7. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Cảm hứng chính luận
2.2.1.1. Cảm hứng lấy tư duy làm điểm tựa
Song hành cùng các nhà thơ như: Lê Đức Thọ, Sóng Hồng, Chính Hữu, Tố Hữu, Trần Hữu Thung… Hoàng Trung Thông đã cho độc giả thấy vẻ đẹp của mọi sự vật không chỉ hiện hữu ở cái dáng vẻ bên ngoài mà vẻ đẹp đó còn
được ẩn hiện bên trong. Nhà thơ đã có nhiều bài thơ đánh thức tư duy người đọc, nó đòi hỏi người đọc phải suy ngẫm, cảm nhận qua những sự vật mà ông giới thiệu: Những cánh buồm, Cửa Tùng, Mời trăng…
“Nhìn qua những nét mặt gái trai rất đẹp
Mà dưới kia vẫn còn rác rưởi lẫn với hoa hương Từ trên gác nhỏ
Từ trong cửa sổ Tôi nhìn ra
Khi trời mưa, khi nắng đọng khi mù sương”. [40, tr.29] Bằng những tác phẩm thơ của mình, Hoàng Trung Thông cho người đọc thấy những hình ảnh thơ không chỉ hiện lên với vẻ đẹp bề ngoài mà ẩn sâu trong các lớp từ ngữ hình ảnh. Nhà thơ mong muốn người đọc cảm nhận, suy nghĩ và tìm tòi, thấy được những ý nghĩa sâu xa mà Hoàng Trung Thông muốn gửi gắm.
Qua thơ mình, Hoàng Trung Thông luôn mong muốn người đọc hãy biết tin yêu vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Cảm hứng lấy tư duy làm điểm tựa trong thơ Hoàng Trung Thông là cảm hứng lớn lao trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của ông. Tác giả luôn đi đến tận cùng của đời sống để tìm hiểu quá trình vận động đang vươn mình trỗi dậy của dân tộc ta. Tứ thơ của ông thường được gợi lên từ những hình ảnh rất đỗi đời thường.
“Ngọn mướp luồn qua cửa sổ Vầng trăng toả ánh vào nhà
Người không thong thả trăng thong thả Trăng có vầng mướp có hoa”.
(Tứ tuyệt) [40, tr.60]
“Thế rồi ta cất chén cùng tri âm
Không phải chén quỳnh đâu đừng trầm ngâm Một mình ta mời trăng mời bạn
Trăng biết đâu lòng ta lệ đầm”.
Hoàng Trung Thông nhận ra vẻ đẹp đáng yêu đáng quý. Ông ca ngợi vẻ đẹp con người với một tình cảm hăng say, nồng hậu như tác phẩm: Cụ xã viên,
Anh chủ nhiệm, Bài ca vỡ đất… Trong thơ mình, Hoàng Trung Thông đã ca
ngợi những con người cần cù, hăng say lao động sản xuất. Những con người này dù lao động vất vả nhưng trong họ luôn có niềm tin vào tương lai tươi sáng. Nhiều bài thơ của Hoàng Trung Thông được cất lên và cảm nhận từ sự vận động của cuộc sống, từ quá khứ đau thương mà anh dũng. Qua hiện tại rồi đến tương lai: Về thăm quê, Trên hồ Ba Bể, Ngựa thồ… Đây chính là khuynh hướng lấy tư duy làm điểm tựa trong thơ Hoàng Trung Thông.
Cảm xúc thơ của Hoàng Trung Thông trong thời kỳ này có phần phóng khoáng hơn, rộng mở hơn trên nhiều chiều.
“Một lá vàng rơi Lá non đâm chồi Một quả chín rụng Cây non ra đời Có cây có lá Có hoa có quả
Quả từ hoa từ lá từ cây
Quả ngọt, bùi, chua, chát, đắng, cay Như không lạ mà như rất lạ”.
