Hình ảnh rượu và em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ hoàng trung thông (Trang 67 - 69)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.3. Hình ảnh rượu và em

Ở những tập thơ: Tiếng thơ không dứt (1989); Mời trăng (1992)… Thơ Hoàng Trung Thông đã đi vào chiều sâu chiêm nghiệm, suy tư, trăn trở. Tác giả đã sử dụng nhiều đến hai hình ảnh rượu và em. Hai hình ảnh này đã phản ánh chân thực tâm hồn nhà thơ Hoàng Trung Thông. Hình ảnh rượu, em có một giá trị thẩm mỹ phong phú, là biểu tượng của ánh sáng, là sức ấm của sự sống.

“Nhà thơ Hoàng Trung Thông luôn đi sâu đi sát vào đời sống hiện thực để nói và đôi khi hiện thực lại có phần thô cứng nên nhiều khi thơ ông còn khô cứng, thiếu chất men say của ngòi bút thơ. Nhưng càng về cuối đời, thơ ông càng phong phú, đa dạng. Thơ ông cũng bay, cũng say chứ không còn tỉnh táo như trước. Từ tập Tiếng thơ không dứt rồi Mời trăng, thơ ông trở nên suy tư hơn, chất chứa nhiều u sầu, nhiều chiêm nghiệm của một hồn thơ từng trải. Ở tuổi xế chiều, Hoàng Trung Thông cũng viết thơ tình và cũng gây được sự chú ý và có bản sắc riêng. Đáng nói hơn cả, thơ ông thời kỳ này đầy những hình ảnh rượu và em. Rượu thấm đẫm trong thơ ông và hình ảnh em luôn chập chờn ẩn hiện giữa các dòng thơ.” [42, tr.89].

Thơ Hoàng Trung Thông cũng thấm đẫm rượu. Các thi nhân xưa tìm đến rượu như một thú vui tao nhã, lúc an nhàn. Còn với Hoàng Trung Thông, thi nhân tìm đến rượu như một người bạn cùng mình san sẻ những ưu tư, buồn phiền, cùng chiêm nghiệm về cuộc đời:

“Ngày xuân ta chừa rượu Uống rượu có ích gì Thà sáng mai tản bộ Không rượu có cần chi”.

(Chừa rượu) [39, tr.39]

Đặc biệt trong thơ Hoàng Trung Thông, hình ảnh rượu hòa quyện với hình ảnh em. Tác giả viết nhiều bài thơ để tặng vợ mình, hình ảnh em trong thơ mang bóng dáng của người tình trăm năm gắn bó suốt đời cùng tác giả: Tặng vợ, Hai tính cách, Sao em nói quá nhiều, Em thích gì, Em như rượu, Chiều

nhớ, Chờ… Hình ảnh em trong thơ Hoàng Trung Thông có khi thể hiện tình

cảm sự cảm thông với nỗi nhọc nhằn, vất vả của vợ (Tặng vợ), có khi là sự chiêm nghiệm, nghĩ suy về cả hai người (Hai tính cách) cũng có thể là lời trách móc nhẹ nhàng đáng yêu đôi khi còn là cảm giác trống vắng, đợi chờ mong mỏi.

“Giá em được cùng anh đi lần này Vượt qua những tầng mây

Như đôi chim lượn trên trời xanh thẳm Nhìn núi sông, nhà cửa, cỏ cây

Anh cứ nhìn mà không sao quên được Thứ say này không phải rượu anh say.”

(Thư gửi vợ)

Hoàng Trung Thông viết thơ tình với một tâm thế chất chứa nhiều tâm sự. Điều này được gửi gắm qua những hình ảnh đặc sắc trong thơ ông: rượu, em và trăng. Lúc còn sinh thời, khi sống ở căn gác nhỏ nhưng thanh tao thi sĩ đã bắt gặp hình ảnh trăng qua cửa sổ.

“Một khoảng trời xanh xanh mông mênh Một vầng trăng sáng sáng xa xanh

Một hàng cây biết xao xuyến

Một chiếc thuyền con trôi lênh đênh Một bãi cát dài nằm vắng vẻ

Một người mộng ủ đứng buồn tênh Nay trời này biển này cây bãi Cũng giống như ta chỉ một mình”.

(Ta chỉ một mình) [40, tr.82]

Đọc tập thơ Rượu và em của Hoàng Trung Thông, người đọc có thể nhận thấy Rượu và em là hình ảnh độc đáo lặp đi lặp lại trong thơ Hoàng Trung Thông, nhất là ở chặng cuối (gồm cả thơ di cảo). Hình ảnh này cũng là một dụng ý nghệ thuật của tác giả và nó đã góp phần tạo nên bản sắc riêng cho thơ Hoàng Trung Thông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ hoàng trung thông (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)