Một số giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh​ (Trang 91 - 104)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.5.3. Một số giải pháp

Để quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tính khả thi cao, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng đất và hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020, trong quá trình triển khai thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 được UBND Thành phố xét duyệt, cần phải thực hiện các giải pháp như sau:

*. Giải pháp về tuyên truyền

Sau khi kế hoạch được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt, Ủy ban nhân dân huyện tổ chức thông báo các phòng ban chuyên môn, các tổ chức chính trị, đoàn thể, tổ chức khác để công bố, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Ủy ban

nhân dân huyện và trên các phương tiện thông tin đại chúng, lồng ghép với các hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, để các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân biết và thực hiện đúng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt.

Tiếp tục tuyên truyền các quy định mới theo Luật Đất đai năm 2013 về công tác quy hoạch, kế hoạch về quyền lợi, trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức và hộ gia đình, cá nhân trong sử dụng đất đai.

*. Giải pháp về nguồn lực, vốn đầu tư

Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt, các cấp, các ngành ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện các công trình dự án, khắc phục tình trạng các dự án đăng ký nhưng không thực hiện.

Thực hiện có hiệu quả công tác phát triển quỹ đất, chọn những vị trí có khả năng tạo giá trị kinh tế cao, hấp dẫn đầu tư để tiến hành bồi thường tạo quỹ đất sạch và tổ chức đấu giá nhằm điều tiết giá trị gia tăng từ đất, lấy vốn để đầu tư lại các công trình hạ tầng. Tập trung vào các khu vực có tiềm năng và các khu vực quy hoạch các công trình hạ tầng và các tuyến giao thông lớn.

Đánh giá đúng các đối tượng sử dụng đất, đặc biệt là các đối tượng thuê đất. Công khai thông tin các dự án đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án để người dân có thể kiểm tra giám sát. Tiếp tục rà soát tăng cường quản lý về đất đai đối với các tổ chức, cá nhân thuê đất để tránh thất thu và gia tăng nguồn thu ngân sách.

Tăng cường kêu gọi vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến việc sử dụng đất; huy động tối đa các nguồn vốn cho sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng từ vốn ngân sách, vốn của các doanh nghiệp, vốn liên doanh liên kết, vốn đầu tư của nước ngoài, vốn tự có của nhân dân.

Thực hiện huy động nguồn lực đất đai, đầu tư bán đấu giá quỹ đất ở các vị trí thuận lợi, khu vực các trục giao thông, để tăng nguồn thu ngân sách, tạo việc làm, phát triển thương mại - dịch vụ.

đầu tư đủ năng lực thực hiện dự án. Kết hợp với các chủ đầu tư rà soát lại nguồn vốn, nhân lực, các thủ tục để có thể triển khai đúng theo quy hoạch, kế hoạch đã đăng ký.

Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển; đẩy nhanh tiến độ, khối lượng thực hiện và giải ngân tốt các dự án, công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.

*. Giải pháp về chính sách

Các thủ tục giao đất, cho thuê đất phải đơn giản hóa, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sử dụng đất, tập trung đẩy nhanh công tác xác định giá bồi thường, công tác xác định giá đất cần có cơ chế chính sách riêng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện,…

Vấn đề bồi thường đất đai cần phải được thực hiện công khai, thực hiện đúng trình tự theo quy định pháp luật.

Có cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ, ưu đãi như: cho thuê đất, giao đất thông thoáng, tạo hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi cho đầu tư,… để thu hút và tập hợp các nhà đầu tư tham gia phát triển các dự án lớn, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp, dịch vụ và du lịch.

Điều chỉnh các chính sách liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng nhằm thúc đẩy tiến độ bồi thường, đảm bảo dự án ít khiếu nại của người dân. Điều chỉnh giá bồi thường sát với giá thị trường, chuẩn bị trước quỹ nhà tái định cư.

Thực hiện những chính sách ưu đãi những hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất, hết đất sản xuất, phải chuyển đến ở tại các khu tái định cư, thì đảm bảo đời sống phải tốt hơn nơi ở cũ và hỗ trợ đào tạo nghề.

Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa về nguồn vốn và những ưu đãi cần thiết cho các hộ chuyển quyền sử dụng đất để làm các khu du lịch, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu dân cư để các hộ này có thể làm các dịch vụ phục vụ công nhân trong các khu công nghiệp, nhất là về dịch vụ về nhà ở cho công nhân ở các khu công nghiệp và cho người lao động ở các khu du lịch, đô thị.

Áp dụng đầy đủ, các chính sách pháp luật về đất đai để nhiều đối tượng tham gia vào thị trường bất động sản, người thu nhập thấp, đối tượng chính sách, hộ

nghèo cũng được hưởng lợi để sớm lấp đầy các khu đất ở, an sinh xã hội và đó cũng là nguồn thu ngân sách quan trọng.

