- Năm 2008, theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, trong số 469 bệnh nhân chạy TNT chu kỳ tại bệnh viện Bạch Mai thì tỷ lệ anti – HCV(+) là 31,77% (149/469)(Bảng 3.6) và (Biểu đồ 3.5). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng t−ơng tự nh− kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đăng Mạnh (2002) với tỷ lệ nhiễm HCV ở bệnh nhân chạy TNT chu kỳ là từ 22,77 - 42,57% [11] . Nh− vậy tỷ lệ nhiễm HCV ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ tại bệnh viện Bạch Mai còn khá cao. Theo Murthy B. V. R và Pereira B. J. G (1991)[59], tỷ lệ
anti – HCV(+) ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ tại Châu Mỹ là 8 - 39%, Châu Âu 1 - 54%, Châu á 17 - 51% và Châu úc là 1,2 - 10%. Nghiên cứu đa trung tâm lọc máu của các tác giả Pháp (2000) cho thấy tỷ lệ anti – HCV(+) là 16,3% trên các bệnh nhân lọc máu chu kỳ [59,74]. Tỷ lệ anti – HCV(+) thay đổi giữa các n−ớc, các khu vực, các vùng và các trung tâm lọc máu khác nhau trong một quốc gia. ở Bồ Đào Nha tỷ lệ anti – HCV(+) thay đổi từ 0-75,5% ở các trung tâm lọc máu khác nhau. Các điều kiện kinh tế, y tế .. . ở các quốc gia khác nhau đã dẫn đến sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm HCV giữa các n−ớc, nhiễm HCV tỷ lệ nghịch với tình trạng kinh tế xã hội. N−ớc ta cũng nằm trong vùng có tỷ lệ nhiễm HCV cao trong cộng đồng dân c− > 1%, điều này dễ dàng lý giải cho tỷ lệ anti – HCV(+) còn rất cao trong quần thể nguy cơ cao là bệnh nhân lọc máu chu kỳ. Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi năm 2008 thì tỷ lệ anti – HCV(+) ở bệnh nhân chạy TNT đã giảm hơn so với những nghiên cứu tr−ớc đó trên nhóm đối t−ợng này. Theo tác giả Nguyễn Cao Luận tỷ lệ anti – HCV(+) trên bệnh nhân chạy TNT năm 2002, 2003 và 2006 t−ơng ứng là 57%, 45,3% và 39% [10]. Nh− vậy tỷ lệ nhiễm HCV có xu h−ớng giảm qua những năm gần đây từ 2002 đến 2008. Điều này có thể đ−ợc hiểu là do hiệu quả đề phòng lây nhiễm HCV ở bệnh nhân lọc máu tốt hơn. Bệnh nhân đ−ợc hạn chế phải truyền máu nhờ sự ra đời của thuốc tăng hồng cầu Erythropoetin, truyền máu có sàng lọc bằng kỹ thuật ELISA thế hệ 3, do đó số l−ợng máu truyền giảm đi và an toàn hơn, đã góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm HCV ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ.
- Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ anti – HCV(+) khác nhau giữa nam và nữ, nam tỷ lệ nhiễm là 33,21% cao hơn nữ là 29,69% không có ý nghĩa thống kê (Bảng 3.7) và tác giả Mc Omish và cs cũng cho rằng giới tính không ảnh h−ởng đến nguy cơ nhiễm HCV[57]. Tuy nhiên nghiên cứu của Trần Thanh D−ơng lại nhận thấy có sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm HCV ở nam cao hơn nữ trong quần thể nhiễm HCV tại Hà Nội (27,41% ở nam giới so với
nữ giới là 10,25%) [1]. Một nghiên cứu ở vùng châu thổ sông Nile, nơi có tần suất viêm gan C khá cao, thì nam có nguy cơ nhiễm HCV cao gấp 2,5 lần nữ [47]. Nh− chúng ta đã biết HCV lây qua đ−ờng tiêm chích do đó có sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm HCV giữa nam và nữ là do liên quan đến tiêm chích ma tuý. Tuy nhiên trong nhóm đối t−ợng bệnh nhân chạy TNT thì yếu tố nguy cơ tiêm chích ma tuý là không có vì đây là nhóm bệnh nhân mắc bệnh mãn tính kéo dài lâu năm (kết quả tổng kết của phiếu điều tra mà chúng tôi tiến hành trong nghiên cứu cho nhận xét nh− vậy). Do đó có sự khác biệt về giới nhiễm HCV trong nghiên cứu của chúng tôi so với các tác giả khác trên các nhóm đối t−ợng khác nhau.
- Nhiễm HCV với tuổi, (Bảng 3.8) cho thấy tỷ lệ nhiễm HCV tăng dần theo lứa tuổi, tuổi càng cao tỷ lệ nhiễm càng cao: ở lứa tuổi < 20 tuổi tỷ lệ này là 0%, 22,22% ở nhóm tuổi từ 21 – 30 tuổi, 24,24% nhóm 31 – 40 tuổi, 38,83% nhóm 41 – 50 tuổi, 33,88% là lứa tuổi 51 – 60 tuổi và 41,18% là nhóm cao tuổi > 60 tuổi. Tỷ lệ anti – HCV(+) cao nhất là ở nhóm tuổi > 60 tuổi.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới nhận thấy nhiễm HCV hiếm gặp ở lứa tuổi <16 tuổi. Tuổi nhiễm HCV chủ yếu gặp ở lứa tuổi thanh niên, nhiễm HCV ở bệnh nhân chạy TNT chu kỳ chủ yếu gặp ở lứa tuổi lao động, trong nghiên cứu này chúng tôi không gặp tr−ờng hợp nào nhiễm HCV ở lứa tuổi < 20 tuổi. Hiện t−ợng này có thể giải thích theo cách lây truyền của HCV. HCV lây truyền chủ yếu qua đ−ờng truyền máu, tiêm chích ma tuý và nhóm bệnh nhân nhiễm HCV ở lứa tuổi này các nguy cơ trên là hiếm gặp, hơn nữa đây là những bệnh nhân chạy TNT nên nguy cơ tiêm chích ma tuý là không có. Mặt khác nhiều nghiên cứu cho thấy lây truyền HCV từ mẹ sang con là ít khi xảy ra và còn phụ thuộc vào nồng độ virus máu, hay mẹ có đồng nhiễm HIV hay không [13,63]. Vì vậy có thể nói rằng khả năng nhiễm HCV ở lứa tuổi nhỏ là rất ít.
Tại Việt Nam, theo Lã Thị Nhẫn [12], tỷ lệ anti- HCV(+) tăng dần theo tuổi: 20 - 29 tuổi là 1,54%, 30 - 39 tuổi là 3,22%, 40 - 49 tuổi là 3,81% và trên 50 tuổi là 11,18%. Kết quả của chúng tôi cũng chung nhận xét với tác giả. Theo Trần Thanh D−ơng tỷ lệ nhiễm HCV cao nhất ở nhóm tuổi 30 - 39 (17,39%) và có tỷ lệ thấp nhất là nhóm <9 tuổi và nhóm >60 tuổi [1]. Tuy nhiên nguy cơ nhiễm HCV theo tuổi trên nhóm đối t−ợng nghiên cứu là bệnh nhân chạy TNT ít có ý nghĩa vì còn phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân lọc máu chu kỳ.