ở Châu Âu với việc quản lý hoạt động ngân hàng tốt cũng có mức tăng trƣởng tín dụng cao trong giai đoạn này.

Trong khi đó, tại Việt Nam, cũng có một số tác giả đã nghiên cứu về vấn đề này, điển hình nhƣ các nghiên cứu sau :

Nguyễn Thùy Dƣơng và Trần Hải Yến 2011 đã phân tích các nhân tố tác động tới tăng trƣởng tín dụng của 84 NHTM, bao gồm có 5 NHTM nhà nƣớc, 16 NHTM

nƣớc ngoài hoạt động tại thị trƣờng Việt Nam trong 3 quý đầu tiên của năm 2011. Trong mô hình hồi quy của mình, tác giả đã nghiên cứu và chứng minh rõ ràng có một số nhân tố tác động đến tăng trƣởng tín dụng nhƣ tốc độ huy động vốn, khả năng thanh khoản tăng thì mức tăng trƣởng tín dụng cũng sẽ tăng lên. Và ngƣợc lại, khi chênh lệch lãi suất bình quân tăng thì làm giảm tốc độ tăng trƣởng tín dụng bình quân. Bên cạnh đó, việc đƣa biến giả vào là không có ý nghĩa khi dù là NHTM nhà nƣớc hay là ngân hàng nƣớc ngoài đều chịu tác động giống nhau.

Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Minh Nguyệt và Nguyễn Thị Hồng Hải (2014) nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến tăng trƣởng tín dụng của các ngân hàng trong giai đoạn 2001 -2012. Các tác giả đã sử dụng mô hình Var để ƣớc lƣợng mô hình cho bài nghiên cứu, sau đó kiểm định tính dừng của phần dƣ, kiểm định độ trễ tối đa của mô hình. Kết quả cho thấy tăng trƣởng kinh tế, mức cung tiền M2, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động có mối tƣơng quan thuận chiều với tốc độ tăng trƣởng tín dụng, đồng thời cũng cho thấy việc gia tăng nợ xấu, lãi suất chiết khấu, đô la hóa, gia tăng thâm hụt ngân sách sẽ làm giảm tốc độ tăng trƣởng tín dụng của các ngân hàng.

Nguyễn Chánh Nghĩa 2015 đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trƣởng tín dụng tại Vietcombank. Trong nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phần mềm eviews cụ thể là với mô hình hồi quy OLS để phân tích tác động của các yếu tố đến tăng trƣởng tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần ngoại thƣơng Việt Nam, một trong những ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất trong giai đoạn 2011- 2014. Từ kết quả trong mô hình hồi quy, tác giả đã kết luận rằng chỉ có nợ xấu tác động đến tăng trƣởng tín dụng, và là tác động ngƣợc chiều. Tác giả cũng lý giải đƣợc kết quả này cũng phản ánh đúng thực tế với thực trạng của Vietcombank trong giai đoạn 2008-2014 khi mà tăng trƣởng kinh tế đang giảm dần trong khi nợ xấu lại cao chỉ sau Agribank, chứng tỏ ngân hàng Vietcombank kiểm soát chất lƣợng tín dụng chƣa tốt. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do nền kinh tế đang khó khăn ảnh hƣởng đến năng lực sản suất và tài chính của các doanh nghiệp trong khi cán bộ tín dụng còn thiếu năng lực thẩm định và giám sát quản lý vốn vay.

Lê Tấn Phƣớc (2016) với đề tài : “Một số yếu tố tác động đến tăng trƣởng tín dụng ngân hàng thƣơng mại Việt Nam” đã sử dụng mô hình OLS để kiểm định mô hình bao gồm các biến nhƣ tỷ lệ huy động, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ thanh khoản, quy mô ngân hàng, lãi suất, lạm phát, tăng trƣởng GDP của các NHTM để xem xét rằng các yếu tố này có tác động đến tăng trƣởng tín dụng hay không. Kết quả cho thấy, chỉ có các biến tỷ lệ nợ xấu có có tác động ngƣợc chiều với tăng trƣởng tín dụng, điều này cần phải xem xét một cách cụ thể vì nếu không quản lý tốt, các khoản tín dụng sẽ gây ra thiệt hại cho ngân hàng. Trong khi đó, các biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ thanh khoản có mối quan hệ cùng chiều với tăng trƣởng tín dụng. Cùng với đó, đối với các biến kiểm soát là lãi suất danh nghĩa, tốc độ tăng trƣởng GDP cũng có sự tác động cùng chiều nhƣng tỷ lệ lạm phát lại có mối quan hệ ngƣợc chiều với tăng trƣởng tín dụng.

