Nhiễm HCV với thời gian chạy TNT chu kỳ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nhiễm virus viêm gan c (HCV) ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại bệnh viện bạch mai (Trang 72 - 73)

- Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã đ−a ra kết luận là bệnh nhân chạy TNT chu kỳ nhiều lần , có thời gian lọc máu càng dài thì tỷ lệ anti – HCV(+) càng cao [59,64]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng khẳng định điều đó. Năm 2008 với 469 bệnh nhân chạy TNT chu kỳ, nhóm bệnh nhân có thời gian lọc máu <1 năm có tỷ lệ anti – HCV(+) là 2,13%, bệnh nhân có thời gian lọc máu từ 2 - 4 năm là 12,69%; từ 5 - 7 năm là 36,49% và bệnh nhân có thời gian lọc máu > 8 năm là 89,61%(Bảng 3.9) và (Biểu đồ 3.6), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Nh− vậy bệnh nhân có thời gian lọc máu càng dài thì tỷ lệ anti – HCV(+) càng cao. Để tìm hiểu rõ hơn nguy cơ nhiễm HCV ở bệnh nhân chạy TNT theo thời gian lọc máu, chúng tôi sử dụng ph−ơng pháp nghiên cứu mô tả theo dõi dọc (hồi cứu và tiến cứu) trong 2 năm, theo dõi tỷ lệ anti – HCV(+) của 71 bệnh nhân chạy TNT chu kỳ. Khi bắt đầu nghiên cứu tỷ lệ anti – HCV(+) của nhóm bệnh nhân này là 0%, sau 6 tháng chạy TNT 1,41% bệnh nhân có anti – HCV(+), sau 12 tháng chạy TNT là 7,04%, sau 18 tháng là 12,68% và sau thời gian chạy TNT 24 tháng thì tỷ lệ tăng lên là 19,72% (Bảng 3.10) và (Biểu đồ 3.7). Kết quả nghiên cứu tỷ lệ anti – HCV(+) theo thời gian lọc máu của chúng tôi cho thấy thời gian lọc máu càng dài tỷ lệ nhiễm HCV càng cao, nh− vậy biện pháp chạy TNT có nguy cơ cao nhiễm HCV. Theo Nguyễn Đăng Mạnh khi nghiên cứu nguy cơ nhiễm HCV của biện pháp chạy TNT cũng khẳng định rằng bệnh nhân chạy TNT

càng nhiều lần, thời gian chạy TNT càng dài thì có nguy cơ cao nhiễm HCV[11], theo nghiên cứu của tác giả này thì tỷ lệ nhiễm HCV sau 6 tháng lọc máu chu kỳ là 22,77% và sau 12 tháng tỷ lệ này tăng lên rất nhanh tới 42,57%, tất cả nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu này đều bắt đầu là anti – HCV(-). Dussol .B; Bethezene. P; Brunet. P và cộng sự nghiên cứu tại Pháp (1995): tỷ lệ nhiễm HCV ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ tăng theo thời gian lọc máu với tỷ lệ ~10% mỗi năm [42]. Để giải thích mối liên quan giữa nhiễm HCV với thời gian chạy TNT, nhiều tác giả cho rằng bệnh nhân chạy TNT càng dài thì càng phải truyền máu nhiều lần, nên tỷ lệ nhiễm HCV càng cao [42,64]. Tuy nhiên theo Cendoroglo N. M [37] và Fujiyama S.[45] thì 5 – 25,7% bệnh nhân chạy TNT chu kỳ không truyền máu cũng nhiễm HCV, nh− vậy bệnh nhân chạy TNT ngoài lây nhiễm HCV theo truyền máu còn có đ−ờng lây nhiễm khác không phải do truyền máu (nh−: lây truyền qua can thiệp phẫu thuật tạo thông động – tĩnh mạch, dùng chung máy, quả lọc, dây máu, môi tr−ờng lây nhiễm ..)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nhiễm virus viêm gan c (HCV) ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại bệnh viện bạch mai (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)