4. Ý nghĩa của đề tài
1.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước
* Nhật Bản trong những năm gần đây, tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị tăng đã đặt ra nhu cầu sử dụng đất ngày một lớn cho tiến trình phát triển kinh tế
- xã hội, sự cạnh tranh về mục đích sử dụng đất diễn ra không chỉ ở trong khu vực đô thị mà còn ở hầu hết trên lãnh thổ đất nước. Trong những thập kỷ vừa qua cơ cấu sử dụng đất đã có sự thay đổi, bình quân mỗi năm chuyển đổi khoảng 30.000 ha đất sản xuất nông nghiệp sang các mục đích khác...
Giá trị sinh thái, thẩm mỹ của môi trường thường xuyên được nhấn mạnh trong quy hoạch. Sự phát triển kinh tế đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ việc sử dụng đất và các xu hướng của xã hội, giải quyết có hiệu quả mối liên kết trung ương và địa phương trong quản lý môi trường [26].
* Tiến sĩ Azizi Bin Haji Muda [23] cho rằng “cơ sở của sự phát triển nông thôn là cải thiện đời sống kinh tế - xã hội của dân cư nông thôn. Quá trình phát triển kinh tế (hiện đại hoá nền kinh tế thông qua phát triển công nghiệp) ở Malaysia là nguyên nhân của những thay đổi sử dụng đất; Kết quả là nhiều đất nông thôn màu mỡ được chuyển sang các hoạt động phi nông nghiệp, đặc biệt dành cho các ngành công nghiệp sản xuất, nhà ở và các hoạt động thương mại khác”.
* Quá trình phát triển xã hội Đài Loan trước đây cũng giống với hiện trạng phát triển giai đoạn hiện nay của Việt Nam, tức là xã hội nông nghiệp là chính. Những năm 40 trở lại đây, nền kinh tế Đài Loan có tăng trưởng với tốc độ nhanh, giới công thương đã trở thành ngành nghề chủ lực của Đài Loan, cũng là sức mạnh căn bản để phát triển. Hơn nữa, nông nghiệp cùng với sự phát triển của kỹ thuật đã phát triển theo hướng thâm canh, chuyên sâu.
* Các nước thuộc Liên Xô (cũ) có bước đi tương tự nhau; trước hết là lập sơ đồ tổng thể phát triển lực lượng sản xuất sau đó tiến hành quy hoạch chi tiết các ngành, trên cơ sở nhu cầu sử dụng đất của các ngành để tiến hành quy hoạch sử dụng đất đai. Tuy nhiên, việc phân bổ các khu chức năng để bảo đảm phát triển bền vững và bảo vệ môi trường luôn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Một nguyên tắc cơ bản của các nước này là bảo vệ nghiêm ngặt đất sản xuất, đặc biệt là đất canh tác. Tại các nước này quy hoạch tổng thể phát triển lực lượng sản xuất do Ủy Ban kế hoạch Nhà nước đảm trách; quy hoạch đô thị do ngành xây dựng, quy hoạch sử dụng đất đai do cơ quan quản lý đất đai thực thi.
Tại Thụy Điển và các nước Đông Âu khác, phân vùng sử dụng đất được lồng ghép ngay trong khi tiến hành quy hoạch tổng thể không gian. Việc mọi quan tâm chủ
yếu tập trung vào quy hoạch chi tiết phát triển đô thị và vấn đề bảo vệ môi trường sống luôn được đặt lên hàng đầu.
Nói tóm lại: bước đi, cách làm và tổ chức bộ máy tiến hành của các nước có khác nhau nhưng tất cả đều có nguyên tắc chung là sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, bảo vệ được tài nguyên rừng hiện có, duy trì và bảo vệ các khu phố cổ, bảo đảm phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sống cho hiện tại và thế hệ mai sau.