Cảm hứng lãng mạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ hoàng trung thông (Trang 56 - 61)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Cảm hứng lãng mạn

Cái hạnh phúc bất diệt ấy của một đời thi sĩ, của một đời thơ kể cả xưa nay quả là không nhiều. Càng khám phá thơ Hoàng Trung Thông người đọc càng cảm thấy bâng khuâng (đặc biệt là tập Mời trăng). Càng đọc tập thơ càng cảm thấy bâng khuâng kỳ lạ không phải vì thơ ông quá hay mà vì người đọc cảm nhận được lấp lánh đằng sau những câu thơ hồn hậu là một hồn thơ rất giản dị mà cũng rất thi sĩ, rất dễ tin người, tin đời. Bởi đức tính cả tin đời, cả tin người, tiên thiên và trong sáng như vậy mà Hoàng Trung Thông viết được những lời thơ thật say sưa, thật tự nhiên:

“Đi tìm mãi, trái tim mang điệu hát Đi đi mãi, dưới trời xanh bát ngát

Gieo những mùa vàng, gieo những mùa thơ”. [36, tr.33]

Vâng, ai là những người có lý tưởng cao đẹp và đã sống trong cái không khí náo nức của xã hội Miền Bắc nước ta vào cuối những năm năm mười đầu những năm sáu mươi của thế kỷ hai mươi thì mới cảm hết được cái hồn thơ trong veo của Hoàng Trung Thông. Nói một cách khác, đọc lại những bài thơ mà Hoàng Trung Thông viết vào những năm tháng ấy ta như gặp lại những nét đẹp lý tưởng của những trái tim thi sĩ đầy lý tưởng. Nó hồn hậu, hồn nhiên, yêu đời và tin tưởng biết bao nhiêu.

“Tôi trở lại quê hương

Như gió xuân rong ruổi ngàn phương Đang trở lại hàng cây mơn mởn lộ Nắng chiều vàng vờn trên mái tóc

Tim phập phồng theo tiếng hát chơi vơi, Xa quê hương đó mấy năm trời

Nay trở lại sóng hồn rung điệu hát”. [33, tr.62]

Cho mãi đến sau này cảm hứng chủ đạo trong thơ Hoàng Trung Thông vẫn là cảm hứng sử thi đan xem tự tin và sự đam mê cháy bỏng của tuổi trẻ.

“Em ơi! Sao em không về cùng anh Nơi em ngày xưa ngồi dệt lụa

Thoăn thoắt thoi đưa, hai hồn một thủa Nơi ấy bây giờ bát ngát sân phơi

Nơi ấy bây giờ đẹp lắm em ơi Đường mở rộng, hàng cây tươi mát

Trùm bóng xanh xuống mỗi cuộc đời”. [40, tr.16]

Bên cạnh đó, Hoàng Trung Thông cũng viết những vần thơ gợi xúc động trong lòng người đọc. Những vần thơ ấy chân thành như chính tâm hồn của nhà thơ vậy.

“Đời ơi, đời người chỉ một lần thôi Nhưng có những tâm hồn nghìn đời Đời ơi! đời có thể thay đổi

Nhưng trái tim yêu đời

Không hề thay, không hề dời Không hề đổi”. [40, tr.28]

Ở những vần thơ như thế này. Người đọc cảm thấy, nghe thấy, hiểu được biết bao là tâm trạng, biết bao là tâm sự của một trái tim con người, của một trái tim thơ đằm thắm, gắn bó với cuộc đời rộng lớn.

Có thể thấy rằng: thơ Hoàng Trung Thông gắn chặt với cách mạng, với hiện thực mang tính thời sự của đất nước bằng một tình cảm trong trẻo, đam mê. Cũng chính vì vậy, mà tập thơ cuối cùng của cuộc đời ông đầy ắp tâm sự, ứ tràn tâm trạng. Có thể nói, Mời trăng là một tập thơ thiên về độc thoại nội tâm. Tập thơ ấy nó vẫn là Hoàng Trung Thông, rất Hoàng Trung Thông nhưng lại khác biệt với tất cả những tập thơ trước đây của ông ở cái tâm thế của thi nhân. Nó sâu và lắng. Nó rất đời và cũng rất thơ. Cũng chính nhờ có tập thơ Mời

trăng mà ta thấy rõ hơn cái “tầm” của một thi sĩ đích thực. Bức chân dung về

một nhà thơ vì thế mà tự thân nó hoàn thiện hơn.

