Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2014 2017​ (Trang 34)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình, cơ chế, hình thức tổ chức thực hiện, kết quả công tác đấu giá đất của một số dự án trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi không gian:

Nghiên cứu đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, cụ thể là 03 dự án nằm trên địa bàn 03 xã, thị trấn: thị trấn Chùa Hang, thị trấn Trại Cau và xã Linh Sơn:

- Dự án đấu giá quyền sử dụng đất ở Khu dân cư tổ 7, thị trấn Chùa Hang. - Dự án đấu giá quyền sử dụng đất ở Khu dân cư cổng Mỏ sắt Trại Cau, thị trấn Trại Cau.

- Dự án đấu giá quyền sử dụng đất ở Khu dân cư số 4, xã Linh Sơn.

* Phạm vi thời gian:

Các số liệu được thu thập từ năm 2014 đến năm 2017.

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình quản lý, sử dụng đất của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn, nguồn nước... - Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội: Tăng trưởng kinh tế, thực trạng phát triển các ngành, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dân số lao động, cơ sở hạ tầng, cảnh quan môi trường.

2.2.2. Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2017

- Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. - Kết quả đấu giá quyền sử dụng đất của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2017.

- Kết quả đấu giá quyền sử dụng đất ở tại 03 dự án nghiên cứu trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

2.2.3. Ý kiến đánh giá của người dân về công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

2.2.4. Đánh giá hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

- Hiệu quả kinh tế - Hiệu quả xã hội

- Hiệu quả đối với công tác quản lý và sử dụng đất đai

2.2.5. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

- Về chính sách của Nhà nước. - Giải pháp về kỹ thuật.

- Các giải pháp về cơ chế tài chính.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu thực trạng công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tiêu chí để chọn điểm nghiên cứu phải là những dự án đấu giá quyền sử dụng đất nằm trong quy hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đúng pháp luật và những quy định cụ thể của luật đất đai, được thực hiện trong giai đoạn 2014 - 2017, do vậy đề tài đã chọn các dự án đấu giá sau:

- Dự án đấu giá quyền sử dụng đất ở Khu dân cư tổ 7, thị trấn Chùa Hang. - Dự án đấu giá quyền sử dụng đất ở Khu dân cư cổng Mỏ sắt Trại Cau, thị trấn Trại Cau.

- Dự án đấu giá quyền sử dụng đất ở Khu dân cư số 4, xã Linh Sơn.

2.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp

- Điều tra, thu thập tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến công tác đấu giá quyền sử dụng đất.

- Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội: Các số liệu này thu thập từ phòng Thống kê huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, các văn bản báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của huyện Đồng Hỷ qua các năm.

- Tình hình quản lý và sử dụng đất: các văn bản liên quan đến công tác đấu giá quyền sử dụng đất; thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến các dự án đã đấu giá quyền sử dụng đất về quy trình đấu giá, nguồn gốc đất, quy hoạch, các bước xây dựng giá sàn, giá trúng đấu giá,... từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, trung tâm phát triển quỹ đất, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn về đấu giá quyền sử dụng đất .

2.2.3. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp

Phỏng vấn phiếu điều tra đã chuẩn bị sẵn với 2 nhóm đối tượng sau: - Nhóm 1: Cán bộ chuyên môn về đấu giá quyền sử dụng đất: 15 phiếu. - Nhóm 2: Người tham gia đấu giá quyền sử dụng đất: 100 phiếu.

+ Khu dân cư tổ 7, thị trấn Chùa Hang: 58 phiếu.

+ Khu dân cư cổng Mỏ sắt Trại Cau, thị trấn Trại Cau: 09 phiếu. + Khu dân cư số 4, xã Linh Sơn: 31 phiếu.

(Do số lượng người tham gia đấu giá tại các dự án khác nhau và số lượng lô đấu giá khác nhau, số phiếu thu thập của từng dự án khác nhau).

Nội dung phỏng vấn tập trung vào các nguồn thông tin về: mục đích đấu giá, tính pháp lý phiên đấu giá, giá sàn, giá trúng đấu, mức độ hài lòng,

nguyện vọng… đối với người tham gia phiên đấu giá và trình tự, quy chế, thủ tục, ý kiến… đối với cán bộ tổ chức đấu giá.

2.3.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, xử lý số liệu

Kết hợp của các yếu tố định tính với định lượng, các vấn đề vĩ mô và vi mô cũng như sự xác định cân bằng tương đối trong phân tích, mô tả, so sánh và đánh giá quy trình, hiệu quả của công tác đấu giá quyền sử dụng đất.

Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp và xử lý các chỉ tiêu của phiếu điều tra, thiết lập các trường dữ liệu về số thửa, diện tích, giá khởi điểm, giá trúng đấu giá, giá đất trên thị trường, chênh lệch giữa giá khởi điểm và giá trúng đấu giá, chênh lệch giữa giá khởi điểm và giá trên thị trường để phục vụ cho mục đích đánh giá.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình quản lý, sử dụng đất của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên dụng đất của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

a, Vị trí địa lý

Đồng Hỷ là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên nằm tiếp giáp với thành phố Thái Nguyên, có tổng diện tích tự nhiên của là 455,24km2, chiếm 12,9% diện tích tự nhiên của cả tỉnh, có toạ độ từ 105016’ - 105046’ kinh độ Đông; 21032’ - 21051’ vĩ độ Bắc.

- Phía Bắc giáp huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Kạn;

- Phía Nam giáp huyện Phú Bình và thành phố Thái Nguyên; - Phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang;

Hình 3.1. Sơ đồ địa giới hành chính huyện Đồng Hỷ

Vị trí địa lý tạo cho Đồng Hỷ có những tiềm năng, lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội:

- Nằm tiếp giáp với thành phố Thái Nguyên - Trung tâm kinh tế, đô thị, công nghiệp và dịch vụ của cả vùng Trung du miền núi Bắc Bộ nên huyện Đồng Hỷ có điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư, phát triển một số ngành công nghiệp chế biến, các dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng lao động.

- Thuận lợi trong giao lưu, vận chuyển và trao đổi hàng hoá để đẩy nhanh tốc độ sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ với các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng và với các vùng kinh tế năng động khác thông qua Quốc lộ 1B, tỉnh lộ 269, đường sắt, cách sân bay Nội Bài khoảng 70 km và mạng lưới đường liên huyện khá hoàn chỉnh.

Với vị trí địa lý như vậy, Đồng Hỷ có đủ điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, hoà nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển công nghiệp-tỉểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ.

b, Địa hình - địa chất

Đồng Hỷ có địa hình mang đặc điểm chung của vùng miền núi, đó là địa hình chia cắt, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, độ cao trung bình 80 m so với mặt nước biển và phân thành 3 vùng rõ rệt. Cấu tạo địa hình Đồng Hỷ tạo thuận lợi cho Huyện trong phát triển các vùng cây công nghiệp (chè) lớn phục vụ công nghiệp chế biến nông lâm sản. Tuy nhiên, địa hình chia cắt gây cũng gây khó khăn trong giao thương nội huyện, tăng suất đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

c, Khí hậu, thủy văn và sông ngòi

khí hậu của huyện Đồng Hỷ vừa mang tính nhiệt đới gió mùa có tính lục địa, chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa nóng (mùa mưa) từ tháng 4 - 10; mùa lạnh (mùa khô) từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Thời tiết khí hậu của huyện tương đối khắc nghiệt, lượng mưa lớn gây xói lở, úng lụt, lũ quét cục bộ; mùa khô gây hạn hán, thiếu nước trầm trọng, đặc biệt ở những vùng có địa hình cao, sản xuất và đời sống của nhân dân bị ảnh hưởng. Với chế độ nhiệt cao, độ ẩm lớn tạo điều kiện thuận lợi trong việc đa dạng hóa hệ thống cây trồng, cũng như việc bố trí thâm canh, tăng vụ.

* Thuỷ văn: Địa hình chia cắt mạnh tạo cho Đồng Hỷ có hệ thống sông suối, ao hồ phong phú, có độ dốc lớn, lưu lượng nước thiếu ổn định, khả năng giữ nước hạn chế. Đây là nguyên nhân hạn chế đến việc đầu tư khai thác nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất. Trong tương lai, cần đầu tư xây dựng các hệ thống phai, đập, hồ chứa nước đa mục tiêu nhằm dự trữ nước chống hạn hán mùa khô.

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

a, Mức tăng trưởng kinh tế

Nền kinh tế của huyện có bước phát triển khá toàn diện trên các lĩnh vực, góp phần làm thay đổi bức tranh kinh tế - xã hội của huyện, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14,46%, trong đó tăng trưởng ngành công nghiệp và xây dựng 26,87%; ngành dịch vụ 4,90%; ngành nông, lâm, thuỷ sản 3,66%. (UBND huyện Đồng Hỷ, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Đồng Hỷ năm 2018).

Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 45 triệu đồng/năm tăng 2,42 lần so với năm 2010.