(Lá vàng, quả chín) [40, tr.38]
Nhân vật trữ tình xuất hiện trong nhiều bài thơ của Hoàng Trung Thông là những con người đang suy nghĩ. Suy nghĩ từ chuyện riêng đến chuyện chung, từ cái thực đến cái mộng, từ nỗi buồn đến niềm vui, từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Nhờ suy nghĩ, Hoàng Trung Thông tránh được sự hời hợt dễ dãi. Có đoạn thơ kết hợp khá nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ với cảm xúc.
“Trên đất nước nghìn năm chảy máu Nghìn năm người con gái vẫn cầm gươm Nghìn năm trai trẻ vẫn lên đường
Nghìn năm vang những bài ca rung cảm”. [35, tr.46]
Qua các tập thơ: Những cánh buồm, Trong gió lửa…chúng tôi cảm nhận rằng: cảm hứng chính luận trong thơ Hoàng Trung Thông được thể hiện ở mức độ cao hơn, sâu hơn so với giai đoạn đầu khi ông bắt đầu sáng tác thơ. Nếu chúng ta làm một phép so sánh cảm hứng chính luận trong thơ Hoàng Trung Thông với một số nhà thơ như: Chính Hữu, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi thì ta thấy cảm hứng chính luận trong thơ Hoàng Trung Thông vẫn còn ở mức khiêm tốn, chưa đậm nét.
2.2.1.2. Một số vấn đề triết luận
* Triết luận chính trị, xã hội
Hoà chung trong dòng chảy thơ ca cách mạng Việt Nam, nhà thơ Hoàng Trung Thông luôn bám sát vào những sự kiện chính trị của đất nước ở những năm đầu cách mạng còn bộn bề khó khăn nhưng cũng tràn đầy niềm vui vào tương lai của đất nước. Thơ Hoàng Trung Thông như một mạch chảy, ngay từ đầu đã bắt được vào nguồn khơi của dòng thơ ca cách mạng và xuôi chảy cho tới ngày nay. Về mặt nội dung những bài thơ của Hoàng Trung Thông trước cách mạng, trong cách mạng và sau cách mạng cùng hoà chung trong tiếng thơ của thời đại. Cách mạng tháng Tám thành công, đất nước ta đi vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, Hoàng Trung Thông cũng đã sáng tác những bài thơ ca ngợi những tấm gương hăng say lao động. Và khi đế quốc Mỹ xâm chiếm đất nước ta thì Hoàng Trung Thông cũng cất vang lên những tiếng thể hiện sự hận thù và tinh thần đấu tranh, nhưng trên hết ông luôn thể hiện niềm tin vào mùa xuân chiến thắng của dân tộc.
Trong thơ Hoàng Trung Thông, cảm xúc và tình cảm luôn thống nhất chặt chẽ với lí trí sáng suốt với những suy nghĩ có sự cân nhắc kỹ lưỡng và hết sức
thận trọng. Tuy nhiên, không phải vì thế mà thơ ông thiên về lí trí mà ở đây có sự đan xen giữa lí trí và tình cảm. Lí trí và tình cảm luôn là một. Trong thơ Hoàng Trung Thông ở giai đoạn chống Pháp, ngay từ tập thơ đầu tiên (Quê
hương chiến đấu - 1955, nhà xuất bản văn học). Qua tập thơ, Hoàng Trung
Thông đã gắn cái nhìn tin tưởng và say mê với lí tưởng của Đảng, trong công cuộc xây dựng Miền Bắc trù phú, xây dựng xã hội chủ nghĩa. Ở tập thơ này, Hoàng Trung Thông cũng bày tỏ ý chí mạnh mẽ, quật cường với một lòng tin vững chắc vào Đảng.