Bao giờ cũng thế, một lý tưởng lớn, cũng như một tình yêu lớn thường đi kèm theo nó là những bầu tâm sự lớn, những khổ đau lớn khi mà lý tưởng và tình yêu đó có cơ hội rạn nứt hoặc đổ vỡ. Nhưng Hoàng Trung Thông vốn là người biết rộng, hiểu sâu lại là một nhân cách luôn biết trước biết sau với một bản lĩnh trầm tư và chín chắn. Do vậy, dù buồn rầu, dù đau khổ nhưng không bao giờ u ám bi quan.

Sau hai chặng đường kháng chiến, Hoàng Trung Thông tiếp nối bài thơ qua các tập Như đi trong mơ, Hương mùa thơ, Tiếng thơ không dứt và đặc

biệt là mời trăng, Tập thơ cuối cùng.

Là người tiếp thu được khá nhiều tinh hoa của thi ca phương Đông và phương Tây. Lại dày công nghiên cứu lý luận văn học, từ rất sớm Hoàng Trung Thông đã từng tâm niệm: “cái gốc của thơ là sự sống, cái hồn của thơ là sự xúc cảm”, tuy nhiên đến tập Mời trăng hình như tất cả rung động của nhà thơ mới tập trung vào vùng sâu thẳm riêng tư vào những gì là cốt lõi của đời người, những gì rộng hơn một đời người và trường cửu như: thiên nhiên, như trăng, như biển cứ lung linh và dào dạt khôn cùng.

Ta không biết ta muốn gì Là trăng hay biển

Thấy nước chiều dâng ta dẫm chân xuống nước”.

(Bài thơ về biển) [37, tr.58]

Phải chăng khi đi gần hết đường đời, Hoàng Trung Thông muốn lắng đọng, gạn lọc lại những gì đã trải, đã chiêm nghiệm. Ông muốn nhận ra cốt lõi của nhân thế, của thiên nhiên, muốn hòa nhập cái hữu hạn vào cái vô hạn, muốn tìm vẻ đẹp vĩnh hằng mà cuộc đời ngắn ngủi chỉ được phép tiếp cận từng gang tấc và bây giờ vẻ đẹp ấy cũng đang huyền ảo ở phía trước nhưng vẫn đầy sức quyến rũ, kêu gọi…

Niềm mong ước cao cả của Hoàng Trung Thông vì một cuộc sống đáng sống của con người, khát vọng Chân, Thiện, Mĩ. Sự viên mãn của đóa trăng rằm mãi mãi còn là mơ ước, còn là một thứ Sầu vạn cổmà nhà thơ muốn mượn chén rượu để lãng quên. Nhưng quên sao được khi ông còn nặng tình người, tình đời khi chất thi sĩ vẫn ẩn chứa trong cốt lõi trong bản chất nhà thơ. Chính vì vậy mà mối sầu càng đè nặng khi cảm thấy hình như chân trời ngày một lùi xa và con đường mỗi lúc thêm nhiều ghềnh thác. Mỗi chặng đường đã qua với yêu cầu cụ thể, với những hạn chế của lịch sử và nhận thức của cả cộng đồng và giới hạn bản lĩnh của chính mình, tất cả đó khơi sâu thêm vào tâm chí nhà thơ một nỗi buồn cố hữu: Khoảng cách giữa hiện thực và lãng mạn.

Tiểu kết chương 2

Hơn ba mươi năm, qua những chặng đường sáng tạo, Hoàng Trung Thông vẫn dồi dào nhiệt tình và xông xáo. Thơ ông đang hướng về chính luận dõng dạc, chưa hẳn có nhiều hứa hẹn nhưng chí ít cũng là một báo hiệu. Ông không lặp lại mình, có ý thức vươn lên, đổi mới. Hoàng Trung Thông đã có những đóng góp nhất định cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Cùng một lớp nhà thơ kháng chiến, có lẽ ông là người viết sung sức nhất. Thơ ông bám chắc vào hiện thực đời sống và đơm hoa kết trái. Hoàng Trung Thông đã tạo cho mình một mối quan hệ và gắn bó chặt chẽ với nhân dân, nhờ vậy mà thơ ông phấn khởi, lạc quan, tin tưởng. Đi sâu vào thực tế chiến đấu và sản xuất của dân dân, lắng nghe tiếng nói của quần chúng. Ông đã tìm cho mình một cảm hứng lớn lao và những rung động sâu sắc trước cuộc đời.

Chương 3

ĐẶC ĐIỂM THƠ HOÀNG TRUNG THÔNG TRÊN PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ hoàng trung thông (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)