Giọng điệu giản dị, khỏe khoắn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ hoàng trung thông (Trang 69 - 72)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Giọng điệu giản dị, khỏe khoắn

Giọng điệu có vai trò quan trọng trong tác phẩm văn học, các yếu tố tư tưởng hình tượng có thể cảm nhận trong phạm vi giọng điệu cụ thể và nhờ đó người đọc thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác giả. Các tác phẩm văn học có giá trị đều thể hiện giọng điệu đặc biệt tiêu biểu cho thế giới cảm xúc của tác giả. Giọng điệu là một trong những yếu tố thể hiện rõ đặc điểm trong hồn thơ của nhà thơ. Giọng điệu phản ánh tư tưởng tình cảm, thái độ thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo ra phong cách các nhà thơ nhà văn, có tác dụng truyền cảm cho người đọc.

Mỗi nhà văn, nhà thơ đều có phong cách đều có một giọng điệu riêng chủ đạo làm lên bản sắc riêng. Trong các chặng đường thơ của mình, Hoàng Trung Thông đã bộc lộ rất nhiều giọng điệu khác nhau bên cạnh giọng điệu suy tư, chiêm nghiệm nhà thơ còn thể hiện trong thơ mình giọng điệu chân thật, mộc mạc, giản dị và chắc khoẻ, rắn giỏi.

Khi phản ánh vẻ đẹp thiên nhiên, quê hương, giọng thơ Hoàng Trung Thông đầy mềm mại, trữ tình:

“Bốn bề chập chùng núi đá Lao xao mấy hàng xạ hương Dòng suối chân đồi trắng xóa Mái nhà lơ đãng mây vương.”

(Huyện ủy miền núi)

Thơ Hoàng Trung Thông mang đậm tính thế sự. Để bộc lộ trọn vẹn tâm tư tình cảm của mình, tác giả lựa chọn một chất giọng nhẹ nhàng mà sâu lắng:

“Cha lại dắt con đi trên cát mịn Ánh nắng chảy đầy vai,

Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời. Con lại trỏ những cánh buồm xa nói khẽ Cha cho con mượn cách buồm trắng nhé, Để con đi…

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì Hay tiếng lòng cha từ một thời xa thẳm? Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận

Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”.

(Những cánh buồm)

Thơ Hoàng Trung Thông phản ánh không phí khẩn trương, náo nhiệt của cuộc chiến đấu và xây dựng của nhân dân ta bằng một giọng thơ mạnh mẽ, chắc khỏe:

“Mảnh đất này tên là Tiên Lãng Mảnh đất này tên là dũng cảm Mảnh đất này trải mấy nắng mưa Lưng vẫn hằn sâu từng vết đạn Mảnh đất này như một cù lao Sóng biển tứ bể vây bọc khắp

Củ khoai, hạt muối, điếu thuốc lào Bấm chí bền gan mà chống giặc”.

(Mảnh đất này)

Những lời thơ của Hoàng Trung Thông như lời hiệu triệu, thúc giục lên đường bảo vệ Tổ quốc, phản ánh khí thế sôi sục của cách mạng:

“Tổ quốc giao ta giữ vững tuyến đường Như thân thể giao giữ gìn huyết quản Giữa hai đầu hậu tuyến với tiền tuyến Ta kiêu hành chọi nhau cùng lửa đạn

Kìa những cây xăng lẻ dọc Trường Sơn Cháy bùng lên như đuốc lửa căm hờn Soi sáng mặt thanh xuân trên đỉnh núi Thép tâm hồn hơn thép đạn bom”.

(Bài ca thanh niên xung phong)

Qua những tập thơ: Đường chúng ta đi, Đầu sóng, Những cánh buồm,

Trong gió lửangười đọc dễ nhận thấy giọng điệu trong thơ Hoàng Trung

Thông là giọng thơ chắc khoẻ, gân guốc nhưng vẫn không kém phần đầm ấm thể hiện niềm thiết tha, tin yêu vào cuộc đời, thể hiện sự đấu tranh mạnh mẽ không mệt mỏi của nhân dân ta. Tiếng thơ ấy như những cơn mưa dạt dào tươi mát như dòng sông mải miết băng băng. Đặc biệt là tập thơ Những cánh buồm nó mang hồn của mảnh đất Xứ Nghệ. Để có được một giọng thơ gân guốc, chắc khoẻ và đầm ấm như vậy, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã thấu hiểu trách nhiệm nặng nề nhưng rất vinh quang của thế hệ mình. Tác giả đã đón nhận bao gian khổ, hi sinh một cách hết sức tự nhiên và thanh thản, đó là sự say mê khi nhà thơ nhận ra mình đang bước trên con đường xây dựng quê hương. Bởi thế, giọng thơ của Hoàng Trung Thông luôn tự nhiên, mộc mạc nhưng cũng có lúc đằm thắm mượt

mà. Đến đây chúng ta hiểu vì sao nhà thơ Hoàng Trung Thông lại hay dung cảm với những hình ảnh những con đường những bước đi như vậy.

“Nghe giói thổi dập dờn tiếng trống Như bao quân đang cướp giáo giữa dòng Nghe mưa bay tên vút ngang song

Như thuyền giặc trên cọc ngầm tan xác”.

(Mưa trên sông Bạch Đằng) [33, tr.30]

Bên cạnh giọng thơ gân guốc chắc khoẻ càng về sau hồn thơ của Hoàng Trung Thông càng thâm trầm nhẹ nhàng và có đôi lúc trầm buồn và cũng thể hiện giọng thơ trữ tình chan chứa yêu thương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ hoàng trung thông (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)