Từ kết quả hồi quy trên, ta có thể thấy đƣợc bốn biến độc lập đều có tác động đến tăng trƣởng tín dụng CG và đều có ý nghĩa thống kê. Trong đó, biến NPL, CTI có tác động ngƣợc chiều đến tăng trƣởng tín dụng, còn biến LQTA, ETA có tác động cùng chiều đến tăng trƣởng tín dụng CG. Cụ thể sẽ trình bày tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 4.9 – Kết quả hồi quy cuối cùng của các biến độc lập Biến Kỳ vọng dấu nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Hệ số chặn NPL - - 6.1259 CTI - - 0.8504 LQTA + + 0.0339 ETA + + 0.9167 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Ghi chú: + là tác động cùng chiều, - là tác động ngược chiều
Biến tỷ lệ nợ xấu (NPL)
Tỷ lệ nợ xấu có tác động ngƣợc chiều và ảnh hƣởng đến tăng trƣởng tín dụng ngân hàng với mức ý nghĩa thống kê 10% ( P – value = 0.084). Kết quả ƣớc lƣợng này cũng trùng với các nghiên cứu của các tác giả nhƣ: Tamirisa và Igan (2008), Aydin (2008), Kai và Stepanyan (2011), Nguyễn Thùy Dƣơng và Trần Hải Yến (2011), Hussain và Junaid (2012), Tomak (2013) . Theo đó, khi các yếu tố khác không đổi, tỷ lệ nợ xấu tăng 1% thì mức tăng trƣởng tín dụng giảm 6,1259% và ngƣợc lại. Điều này có thể đƣợc lý giải rằng các ngân hàng đã có thời kỳ bùng nổ cho vay trong năm 2008, 2009 với điều kiện vay tƣơng đối dễ dàng. Vì vậy, kể từ năm 2009, ngân hàng phải đối mặt với các khoản nợ xấu tăng cao. Khi nợ xấu tăng cao buộc các ngân hàng phải tập trung rà soát ,kiểm tra, tìm ra các giải pháp xử lý và thu hồi các khoản nợ xấu thay vì tập trung mở rộng tín dụng. Mặt khác, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa vẫn còn khó khăn, số lƣợng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng, tình hình tài chính giảm sút dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng. Do đó các ngân hàng chỉ thực hiện cho vay những khách hàng uy tín hoặc các dự án đảm bảo có sinh lời nhằm hạn chế rủi ro. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu an toàn vốn, các ngân hàng siết chặt điều kiện vay vốn nhằm ổn định lại hoạt động tín dụng. Chính vì vậy, các ngân hàng không thể đẩy mạnh tăng trƣởng tín dụng trong khoảng thời gian này.
Biến tỷ lệ chi phí trên thu nhập hoạt động (CTI)
Biến tỷ lệ chi phí trên thu nhập có tác động ngƣợc chiều đến tăng trƣởng tín dụng với ý nghĩa thống kê 1% (P – value =0.0057). Theo kết quả nghiên cứu cho thấy,
khi tỷ lệ chi phí trên thu nhập tăng lên 1% thì tăng trƣởng tín dụng của ngân hàng giảm đi 0,8504% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Tác động ngƣợc chiều này đến tăng trƣởng tín dụng trùng khớp với kết quả trong nghiên cứu của Igan và Tamirisa (2007). Tỷ lệ này càng nhỏ thì càng cho thấy sự hoạt động hiệu quả của ngân hàng với mức lợi nhuận cao, do đó các ngân hàng có thể kiểm soát đƣợc các chi phí hoạt động một cách tốt nhất, từ đó ngân hàng có thể gia tăng các khoản vay. Kết quả này phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam khi mà các ngân hàng đã cho thấy sự hoạt động hiệu quả với mức lợi nhuận tăng vọt qua hằng năm sau thời kỳ khủng hoảng, cùng với việc sử dụng chi phí một cách hợp lý nên mức tăng trƣởng tín dụng cũng vì thế mà tăng lên cao.