Bảng 3.1. Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2014 - 2017

Đơn vị tính: %

TT Chỉ liêu 2014 2015 2016 2017 2018

1 Tốc độ tăng trưởng GDP (%)

(theo giá CĐ 2010), trong đó 12,50 13,40 14,30 18,44 14,46

- Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3,10 3,30 3,40 6,84 3,66 - Công nghiệp và xây dựng 17,70 18,50 19,20 23,8 26,87

- Dịch vụ 4,40 4,80 4,90 8,52 4,9

2 GDP bình quân đầu người

(theo giá hiện hành) 31,0 36,0 37,0 40,0 45,0

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Đồng Hỷ) - Về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2014 - 2018 cho thấy cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch đúng hướng, đó là tăng tỷ trọng công nghiệp-xây dựng, dịch vụ; giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Giá trị các ngành kinh tế chủ yếu trên địa bàn (theo giá so sánh năm 2010) đạt 3.703 tỷ đồng, bằng 100,54% kế hoạch, trong đó: giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng trên địa bàn ước đạt 2.215 tỷ đồng bằng 100,23% kế hoạch. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá so sánh năm 2010) đạt 1.231 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch. Giá trị sản xuất ngành Thương mại, dịch vụ kinh tế chủ yếu ước đạt 257 tỷ đồng, bằng 106,2 kế hoach năm.

Bảng 3.2. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đơn vị tính: %

Hạng mục 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng 100 100 100 100 100

- Nông, lâm, thuỷ sản 22,80 20,60 19,50 18,60 18,40 - Công nghiệp và xây dựng 49,30 50,12 51,24 52,30 52,80 - Dịch vụ 27,90 29,28 29,26 29,10 28,80

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Đồng Hỷ) b, Công nghiệp - Cơ sở hạ tầng, xây dựng

Năm 2018, các doanh nghiệp trên địa bàn tiếp tục đầu tư, đẩy mạnh phát triển kinh doanh, đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất nhằm nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm nhà máy xi măng Quang Sơn thực hiện cơ cấu lại tổ chức và hoạt động, do vậy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của nhà máy giảm mạnh đã ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu sản xuất công nghiệp Trung ương trên địa bàn huyện.

Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) đạt 2.215 tỷ đồng, bằng 100,23% kế hoạch. Các nhóm ngành, sản phẩm có thế mạnh như: Khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng… tiếp tục được quan tâm tạo điều kiện phát triển. Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn được quan tâm.

c, Văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phòng - Văn hóa thông tin:

Các hoạt động văn hoá, thông tin tuyên truyền có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức. Phong trào văn hoá văn nghệ, thể dục, thể thao phát triển sâu rộng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo và bảo tồn giá trị văn hoá của nhân dân. Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng các ngày lễ lớn và tuyên truyển các nhiệm vụ chính trị của huyện. Trong năm 2018, toàn huyện xây dựng được 09 nhà văn hóa xóm, bản, tổ dân phố, bằng 225% kế hoạch; tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 89,91%, bằng 105,78% kế hoạch; tỷ lệ xóm, bản, tổ nhân dân đạt danh hiệu khu dân cư văn hóa đạt 80,5%, bằng 115% kế hoạch; cơ quan văn hóa đạt 91,5% bằng 96,32% kế hoạch.

Công tác thông tin – tuyên truyền được tăng cường, tổ chức công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng kết quả thực hiện các

chỉ tiêu kinh tế - xã hội, các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các sự kiện, nhiệm vụ chính trị của địa phương.

- Giáo dục - đào tạo:

Giáo dục đào tạo có bước phát triển toàn diện. hệ thống trường lớp tiếp tục được quy hoạch và đầu tư xây dựng theo tiêu chí trường chuẩn quốc gia. Hiện nay toàn huyện có 68 trường từ mầm non đến THPT, cơ bản đáp ứng nhu cầu của các dân tộc trong huyện.

Công tác xã hội hoá giáo dục tiếp tục được quan tâm, huy động được nhiều nguồn lực tham gia phát triển giáo dục và xây dựng xã hội học tập. Có 15/15 xã, thị trấn có Hội khuyến học và Trung tâm học tập cộng đồng hoạt động tích cực và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu học tâp của nhân dân.

Trong năm học 2017 - 2018 kết quả thi THPT đạt 99,8%; tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%; tốt nghiệp THCS đạt 99,93%. Xây dựng 02 trường học đạt chuẩn quốc gia, bằng 100% số trường đạt chuẩn.

- An ninh, quốc phòng

+ Quốc phòng

Huyện uỷ, HĐND-UBND huyện đã tập trung lãnh đạo, xây dựng nền Quốc phòng toàn dân vững mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh; công tác quản lý Nhà nước về quốc phòng được tăng cường. Công tác xây dựng lực lượng, huấn luyện, luyện tập và giáo dục quốc phòng được thực hiện có kết quả. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, hoàn thành chỉ tiêu tuyển quân, tổ chức thành công diễn tập về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2014 2017​ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)