Tình cảm riêng tư từ muôn mặt đời thường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ hoàng trung thông (Trang 40 - 43)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Tình cảm riêng tư từ muôn mặt đời thường

Sau hai chặng đường kháng chiến, nhà thơ Hoàng Trung Thông tiếp nối mạch thơ qua các tập thơ: Như đi trong mơ, Hương mùa thơ, Tiếng thơ

không dứt, Mời trăng

Hoàng Trung Thông là người luôn biết tiếp thu những tinh hoa của thi ca thế giới. Ông lại dày công nghiên cứu lý luận văn học từ rất sớm, nhà thơ Hoàng Trung Thông luôn tâm niệm “Cái gốc của thơ là sự sống, cái hồn của thơ là sự xúc cảm”. Tuy nhiên, đến tập thơ Mời trăng mọi sự rung động của nhà thơ mới tập trung hướng vào những vùng sâu kín, riêng tư, vào những gì là cốt lõi của đời người, những gì rộng hơn một đời người và trường cửu như thiên nhiên: như trăng như biển cứ lung linh và dào dạt khôn xiết.

“Đã đến lung linh một ánh trăng rằm

Thu thực thu, trăng thực trăng, trăng nguyệt cầm còn đó

Bạn sẽ cứ sống thêm, cứ làm việc thêm, dù thêm được một năm Nâng chén thưởng trăng, trăng tỏ.

Ai rõ lòng ta đang nhớ tới xa xăm Ai rõ trăng vẫn soi lòng ta thế đó Thế rồi ta cất chén cùng tri âm

Không phải chén quỳnh đâu đừng trầm ngâm Một mình ta mời trăng mời bạn

Trăng biết đâu lòng ta lệ đẫm

Bạn uống rượu lòng ta không thể chán

Ta thương ta thương người xa thương thầm”.

(Mời trăng) [40, tr.42]

Nhà thơ Hoàng Trung Thông luôn có một tâm niệm, một niềm mong ước cao cả vì một cuộc sống tốt đẹp, đáng sống luôn hướng tới khát vọng: Chân,

Thiện, Mĩ. Với sự viên mãn của tập thơ Mời trăng…mãi vẫn còn mơ ước, còn là một thứ u sầu, suy tư. Ở tập thơ này, nhà thơ muốn mượn chén rượu để lãng quên, nhưng làm sao quên được khi nhà thơ vẫn còn nặng tình đời, tình người của thi sĩ - nhà thơ Hoàng Trung Thông. Chính vì vậy mà mối sầu càng đè nặng trong tâm trạng nhà thơ, hình như chân trời ngày một lùi xa và con đường thiên nhiên mỗi lúc thêm nhiều ghềnh thác. Mỗi chặng đường đã qua với những yêu cầu cụ thể, với những hạn chế của lịch sử và nhận thức của cả cộng đồng và giới hạn bản lĩnh của chính mình, tất cả đã khơi sâu thêm nỗi buồn cố hữu, vào khoảng cách giữa hiện thực và ước mơ.

Suốt cuộc đời làm thơ, từ Bài ca vỡ đất đến khi chia tay nâng chén Mời

trăng, mỗi khi nghĩ về Hoàng Trung Thông, người đọc không thể không ghi

nhận trong trí nhớ của mình có một Hoàng Trung Thông thi sĩ.

Qua những chặng đường từ tả cảnh, tả người đến gửi gắm tâm sự rồi ca ngợi quê hương đất nước, thơ Hoàng Trung Thông luôn bộc lộ những tình cảm chân thật da diết.

“Sóng biết kêu mà chẳng biết nói Gió biết bay mà không thể bay cùng Hai bờ cát trắng cây như khói

Biển rộng buồm giăng trời mông lung

Trời hôm nay vừa mưa vừa nắng Mây hôm nay vừa trắng vừa đen Nước hôm nay vừa trong vừa đục Biển hôm nay vừa động vừa yên.”

(Cửa Tùng) [33, tr.98] Hoàng Trung Thông là một người con của quê hương xứ Nghệ nên trong thơ mình ông luôn dành nhiều trang thơ để viết về quê hương xứ Nghệ. Bài thơ

luôn gắn bó mật thiết với xứ Nghệ nên hầu như trong các sáng tác thơ của mình là những cảm xúc chân thành về con người, cảnh đẹp quê hương đất nước.