Biến tính thanh khoản (LQTA)
Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy, tính thanh khoản có tác động cùng chiều đến tăng trƣởng tín dụng, kết quả này cũng trùng với một số nghiên cứu của các tác giả nhƣ Nalatia T.Tamirisa và Deniz O.Igan (2007), Nguyễn Thùy Dƣơng và Trần Hải Yến (2011), Lê Tấn Phƣớc (2016). Theo đó, khi các yếu tố khác không đổi, tỷ lệ thanh khoản tăng 1% thì tăng trƣởng tín dụng tăng 0,93%. Điều này có nghĩa là, khi tính thanh khoản tăng cao thì ngân hàng có nguồn tiền nhiều để đáp ứng các nhu cầu kinh doanh trong đó có cấp tín dụng, vì thế mà tăng trƣởng tín dụng của các ngân hàng tăng cao hơn. Ngƣợc lại, khi thanh khoản yếu các ngân hàng sẽ gặp khó khăn về nguồn tiền để đáp ứng cho việc cấp tín dụng, vì vậy tăng trƣởng tín dụng sẽ giảm lại.
Biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA)
Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động cùng chiều đến tăng trƣởng tín dụng. Nghĩa là, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu tăng 1% thì tăng trƣởng tín dụng tăng 0,91%. Theo đó, vốn chủ sở hữu càng lớn sẽ giúp ngân hàng có đủ khả năng để đối mặt với nhiều rủi ro nhằm quản lý tốt đƣợc các khoản tín dụng, do đó ngân hàng giải quyết rủi ro hệ thống của mình bằng cách duy trì mức vốn chủ sở hữu nhất định và gia tăng vốn chủ sở hữu cao hơn gia tăng nợ trong cơ cấu nguồn vốn sẽ giúp các NHTMCP tăng giới hạn cấp tín dụng tối đa cho khách hàng, vì thế việc hoạt động cho vay sẽ tạo ra
thuận lợi hơn, nên tốc độ tăng trƣởng tín dụng sẽ tốt hơn. Kết quả này cũng khẳng định lại bằng chứng của Nguyễn Thùy Dƣơng và Trần Hải Yến (2011), Hussain và Junaid( 2012), Lê Tấn Phƣớc (2016).
4.4.2 Biến kiểm soát
Mặc dù các biến kiểm soát đƣa vào mô hình nghiên cứu chỉ nhằm giúp mô hình thêm chính xác chứ không phải là đối tƣợng nghiên cứu chính của đề tài, nhƣng để thấy rõ hơn còn những yếu tố khác ảnh hƣởng đến tăng trƣởng tín dụng CG của các NHTMCP, tác giả vẫn phân tích thêm về tác động của các biến kiểm soát đến CG.
Bảng 4.10 – Kết quả hồi quy cuối cùng của các biến kiểm soát Biến Kỳ vọng dấu nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Hệ số chặn INF - - -1.4613 GDP + + 30.6803 DUM + + 0.26125 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp. Ghi chú: + là tác động cùng chiều, - là tác tác động ngược chiều
Biến tỷ lệ lạm phát (INF)
Kết quả cho thấy lạm phát có tác động ngƣợc chiều đến tăng trƣởng tín dụng của các NHTMCP. Trong điều kiện cụ thể của nền kinh tế Việt Nam, nguồn vốn các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh còn phụ thuộc quá lớn vào vốn vay các ngân hàng thƣơng mại; việc thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ tác động đến hoạt động doanh nghiệp, việc làm, tăng trƣởng kinh tế và tác động đến cả chính sách tài khóa, điển hình nhƣ việc các doanh nghiệp phải bổ sung vốn lƣu động liên tục , chi phí đầu vào rất nhiều trong khi sản xuất không tăng hoặc tăng không đủ bù đắp chi phí, sản phẩm tiêu thụ rất hạn chế. Khó khăn của các doanh nghiệp sẽ tác động ngƣợc đến hoạt động của ngân hàng thƣơng mại. Mặt khác, để kiềm chế lạm phát NHNN sẽ tăng lãi suất huy động làm gia tăng lãi suất cho vay, các doanh nghiệp dù thiếu vốn cũng không mặn mà trong việc đi vay do chi phí lãi vay qua cao. Và điều tất yếu là tăng trƣởng tín dụng sẽ giảm khỉ tỷ lệ lạm phát gia tăng. Kết quả nghiên
cứu này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Hussain và Junaid (2012), Lê Tấn Phƣớc (2016).
