Kết quả nghiên cứu cho thấy tính thanh khoản có tác động cùng chiều đến tăng trƣởng tín dụng. Tuy nhiên, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của NHTM là đảm bảo khả năng thanh khoản đầy đủ. Thực tế, hiện tƣợng thiếu hụt thanh khoản thƣờng là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy ngân hàng đang ở trong tình trạng khó khăn tài chính nghiêm trọng, một ngân hàng có thể bị đóng cửa nếu không đáp ứng đủ nhu cầu thanh khoản, mặc dù về kỹ thuật, nó vẫn còn khả năng trả nợ. Hơn nữa, năng lực quản trị thanh khoản của một ngân hàng là thƣớc đo quan trọng về tính hiệu quả tổng thể để đạt đến các mục tiêu dài hạn của ngân hàng. Do đó, khuyến nghị đƣợc đƣa ra là các ngân hàng nên đầu tƣ các khoản thanh khoản dƣ thừa nhằm tăng lợi nhuận và có đƣợc lợi ích từ giá trị thời gian của tiền sẵn có. Các NHTM nên áp dụng một khuôn khổ chung và sử dụng phƣơng pháp khoa học trong việc quản lý thanh khoản hiệu quả tốt theo một số nguyên tắc sau:
Thứ nhất, thƣờng xuyên giám sát hoạt động của các bộ phận chịu trách nhiệm huy động vốn và sử dụng vốn trong phạm vi ngân hàng và điều phối hoạt động các bộ phận này với nhau. Chẳng hạn, bất cứ khi nào bộ phận phụ trách tài khoản tiết kiệm dự kiến nhận một số chứng chỉ tiền gửi có giá trị lớn trong một vài ngày tới, thông tin này cần đƣợc chuyển ngay tới ngƣời quản trị thanh khoản hoặc bộ phận cho vay đã thoả thuận cấp hạn mức tín dụng mới cho khách hàng, nhà quản trị thanh khoản cần chuẩn bị khả năng khách hàng rút tiền từ hạn mức đó.
Thứ hai, nhà quản trị thanh khoản cần phải biết trƣớc khả năng ở đâu và khi nào khách hàng gửi tiền/ vay tiền dự định rút vốn hoặc bổ sung thêm tiền gửi/ trả nợ. Điều này cho phép ngƣời quản trị thanh khoản hoạch định đón đầu để xử lý hiệu quả hơn phần thanh khoản thặng dƣ hay thâm hụt đang xuất hiện. Để thực hiện đƣợc điều này, các ngân hàng có thể đƣa ra những chƣơng trình khuyến mãi k m những ràng buộc giúp hạn chế khả năng rút tiền ra ngoải ngân hàng trƣớc ngày đáo hạn của khách hàng.
5.2.5 Tỷ lệ lạm phát
Kết quả nghiên cứu cho thấy biến vĩ mô lạm phát tác động ngƣợc chiều đến tăng trƣởng tín dụng CG. Do đó, để tạo môi trƣờng kinh doanh hiệu quả hơn, các cơ quan Chính phủ, Ngân hàng nhà nƣớc có thể điều chỉnh thông qua biến vĩ mô này. Tác động của lạm phát làm giảm tốc độ tăng trƣởng tín dụng của các NHTM, do đó các gợi ý chính sách sẽ nhằm cắt giảm lạm phát hiện tại, giữ ở mức lạm phát mục tiêu, cụ thể:
Một là, thực hiện chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lƣợng tiền lƣu thông. Ngân hàng Nhà nƣớc cần chủ động, linh hoạt sử dụng hợp lý các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trƣờng để đảm bảo lƣợng tiền đang lƣu thông đƣợc cân bằng. Hai là, giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách thông qua việc cắt giảm đầu tƣ công và chi phí thƣờng xuyên của các cơ quan sử dụng ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tƣ của các doanh nghiệp nhà nƣớc tránh lãng phí, không đúng mục đích.
Ba là, các cơ quan nhà nƣớc cần chủ động và phối hợp chặt chẽ trong đánh giá tình hình giá cả, xây dựng các phƣơng án điều hành giá để chủ động kiểm soát lạm phát. Trƣớc khi điều chỉnh giá của các loại hàng hóa và dịch vụ cần tính toán, thống nhất và báo cáo Chỉnh phủ.
