Tín dụng ngân hàng với mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận. Tăng trƣởng tín dụng là một trong những yếu tố để xác định tính hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng. Với mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu là xác định đƣợc các nhân tố và mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố tác động đến tăng trƣởng tín dụng trong hệ thống NHTM Việt Nam, từ đó làm cơ sở cho những nhà quản trị ngân hàng đƣa ra chính sách quản lý, điều hành và giám sát hiệu quả.
Bằng việc xây dựng mô hình hồi quy dữ liệu bảng không cân bằng theo cách tiếp cận các ảnh hƣởng ngẫu nhiên (REM), tác giả đã chỉ ra đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến tăng trƣởng tín dụng trong hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 -2017 gồm tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập hoạt động, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tính thanh khoản, tốc độ tăng trƣởng GDP, tỷ lệ lạm phát và biến giả. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập hoạt động, tỷ lệ lạm phát có tác động ngƣợc chiều đến tăng trƣởng tín dụng. Các biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tính thanh khoản, tốc độ tăng trƣởng GDP, biến giả tác động cùng chiều đến tăng trƣởng tín dụng. Theo đó, kết quả mô hình hồi quy thu đƣợc nhƣ sau:
CG = -1,350930 – 6,125915* NPL + 0,933959* LQTA + 0,916788* ETA – 0,850417* CTI + 30,68039* GDP – 1,461316* INF + 0,261251* DUM
Các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích đƣợc 19,91% sự biến thiên xung quanh giá trị trung bình của tăng trƣởng tín dụng CG.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã củng cố cơ sở lý thuyết ở chƣơng 2, đồng thời góp phần làm nền tảng cho các nghiên cứu liên quan đến tăng trƣởng tín dụng trong tƣơng lai. Đề tài có những khác biệt so với nghiên cứu trƣớc ở Việt Nam nhƣ mở
rộng giai đoạn thu thập số liệu, mẫu nghiên cứu là dữ liệu không cân bằng và đƣa thêm biến giả nhằm đánh giá tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến tăng trƣởng tín dụng.