Biến giả (DUM)
Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy, biến giả có tác động cùng chiều với tăng trƣởng tín dụng. Kết quả này trùng với nghiên cứu trƣớc đây của Guodong Chen và Yi Wu (2014). Theo đó, chính phủ sẽ sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng, vì trong khoảng thời gian này các doanh nghiệp bƣớc vào thời kỳ khó khăn, thiếu hụt vốn nghiêm trọng, dễ dẫn đến tình trạng phá sản, tỷ lệ lạm phát tăng cao nên trƣớc tình hình này, các ngân hàng lớn buộc phải cho các doanh nghiệp gặp khó khăn này vay với điều kiện cho vay tƣơng đối dễ dàng để có thể hạn chế mọi rủi ro xảy ra.Vì vậy, tăng trƣởng tín dụng trong giai đoạn 2008 – 2009 đều tăng ở hầu hết các ngân hàng.
Biến tốc độ tăng trƣởng GDP (GDP)
Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy, tốc độ tăng trƣởng GDP tác động cùng chiều tăng trƣởng tín dụng với mức ý nghĩa cao là 1% ( P- value = 0.0001 . Điều này đúng với dấu kỳ vọng đƣợc tìm thấy bởi nghiên cứu của Kai & Stepanyan (2011), Hussain và Junaid (2012), Sharrma và Gounder (2012)và Lê Tấn Phƣớc (2016), đồng nghĩa với việc kinh tế tăng trƣởng mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế, dẫn đến nhiều nhà đầu tƣ mở rộng phạm vi hoạt động đầu tƣ, các doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh tạo ra thuận lợi cho hoạt động tài chính trong đó có hoạt động của các NHTM. Chính vì sự cạnh tranh ngày càng gay gắt do môi trƣờng thuận lợi dẫn tới các ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay làm tốc độ tăng trƣởng tín dụng cao.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Trong chƣơng 4, tác giả đã trình bày và phân tích kết quả nghiên cứu, bao gồm thống kê mô tả, phân tích tƣơng quan và hồi quy theo phƣơng pháp Pooled OLS, FEM và REM. Tiếp đến tác giả đã sử dụng kiểm định Likelihood Ratio để kiểm tra xem hệ số chặn của hàm hồi quy của từng ngân hàng có khác nhau không. Kết quả kiểm định cho thấy, hệ số chặn của hàm hồi quy của từng ngân hàng khác nhau với mức ý nghĩa 1%, do đó tác giả loại mô hình Pooled OLS. Sau đó, tác giả tiến hành kiểm định Hausman Test để kiểm tra có tƣơng quan giữa các biến và thành phần
ngẫu nhiên hay không. Kết quả cho thấy không có tƣơng quan giữa các biến và thành phần ngẫu nhiên, do đó mô hình REM là mô hình phù hợp nhất. Sau khi chọn mô hình phù hợp nhất với nghiên cứu, tác giả tiến hành kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến và tự tƣơng quan. Kết quả cho thấy mô hình không có hiện tƣợng đa cộng tuyến và tự tƣơng quan. Kết quả ƣớc lƣợng chỉ ra rằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động, lạm phát có tác động ngƣợc chiều với tăng trƣởng tín dụng CG với mức ý nghĩa lần lƣợt là 10% và 1%. Trong khi đó, các biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tính thanh khoản, biến giả, tốc độ tăng trƣởng GDP có tác động cùng chiều với tăng trƣởng tín dụng CG với mức ý nghĩa lần lƣợt là 10% và 1%. Cuối chƣơng 4, tác giả cũng phân tích dấu của các biến sau hồi quy làm cơ sở cho các kết luận và gợi ý chính sách cho chƣơng sau.
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trong chƣơng này, tác giả sẽ tóm tắt lại kết quả nghiên cứu trong chƣơng 4, đồng thời dựa trên những kết luận đó để gợi ý chính sách với cơ quan quản lý và nhà quản trị NHTM. Cuối chƣơng, tác giả sẽ trình bày các hạn chế của đề tài và mở rộng hƣớng nghiên cứu tiếp theo.