Bốn là, các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng cần theo dõi sát diễn biến giá cả của các mặt hàng thiết yếu để có các giải pháp điều hành kịp thời và phù hợp, đồng thời chủ động các nguồn hàng vào dịp lễ để hạn chế tăng giá. 5.2.6 Tốc độ tăng trƣởng GDP
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trƣởng GDP có tác động cùng chiều đến tăng trƣởng tín dụng. Chính vì sự cạnh tranh ngày càng gay gắt do môi trƣờng thuận lợi dẫn tới nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay hơn. Do đó, vấn đề đặt ra là các NHTM cần phải có những hành động gì để nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế, song song đó là kiểm soát tăng trƣởng tín dụng ở mức tốt nhất. Sau đây là một số kiến nghị trọng tâm:
Một là, tăng quy mô vốn điều lệ - đây là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo hệ số an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc và cũng đảm bảo an toàn
cho hoạt động của chính bản thân ngân hàng trong quá trình hoạt động tín dụng. Vốn tăng sẽ cho phép ngân hàng đầu tƣ phát triển công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và mở rộng đƣợc kênh phân phối. Đây cũng là những yếu tố không thể thiếu nếu muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam.
Hai là, nâng cao chất lƣợng tín dụng. Các NHTM cần xây dựng riêng cho mình một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng chặt chẽ hơn, chủ yếu bao gồm: Xác lập mục tiêu tín dụng trong đó mức độ rủi ro từ hoạt động tín dụng phải đo lƣờng đƣợc; Xây dựng, cập nhật chiến lƣợc và chính sách quản lý rủi ro tín dụng, phù hợp với các quy định mới của NHNN và ngày càng phù hợp hơn với các chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế. Đồng thời, tăng cƣờng xử lý nợ xấu cũng nhằm giúp nâng cao chất lƣợng tín dụng tại mỗi ngân hàng.
Ba là, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Trong đó, tập trung vào những sản phẩm có hàm lƣợng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội trên thị trƣờng nhằm tạo sự khác biệt trong cạnh tranh; tận dụng các kênh phân phối mới để đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng và phát triển tín dụng tiêu dùng.
Bốn là, NHNN cần kiểm soát tăng trƣởng và chất lƣợng tín dụng, tránh việc duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong thời gian quá dài, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng, dẫn tới hình thành bong bóng tài sản và nợ xấu kéo dài cho các năm sau; thực hiện các biện pháp mang tính thị trƣờng định hƣớng dòng vốn tín dụng vào khu vực sản xuất.
5.2.6 Biến giả
Qua nghiên cứu cho thấy biến giả thể hiện cho khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 -2009 có ý nghĩa và tác động cùng chiều đến tăng trƣởng tín dụng. Tuy nhiên, nhƣ đã phân tích ở trên, việc tăng trƣởng tín dụng cao đột biến sẽ gây ra khá nhiều hậu quả, rủi ro cho các năm sau. Do đó các gợi ý chính sách sẽ nhằm giữ mức ổn định tăng trƣởng tín dụng trong các cuộc khủng hoảng, cụ thể:
Một là, Ngân hàng Trung ƣơng cần thực hiện giám sát chặt chẽ tỷ lệ vốn của các tổ chức tài chính tƣơng ứng với mức độ rủi ro của tài sản và trao đổi, đánh giá các nhà quản lý cấp cao của các tổ chức này. Đồng thời có những quy định chặt chẽ về tỷ lệ
đòn bẩy tài chính tại các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các NHTM có quy mô lớn nhằm tránh hiểm họa chạy theo lợi nhuận của các đơn vị này dẫn đến những hiểm họa khôn lƣờng khi nền kinh tế đang biến động.
Hai là, khủng hoảng cũng cho thấy tầm quan trọng của việc quản lý thanh khoản hiệu quả. Các NHTM cần theo dõi trạng thái thanh khoản và đƣa ra các chiến lƣợc thanh khoản, các diễn biến chính của thị trƣờng và rủi ro thanh khoản. Khi duy trì tỷ lệ thanh khoản cao đồng nghĩa với việc các NHTM phải hi sinh một phần mục tiêu lợi nhuận, và trên thực tế thực hiện giải pháp này rất khó khăn khi thị trƣờng rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
Ba là, các NHTM cần quản lý rủi ro một cách hiệu quả và an toàn. Các NHTM cần phải tuân thủ các nguyên tắc cho vay chặt chẽ. Xác định rõ việc mục đích của các khoản vay, tình hình tài chính và nhƣ mức độ trả nợ của khách hàng, thẩm định thật kỹ các dự án và làm tốt công tác giám sát các khoản vay.