Tính chất hào hùng của nhiều bài thơ trong các tác phẩm thơ của Hoàng Trung Thông như: Chị Út Vân kể, Đôi mắt miền Nam, Cái lô cốt, Bên bờ Hắc Hải… là một biểu hiện cụ thể và rõ nét bản chất con người Việt Nam với ý chí kiên cường, mạnh mẽ. Khí phách anh hùng còn được bộc lộ và thể hiện cao độ trong tập thơ Trong gió lửa qua các bài thơ: Đất Việt Nam, Khắc trên mộ tên
giặc lái Mỹ, Bài ca thanh niên xung phong, Bên bờ ranh…Hoàng Trung
Thông đưa ra tiếng nói đanh thép, mạnh mẽ, chân thật. Chính điều này đã lôi cuốn, trinh phục người đọc, khiến cho người đọc hăng say, yêu mến thơ ông.
Nhiều bài thơ của Hoàng Trung Thông được nhà thơ sáng tác trong hoàn cảnh cực khổ, khắc nghiệt của quân và dân ta. Đặc biệt hơn, dù trong hoàn cảnh khổ cực đến đâu thì thơ Hoàng Trung Thông vẫn tin tưởng vào sức mạnh trong lao động sản xuất của con người.
“Bàn tay ta làm lên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. (Bài ca vỡ đất) [31, tr.43]
Tiếng thơ của Hoàng Trung Thông là tiếng nói chân thật, ân tình của một tâm hồn chan chứa yêu thương đối với đồng bào đồng chí - nguồn xúc cảm khởi đầu cho mỗi bài thơ của Hoàng Trung Thông luôn là tình cảm yêu thương trìu mến mà nhà thơ dành cho đồng bào, đồng chí.
“Ta lại viết bài thơ trên báng súng Con lớn lên đang viết tiếp thay cha
Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống Người hôm nay viết tiếp người hôm qua. Thơ chiến đấu giục giã lòng chiến sĩ Miền nam ơi chưa thể nghỉ bàn tay Ta quyết liệt trên tuyến đầu chống Mỹ Như năm xưa anh dũng bắn đầu Tây. Ta đâu có thích gì máu đổ
Thích gì nghe đạn nổ bom rơi Ta chiến đấu vì không cam cúi cổ
Không khom lưng cho giặc Mỹ chém ngang người”. (Báng súng) [35, tr.37]
Ở tác phẩm Báng súng này, hẳn người đọc nhận thấy rõ sức mạnh, sự gan dạ của những chiến sĩ bộ đội đánh Mỹ. Những người chiến sĩ này luôn quyết tâm bền gan với một ý chí quật cường và những người chiến sĩ quả cảm ấy đã cho người đọc thấy sức mạnh của cách mạng Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Trong thời kì cả nước sôi sực đánh Mỹ, Hoàng Trung Thông đã thâu tóm khá đầy đủ những cảm hứng chính của cuộc chiến đấu: Đầu sóng, Trong gió
lửa, Như đi trong mơ. Với ba tập thơ này, Hoàng Trung Thông muốn có mặt,
đồng hành cùng nhân dân để chiến đấu, sản xuất ở những nơi đầu sóng ngọn gió, để tôi luyện thêm ngọn bút của mình, để khám phá và ngợi ca bao vẻ đẹp đáng tự hào.
“Giữa dòng thời đại lớn Giữa thác lũ cuộc đời
Giữa những luồng lạch tâm tư lay động lòng người Ta đứng đầu ngọn sóng
Không chòng chành nhằm thẳng hướng mà đi Nơi đấu tranh bão táp diệu kỳ
Nơi hy vọng như vườn hoa nở Nơi chân lý sang ngời đầu sóng gió Ta tự hào đi lên đi lên…”
(Đầu sóng) [34, tr.5]
Cũng như các thế hệ nhà thơ thời kỳ kháng chiến quyết liệt, hào hùng lúc bấy giờ, Hoàng Trung Thông muốn đưa thơ mình vào trận đánh, cất tiếng căm thù và cổ vũ nhân dân chiến đấu vượt lên trong gió lửa.
* Triết luận tâm tình
Với các tập thơ ở giai đoạn cuối cuộc đời mình: Tiếng thơ không dứt,
Hương mùa thơ, Mời trăng…Hoàng trung Thông đã gửi đến cho bạn đọc thấy
được quy luật nhân sinh của con người và cuộc đời. Ở những tập thơ này, Hoàng Trung Thông cũng bàn về sự vững bền của tình bạn, tình yêu, tình vợ chồng, hạnh phúc và sự khổ đau ở đời.