Từ một miền quê hương, thơ Hoàng Trung Thông đã vươn tới nhiều miền quê đất nước. Bước chân của nhà thơ đã mở rộng, tầm nhìn của nhà thơ đã vươn xa. Cao hơn cả là một tâm hồn luôn tươi trẻ, khoẻ mạnh để yêu đời và yêu cuộc sống, yêu cả cái hiện thực phong phú đang không ngừng biến đổi.

Bước vào thời kỳ cả nước sôi sục chống Mỹ, thơ Hoàng Trung Thông lại được mùa nở rộ. Các tập thơ Đầu sóng, Trong gió lửa, Những cánh buồm,

Như đi trong mơ đã đánh dấu một chặng đường mới của thơ ông. Những ký

ức: Một chuyến phà đêm, một buổi tối ở vùng cao và niềm vui chiến thắng, những buổi cấy gặt dưới bom đạn…luôn sống mãi trong tâm trí Hoàng Trung Thông. Cuộc sống chiến đấu hiện lên với nhiều khó khăn, thử thách và hy sinh. Thơ Hoàng Trung Thông đã kết được khí thế hào hùng của dân tộc trong những tháng năm sục sôi đánh Mỹ.

“Sống quân thù khủng khiếp Chết quân thù đảo điên”

(Nguyễn Văn Trỗi) [36, tr.20]

Hình ảnh những con người Việt Nam đánh Mỹ hiện lên trong thơ Hoàng Trung Thông thật đẹp, tất cả đều dũng cảm và tràn đầy sức lực, thơ ca chống Mỹ đã kể ra những điều đó. Ở Hoàng Trung Thông, nhà thơ lại dùng những lời lẽ giản dị trực tiếp nhưng không kém phần sâu lắng.

“Tiếng hát sục sôi

Tiếng hát bay trên dốc núi đỉnh đồi Tiếng hát bốc bừng bừng trong lửa đỏ Tiếng hát xoáy ào ào như trận gió Hỡi đoàn xe trở đạn ra chiến trường Tiếng hát này mang mãi tới tiền phương”

Khi viết về những vấn đề có tầm khái quát như sứ mệnh thiêng liêng của Tổ quốc, cuộc chiến đấu của dân tộc… thơ Hoàng Trung Thông có nhiều suy ngẫm. Sự suy nghĩ dựa trên dòng chảy chung của thực tế khách quan và chủ nghĩa anh hùng cách mạng đang toả sáng. Nhiều khi chưa làm chủ được bản thân nên thơ Hoàng Trung Thông đôi khi nội dung còn dài dòng, kém phần chân thật, suy nghĩ còn chưa tập trung, chưa bám chắc vào con người, còn lướt qua tâm trạng tình ý cụ thể của đối tượng thẩm mĩ. Ví dụ ở những bài thơ Nội đứng cao muôn trượng chiến công; Hà Nội nói cùng tôi; Như đi trong Qua các bài thơ này, người đọc nhận thấy nó chưa đủ sức bán vào tâm trí độc giả. Nhưng đó có lẽ là số ít, những nét gợi mở trong thơ Hoàng Trung Thông. Phần lớn ông luôn trăn trở tìm tòi, ông đã có nhiều bài thơ hay mang tính thời sự và có những sáng tạo trong hình thức biểu hiện như: Gửi về Thái

Thuỵ; Thăm lúa; Bài ca vỡ đất; Đào chiến hào… Hoàng Trung Thông muốn

tạo hiệu ứng cho người đọc có một cái nhìn chân thực, đồng cảm, có tình cảm chứa chan với quê hương đang vươn mình đổi mới.

Qua tìm hiểu các tập thơ Đường chúng ta đi; Đầu sóng; Như đi trong mơ;

Những cánh buồm; Trong gió lửa… Hoàng Trung Thông đã cho độc giả thấy ở

thơ ông có những nét riêng biệt, giàu chất liệu cuộc sống, lời thơ đôn hậu, mộc mạc mà chắc khoẻ. Thơ Hoàng Trung Thông luôn gây xúc động cho người đọc bởi sự tươi sáng, chân thành. Từ những cảm hứng chủ đạo đó, Hoàng Trung Thông đã gợi vẽ ra những hình ảnh, tâm trạng và bồi đắp cho người đọc những cảm xúc yêu thương, gắn bó với con người, quê hương đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ hoàng trung thông (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)