Nguyễn Thành Tâm (2016) nghiên cứu xác định ảnh hƣởng của các nhóm yếu tố tài chính của ngân hàng thƣơng mại và yếu tố kinh tế vĩ mô đến tăng trƣởng tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2015 bằng phƣơng pháp ƣớc lƣợng Moment tổng quát (GMM). Kết quả chỉ ra rằng tốc độ tăng trƣởng tín dụng của năm trƣớc, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và tốc độ tăng trƣởng huy động vốn của các NHTM có tác động cùng chiều với tốc độ tăng trƣởng tín dụng. Ngƣợc lại, quy mô tài sản của ngân hàng, tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ ngƣợc chiều với tốc độ tăng trƣởng tín dụng của các NHTM tại Việt Nam.

Huỳnh Thị Hiền (2017) nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trƣởng tín dụng tại các chi nhánh Ngân hàng thƣơng mại tỉnh Bình Thuận, áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng. Bộ dữ liệu đƣợc sử dụng gồm 13 chi nhánh Ngân hàng thƣơng mại trong giai đoạn 2010-2015. Kết quả thu đƣợc từ hồi quy dữ liệu bảng GMM cho thấy các biến phản ánh quy mô dƣ nợ năm trƣớc, tốc độ tăng trƣởng tiền gửi có tác động cùng chiều và có ý nghĩa đến tăng trƣởng tín dụng tại các chi nhánh NHTM, trong khi tỷ lệ nợ xấu và lạm phát năm trƣớc tác động ngƣợc chiều đến tăng trƣởng tín dụng. Nghiên cứu không tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê của các yếu tố: Quy mô hoạt động của ngân hàng, tỷ lệ thu nhập trên chi phí lãi, tốc độ tăng trƣởng GDP.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chƣơng này, tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết về tăng trƣởng tín dụng và các yếu tố tác động đến tăng trƣởng tín dụng. Kế đến, tác giả cũng trình bày các nghiên cứu trong nƣớc và nƣớc ngoài có liên quan đến tác động của các yếu tố đến tăng trƣởng tín dụng trong NHTMCP, làm cơ sở cho bài nghiên cứu của tác giả. Qua các bằng chứng thực nghiệm trƣớc đó, mặc dù sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau, thời gian khác nhau, nền kinh tế khác nhau,… nhƣng đa số đều chỉ ra đƣợc rằng các yếu tố đại diện cho biến độc lập này có tác động đến tăng trƣởng tín dụng. Do đó càng có cơ sở để kì vọng rằng các yếu tố độc lập này có tác động đến tăng trƣởng tín dụng của các NHTMCP tại Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài Các yếu tố tác động đến tăng trƣởng tín dụng của các NHTMCP một lần nữa sẽ là bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ này có hay không tồn tại sự tác động, nếu có đó là tác động cùng chiều hay ngƣợc chiều. Các nghiên cứu thực nghiệm đƣợc nêu trong chƣơng này cũng là cơ sở để tác giả thiết lập, lựa chọn mô hình nghiên cứu sẽ đƣợc trình bày trong chƣơng sau.

CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Trong chƣơng này, dựa trên các cơ sở lý thuyết đã trình bày trong chƣơng trƣớc, tác giả sẽ giới thiệu về mô hình nghiên cứu, đồng thời tác giả cũng sẽ giải thích các biến trong mô hình cũng nhƣ kì vọng về dấu của từng biến. Kế đến, tác giả sẽ trình bày việc thu thập số liệu và phƣơng pháp thực hiện mô hình nghiên cứu làm cơ sở cho việc thực hiện nghiên cứu trong chƣơng sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)