Lúc sinh thời Hoàng Trung Thông là người ưa sống điềm đạm, khiêm nhường. Ông không biết cách, hay nói đúng hơn là không thích đánh bóng làm đẹp hình ảnh của bản thân mình như lẽ thường mà người đời vẫn làm. Bởi thế, những gì ông được thụ hưởng ở cõi trần này thật là ít ỏi. Ông được nhiều người nhận định là người có tâm, tài và đức độ. Hoàng Trung Thông tham gia cách mạng rất sớm lúc chưa đầy hai mươi tuổi và sau đó, ông từng giữ nhiều cương vị quản lý quan trọng trong giới văn học nghệ thuật. Thế nhưng cho đến cuối đời, lúc nhắm mắt xuôi tay ông hầu như chẳng để lại cho vợ con chút tài sản nào đáng giá.
Suốt 50 năm theo Đảng, theo cách mạng, Hoàng Trung Thông đã sống hết mình cho đời, cho thơ và cho cả tình yêu. Ông yêu đất nước nhân dân, yêu Đảng, yêu cuộc đời này, yêu gia đình, bạn bè, đồng nghiệp của ông bằng một tình yêu chân thành, thuỷ chung. Những gì ông đã làm được thật đáng kể cho
dù trong một bài thơ tặng vợ ông có khiêm tốn nói rằng: “Đời anh rong chơi”. Suốt cả cuộc đời mình, ông luôn làm việc cần cù và nghiêm túc, cày xới trên
“mảnh đất đời người” cũng như trên “mảnh đất nghệ thuật”. “Nắng vừa đổ lửa trên hang phượng
Ve gọi vào mùa gặt lúa chiêm Đồng ruộng hôm qua còn trải biếc Hôm nay ai vẽ sắc vàng lên
Bao nhiêu mưa gió bao mưa nắng Bao bữa mồ hôi thành suối tuôn Cho lúa đồng ta bong trĩu nặng Cho lòng ai thắm đượm”.
(Mùa nhớ) [39, tr.33]
Bằng cái tâm trong sáng, cái tình bao dung với một vốn kiến thức văn thơ sâu rộng do tự học là chính, ông đã cống hiến cho đời nhiều tác phẩm văn thơ, dịch thuật, phê bình, tiểu luận có giá trị mà Hoàng Trung Thông còn góp phần vào việc xây dựng đội ngũ văn nghệ sĩ và các nhà nghiên cứu văn học.
Vào những năm tháng cuối của cuộc đời mình, Hoàng Trung Thông về hưu trong hoàn cảnh nghèo túng, khó khăn lại thêm tuổi già và bệnh tật…với nhiều tâm tư nặng trĩu trong lòng. Nhà thơ Hoàng Trung Thông sống buồn lặng và hay suy ngẫm về sự đời. Cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, Hoàng Trung Thông vẫn luôn theo đuổi khát vọng “Chân, Thiện, Mĩ” và tìm đến cái cô đơn muôn thủa của kiếp người lúc xế chiều. Trong nỗi cô đơn ấy, nhà thơ Hoàng Trung Thông luôn cảm thấy không ai hiểu thấu được mình. Trong sâu thẳm tâm hồn, ông luôn chan chứa tâm sự không biết ngỏ cùng ai, đành đi tìm đến những người bạn đồng cảm là rượu là trăng trong nỗi khắc khoải cô đơn, lạnh lẽo.
“Đời ơi, đời người chỉ một lần thôi Nhưng có những tâm hồn nghìn đời
Đời ơi! Đời có thể thay đổi Nhưng trái tim yêu đời Không hề hay, không hề dời Không hề đổi
Vì trái tim thực sự yêu đời không yêu dối Đó mới thật là trái tim đời”.