5.3 Hạn chế của đề tài
Mặc dù nghiên cứu đạt đƣợc những kết quả nhất định, nhƣng trong đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Sau đây tác giả tự đánh giá những hạn chế cơ bản, tạo cơ sở để đƣa ra đề xuất cho nghiên cứu trong tƣơng lai:
Thứ nhất, đề tài mới dừng lại việc xác định các nhân tố tác động đến tăng trƣởng tín dụng mà chƣa đƣa ra đƣợc các giải pháp để điều chỉnh các nhân tố đó cho phù hợp với mục tiêu của ngân hàng. Ngoài ra, do có giới hạn trong thời gian nghiên cứu, nên tác giả chƣa xét đến các ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài tại Việt Nam, vì vậy chƣa đánh giá chung một cách khách quan toàn hệ thống NHTM tại Việt Nam cũng nhƣ so sánh 2 loại hình ngân hàng này.
Thứ hai, do hạn chế về mặt thu thập dữ liệu và tính chính xác của số liệu nhƣ vấn đề bảo mật thông tin của các ngân hàng, tính xác thực và rõ ràng của báo cáo tài chính làm cho số quan sát trong mô hình không cao ( 237 quan sát), so với mẫu gồm 20 ngân hàng thƣơng mại và trong khoảng thời gian 12 năm, thì số quan sát lẽ ra phải là 240 quan sát.
Thứ ba, có thể nhận thấy mức độ giải thích của các biến độc lập so với biến phụ thuộc là tăng trƣởng tín dụng khá thấp ( chỉ 19.91%). Điều đó chứng tỏ mô hình đƣa ra có thể chƣa giải thích các biến độc lập so với biến phụ thuộc đầy đủ và chính xác. Thứ tƣ, về các nhân tố ảnh hƣởng đến tăng trƣởng tín dụng, nghiên cứu chỉ mới đƣa vào mô hình nhóm nhân tố đặc trƣng của ngân hàng và nhóm nhân tố vĩ mô. Trong đó, đề tài nghiên cứu chƣa xét đến các nhân tố nhƣ quy mô ngân hàng, tỷ suất lợi nhuận ngân hàng, chênh lệch lãi suất cho vay và huy động, hình thức sở hữu vào mô hình do đề tài chủ yếu xét một số yếu tố tác động đến tăng trƣởng tín dụng ngân hàng ở hầu hết các nền kinh tế và phù hợp với thực tiễn Việt Nam hiện nay.
5.4 Hƣớng mở rộng nghiên cứu
Dựa trên các hạn chế đã đƣợc nêu ra, tác giả gợi ý một số hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai:
Một là, các bài nghiên cứu trong tƣơng lai có thể tăng số lƣợng quan sát thông qua tăng số lƣợng năm quan sát, nhất là số lƣợng những năm tiếp theo khi nền kinh tế thực sự ổn định. Khi số lƣợng quan sát của mẫu lớn hơn, sự chính xác của đề tài nghiên cứu cũng cao hơn, đồng thời có thể giải thích đƣợc các tác động cần phải có số quan sát lớn hơn.
Hai là, các nghiên cứu trong tƣơng lai có thể sử dụng nhiều biến đại diện cho tăng trƣởng tín dụng, biến nội tại và các biến kiểm soát hơn. Điển hình nhƣ đại diện cho tăng trƣởng tín dụng còn có các biến nhƣ doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tỷ lệ cơ cấu dƣ nợ,... Các biến nội tại khác nhƣ quy mô ngân hàng, tỷ suất lợi nhuận ngân hàng, tăng trƣởng vốn huy động. Và các biến kiểm soát nhƣ lãi suất cho vay, chênh lệch lãi suất cho vay và huy động,… Khi đó, đề tài sẽ đánh giá đƣợc toàn diện hơn sự tác động của nhiều yếu tố khác đến tăng trƣởng tín dụng trong NHTM.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 5
Dựa trên kết quả nghiên cứu của chƣơng 4, tác giả đã đƣa ra các khuyến nghị cho NHTM và cơ quan quản lý nhà nƣớc, nhằm kiểm soát tốt tốc độ tăng trƣởng tín dụng trong hệ thống NHTM. Ngoài ra, tác giả cũng đã nêu lên những mặt hạn chế của nghiên cứu, đồng thời cũng đƣa ra các gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm hoàn thiện đề tài nghiên cứu về tác động của các yếu tố tác động đến tăng trƣởng tín dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt:
1. Bùi Diệu Anh, Hồ Diệu, Lê Thị Hiệp Phƣơng 2011 , Nghiệp vụ tín dụng ngân
hàng, NXB Phƣơng Đông.