Thực hiện các công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt; rà soát việc sử dụng đất của các đơn vị, tổ chức không phải thuê đất để có kế hoạch sử dụng, tránh lãng phí.

*. Giải pháp về tổ chức thực hiện

Để đảm bảo quy hoạch sử dụng đất mang tính hiện thực, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện và bảo vệ môi trường. Trong quá trình tổ chức thực hiện cần phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành và các xã, thị trấn trong việc phân bổ cụ thể quỹ đất về quy mô diện tích, địa điểm và thời gian thực hiện. Sau khi Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Bình Chánh được phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thực hiện như sau:

Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh trực tiếp chỉ đạo các ban, ngành và Ủy ban nhân dân 16 xã, thị trấn tổ chức công bố công khai và đồng thời chỉ đạo thực hiện công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sử dụng đất được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt. Khi xem xét giải quyết giao đất, cho thuê đất cần phải tính đến năng lực thực hiện dự án của chủ đầu tư, nhằm đảm bảo dự án triển khai đúng tiến độ và khả thi.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm đưa ra các giải pháp điều chỉnh kịp thời kế hoạch sử dụng đất. Kiểm tra thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch theo Nghị định 43/2014/NĐ - CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.

Đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố và các Sở, ngành ưu tiên đầu tư vốn cho các công trình, dự án trọng điểm, công trình về cơ sở hạ tầng, nhà ở phải đầu tư trước một bước;

Ủy ban nhân dân huyện phối hợp, giám sát chặt chẽ chủ đầu tư của các công trình, dự án cùng với Ban bồi thường và giải phóng mặt bằng của huyện để thực hiện đo đạc, tổ chức cắm mốc xác định ranh giới các công trình xây dựng, kiểm đếm tài

sản, cây cối, hoa màu trên đất,… Lập thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất kịp thời cho các chủ đầu tư để triển khai thực hiện dự án. Cần có các chính sách ưu tiên để tạo sức thu hút phát triển công nghiệp, các ngành dịch vụ, du lịch, các chính sách đền bù thỏa đáng, kịp thời đối với đất đai cần thu hồi.

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm kế hoạch sử dụng đất được duyệt. Thường xuyên kiểm tra tiến độ đầu tư dự án, thu hồi những dự án, công trình chủ đầu tư không có khả năng thực hiện, những dự án chậm triển khai thực hiện; xử phạt nghiêm đối với các hành vi vi phạm về đất đai.

Tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp. Việc sử dụng đất cho mục đích sản xuất phi nông nghiệp phải thực hiện theo hướng sử dụng có kế hoạch, tiết kiệm, hiệu quả.

Phải có kế hoạch sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện dự án để tạo động lực phát triển khu vực theo dự án lớn. Các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phải đầu tư trước một bước. Kế hoạch phát triển giao thông phải đầu tư tập trung và gắn với kế hoạch đô thị hóa.

Xây dựng kế hoạch tạo nguồn tài chính khả thi và có cơ chế tài chính hỗ trợ nhà đầu tư trong nước thực hiện các dự án lớn.

Chủ động triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo mục tiêu phát triển đô thị và phát triển kinh tế - xã hội bằng cách tăng cường việc phát triển quỹ đất, cung ứng cho nhà đầu tư theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đề ra với nhiều phương thức (đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án, đổi đất,...), từng bước giảm bớt phương thức giao đất, cho thuê đất theo ranh giới đất mà nhà đầu tư đã thỏa thuận chuyển nhượng với người sử dụng đất để tránh trình trạng phát triển tự phát.

Xây dựng cơ chế thống nhất giữa quản lý đất đai và bảo vệ môi trường, như sản xuất kinh doanh với bảo vệ môi trường đất, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho của tổ chức và cá nhân trong quá trình quản lý sử dụng đất.

Định kỳ hàng năm Ủy ban nhân dân huyện có báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để phục vụ chương trình kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân Thành phố.