(Đời) [40, tr.62]
Ở những giai đoạn cuối của cuộc đời mình với tập thơ Tiếng thơ không
dứt và Mời trăng, Hoàng Trung Thông đã cho người đọc thấy tâm trạng bâng
khuâng, trầm ngâm, ngẫm nghĩ. Qua hai tập thơ này, ta thấy ở ông chất chứa nhiều tâm trạng, ông thích im lặng chứ không ưa sự ồn ào.
“Nhìn qua những nét mặt gái trai rất đẹp
Mà dưới kia vẫn còn rác rưởi lẫn với hoa hương Từ trên gác nhỏ
Từ trong cửa sổ Tôi nhìn ra
Khi trời mưa, khi nắng đọng, khi mù sương Hà Nội ơi, Hà Nội lòng tôi là thế đó
Cũng có lúc chán chường
Nhưng chỉ còn lại hai chữ yêu thương”.
(Từ trên gác nhỏ) [39, tr.54]
Từ trên căn gác nhỏ, từ trong cửa sổ, nhà thơ nhìn ra những cảnh tượng ấy tấp nập ồn ã ngoài kia. Đó cũng là một góc độ, một điểm nhìn không gian để quan sát và triết lý về cuộc đời.
Có lẽ vì thấu hiểu cõi đời nên Hoàng Trung Thông càng yêu thương con người. Vẫn là những con người nghèo túng, vất vả như: người quét lá, người bơm xe… Vẫn là người vợ tần tảo, biết yêu thương và chịu đựng. Những bài thơ tặng vợ, dặn vợ trong mấy tập thơ sau cùng của ông thật sâu nặng tình
nghĩa và lắm lúc tự cảm, tự cười cợt đến xót xa. Cất chén rượu thưởng trăng nhớ bạn mà thương người, thương mình. Có khi nhà thơ tự than thở:
“Tôi muốn uống rượu trong Lại phải uống rượu đục Chao!
Sông cũng như người Có lúc và có khúc”.
(Tứ tuyệt) [40, tr.38]
Trong tâm hồn nhà thơ Hoàng Trung Thông lúc xế chiều có cả nắng và mưa, có cả mùa hạ oi nóng lẫn mùa đông giá lạnh. Âu đó cũng là quy luật tự nhiên của đời người. Càng sống nhiều, càng đến gần tuổi già, có lẽ nhà thơ càng hay chiêm nghiệm, ngậm ngùi và thấm thía buồn đau. Cuộc đời dù nghiệt ngã tới bao nhiêu cũng không thể đánh gục những khát vọng sang tươi mà nhà thơ hằng ấp ủ.
“Không thể hết được đâu
Có thể lãng quên như chiếc lá kia
Thu đến bỗng ngả màu Những đêm sâu nào ngăn được màu hoa đỏ Cứ cháy mãi khát khao ngày đó
Chẳng chịu khép cành mềm trong tiếng ve ru”.
(Không thể hết được đâu) [39, tr.18]
Ở hai tập thơ Tiếng thơ không dứt và Mời trăng, Hoàng Trung Thông ngày một nhận ra và chấp nhận sự tin yêu và hy vọng, dằn vặt và ước mơ, hò hẹn và chờ đợi… bởi cuộc đời là thế đó. Người đọc cũng bắt gặp ở Hoàng Trung Thông trạng thái say say tỉnh tỉnh, tỉnh rồi lại say, nhìn mặt trời là mặt trăng, sáng tối có lúc ông cũng không nhận ra. Những lúc ấy, lời thơ của ông chếnh choáng mà biết bao suy tư, trăn trở qua các tác phẩm như: Ngày, Mắt tôi,
Ở tập thơ Mời trăng không chỉ là những cảm xúc suy tư buồn bã, mà nhà thơ còn thể hiện lòng biết ơn cuộc đời, yêu thương con người. Bởi vậy, thơ Hoàng Trung Thông cũng thể hiện một tình cảm sâu sắc, thắm thiết hơn.