2. Đinh Thị Mộng Tuyền (2015). Giải pháp tăng trưởng tín dụng tại Argibank chi
nhánh Kiên Giang, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Tài chính – Marketing TP. HCM.
3. Huỳnh Thị Hiền (2017), Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các chi
nhánh ngân hàng thương mại tỉnh Bình Thuận, luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Ngân hàng TP.HCM.
4. Lê Tấn Phƣớc (2016), Một số yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng Ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Tài chính kỳ II tháng 12/2016.
5. Nguyễn Chánh Nghĩa 2015 , Nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại Vietcombank, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng đại học Tài Chính – Marketing TP.HCM.
6. Nguyễn Quang Dong & Nguyễn Thị Minh (2013): Giáo trình Kinh tế lượng.
NXB ĐH Kinh tế Quốc dân, Tái bản lần thứ nhất.
7. Nguyễn Quỳnh Hoa (2014). Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt
Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Ngân hàng TP.HCM.
8. Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Hồng Hải 2014 , „
Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tăng trưởng tín dụng hệ thống ngân hàng giai đoạn 2001 -2002, Công nghệ ngân hàng, số 3 (Tháng 2/2014), trang 20-24.
9. Nguyễn Thành Tâm (2016), Yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Ngân hàng TP.HCM.
10. Nguyễn Thùy Dƣơng và Trần Hải Yến (2011), Các nhân tố tác động đến tăng
trưởng tín dụng ngân hàng tại Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, số 24, 27-33.
11. Phạm Thị Tuyết Trinh (2016), Giáo trình Kinh tế lượng ứng dụng trong tài
chính. NXB Đại học Kinh tế TP.HCM.
13. Tiến, TS Nguyễn Văn, et al 2013). Quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội
Tài liệu Tiếng Anh:
1. Burcu Aydin (2008), Banking Structure and Credit Growth in Central and
Eastern European Countries, IMF working paper.
2. Chen, G., & Wu, M. Y. (2014). Bank ownership and credit growth in emerging
markets during and after the 2008–09 financial crisis—a cross-regional comparison (No. 14-171). International Monetary Fund.
3. Guo, Kai and Stepanyan, Vahram (2011), Determinants of Bank Credit in
Emerging Market Economies, IMF Working Paper 11/51, Washington D.C.
4. Hussain, I. and Junaid, N.2012, Credit growth drivers: A case of commercial
banks of Pakistan, IMF Working paper.
5. Mankiw, N. G. (2014). Principles of macroeconomics. Cengage Learning.
6. Natalia T. Tamirisa and Deniz O. Igan (2007), Credit Growth and Bank
Soundness in Emerging Europe, IMF Working Paper, Washington D.C.
7. Olokoyo, F. O. (2011). Determinants of commercial banks’ lending behavior in
Nigeria. International Journal of Financial Research, 2(2), 61.
8. Richard Duncan 2011, ― Credit growth drives economic growth, until it
doesn’t‖, Bussiness Insider 19 May.
9. Rose, P. S. (2002). Commercial bank management. McGraw-Hill/Irwin.
10. Sharma, P. and Gounder, N.2012, Determinants of bank credit in small open
economics: The case of six Pacific Island Countries, IMF Working Paper.
11.Tomak, S. (2013). Determinants of commercial banks’ lending behavior:
Evidence from Turkey. Asian Journal of Empirical Research, 3(8), 933-943.
Tài liệu từ internet:
1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 2010. Luật các tổ chức tín dụng.
Truy cập tại
http://moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid =25814 [ Truy cập ngày 11/4/2018].
2. Công ty Tài chính chứng khoán Việt Nam. Dữ liệu doanh nghiệp. Truy cập
tại http://finance.vietstock.vn/VIB/tai-tai-lieu.htm , [Truy cập ngày 9/3/2018],
3. Báo điện tử Cafef. Dự liệu thị trường chứng khoán. Truy cập tại
http://s.cafef.vn/du-lieu.chn, [Truy cập ngày 9/3/2018].
4. Ngân hàng Thế Giới. Kho dữ liệu. Truy cập tại https://data.worldbank.org/,
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 – Thống kê mô tả các biến trong mô hình