Phối hợp với các Sở, ban, ngành của Thành phố về triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

I. KẾT LUẬN

Từ kết quả đánh giá công tác Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2020 cho huyện Bình Chánh, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau;

1. Huyện Bình Chánh là một trong 5 huyện ngoại thành, nằm về phía Tây của Thành phố Hồ Chí Minh.Có tổng diện tích tự nhiên là 25255,99 ha, chiếm 12% diện tích toàn thành phố. Huyện có 15 xã và 01 thị trấn. Với vị trí là cửa ngơ phía Tây vào nội thành TP. Hồ Chí Minh, có các trục đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 1, Thành phố lộ 10, đại lộ Nguyễn Văn Linh, Quốc lộ 50 nối huyện Bình Chánh với các huyện Cần Giuộc, Cần Đước (Long An), đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương nối Bình Chánh nói riêng và TP. Hồ Chí Minh nói chung với khu vực miền Tây,… tạo cho Bình Chánh trở thành cầu nối giao lưu kinh tế, giao thương đường bộ giữa vùng đồng bằng Sông Cửu Long với vùng kinh tế miền Đông Nam Bộ và các khu công nghiệp trọng điểm ở phía Nam. Bên cạnh đó, với hệ thống sống, kênh, rạch khá phong phú:

sống Cần Giuộc, Ông Lớn, kênh Xáng Đứng, Kênh Xáng Ngang … tạo cảnh quan sống nước, có ý nghĩa quan trọng, là vùng đệm sinh thái phía Tây của thành phố Hồ Chí Minh.

2. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 -2015 đạt được như sau:

- Nhóm đất nông nghiệp hiện trạng năm 2010 có tổng diện tích là 17.182,88 ha; năm 2015 có diện tích là 17.036,24 ha, giảm 146,64 ha so với năm 2010;

- Nhóm đất phi nông nghiệp hiện trạng năm 2010 có tổng diện tích là 7.899,56 ha; năm 2015 có diện tích là 8.219,74 ha, tăng 320,18 ha so với năm 2010;

- Nhóm đất chưa sử dụng hiện trạng năm 2010 có tổng diện tích là 173,54 ha, đến năm 2015 thì quỹ đất này đã được chu chuyển hết đưa vào sử dụng cho các mục đích.

3. Kết quả Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

- Nhóm đất nông nghiệp đến năm 2020 có diện tích được phân bổ và xác định với tổng diện tích là 9.515,6 ha. Giảm 7.520,64 ha so với hiện trạng năm 2015 có diện tích là 17.036,24 ha;

- Nhóm đất phi nông nghiệp đến năm 2020 có diện tích được phân bổ và xác định với tổng diện tích là 15.740,39 ha. Tăng 7.520,65 ha so với hiện trạng năm 2015 có diện tích là 8.219,74 ha.

4. Kết quả đánh giá ý kiến của người dân về công tác Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Bình Chánh như sau:

+ Ý kiến đánh giá về hiệu quả thực hiện quy hoạch giai đoạn 2011 -2020 như sau: - Về công tác tổ chức công bố, công khai quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 -2015 được hầu hết người dân đánh giá cao đạt tỷ lệ 92,2%;

- Về tính hiệu quả thực hiện các dự án trên địa bàn huyện được người dân đánh giá với tỷ lệ là 72,8%;

- Về sự thay đổi và tăng vẻ đẹp cảnh quan trong giai đoạn được người dân đánh giá với tỷ lệ là 73,4%;

- Về hoạt động kinh doanh, dịch vụ, thương mại phát triển được đánh giá với tỷ lệ là 72,8%;

- Về tăng thu nhập người dân đánh giá với tỷ lệ là 67,2%.

+ Kết quả đánh giá về phương án quy hoạch sử dụng đất đối với các khu chức năng giai đoạn 2016 -2020 huyện Bình Chánh với tổng số 280 lượt phiếu điều tra, kết quả được người dân đánh giá như sau:

- Đánh giá về nhận biết đối với vị trí của các khu chức năng thì có 88,7% biết và 11,3% không biết;

- Đánh giá nhận biết về ranh giới các khu chức năng trên địa bàn thì có 70,55 biết và 30,5% không biết;

- Đánh giá về công tác tuyên truyền, thông báo về phương án Điều chihnr quy hoạch sử dụng đất cho người dân, thì có tới 98,8% biết và 1,2% khoogn biết;

- Đánh giá nhận thức về sự cần thiết của các khu chức năng thì có 83,1% cho rằng cần thiết và 16,9% cho rằng là không cần thiết.

2. KIẾN NGHỊ

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm đưa ra các giải pháp điều chỉnh kịp thời kế hoạch sử dụng đất. Kiểm tra thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch theo Nghị định 43/2014/NĐ - CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.

- Ủy ban nhân dân huyện phối hợp, giám sát chặt chẽ chủ đầu tư của các công trình, dự án cùng với Ban bồi thường và giải phóng mặt bằng của huyện để thực hiện đo đạc, tổ chức cắm mốc xác định ranh giới các công trình xây dựng, kiểm đếm tài sản, cây cối, hoa màu trên đất,… Lập thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất kịp thời cho các chủ đầu tư để triển khai thực hiện dự án. Cần có các chính sách ưu tiên để tạo sức thu hút phát triển công nghiệp, các ngành dịch vụ, du lịch, các chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh​ (Trang 91 - 104)