4. Ý nghĩa của đề tài
3.1.1. Đánh giá sơ lược điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Bình Chánh
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và thực trạng môi trường huyện Bình Chánh
*. Vị trí địa lý
Huyện Bình Chánh là một trong 5 huyện ngoại thành, có tổng diện tích tự nhiên là 25.255,99 ha, chiếm 12% diện tích toàn thành phố. Huyện có 15 xã và 01 thị trấn; trong đó Lê Minh Xuân là xã có diện tích lớn nhất với 3500,20ha (chiếm 13,9% diện tích tự nhiên huyện) và nhỏ nhất là xã An Phú Tây với 586,57 ha (chiếm 2,3% DTTN huyện). Nằm về phía Tây của Thành phố, Bình Chánh có vị trí địa lý như sau:
- Tọa độ địa lý: Từ 10037’35” đến 10052’29” vĩ Bắc và 106027’43”- 106052’29”kinh Đông.
- Ranh giới hành chính:
+ Bắc giáp huyện Hóc Môn;
+ Nam giáp huyện Bến Lức và Cần Giuộc – tỉnh Long An; + Tây giáp huyện Đức Hòa – tỉnh Long An;
+ Đông giáp quận Bình Tân, quận 7 và quận 8.
Với vị trí là cửa ngơ phía Tây vào nội thành TP. Hồ Chí Minh, có các trục đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 1, Thành phố lộ 10, đại lộ Nguyễn Văn Linh, Quốc lộ 50 nối huyện Bình Chánh với các huyện Cần Giuộc, Cần Đước (Long An), đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương nối Bình Chánh nói riêng và TP. Hồ Chí Minh nói chung với khu vực miền Tây,… tạo cho Bình Chánh trở thành cầu nối giao lưu kinh tế, giao thương đường bộ giữa vùng đồng bằng Sông Cửu Long với vùng kinh tế miền Đông Nam Bộ và các khu công nghiệp trọng điểm ở phía Nam.
Bên cạnh đó, với hệ thống sống, kênh, rạch khá phong phú: sống Cần Giuộc, Ông Lớn, kênh Xáng Đứng, Kênh Xáng Ngang … tạo cảnh quan sống nước, có ý nghĩa quan trọng, là vùng đệm sinh thái phía Tây của thành phố Hồ Chí Minh.
*. Địa hình
Địa hình huyện Bình Chánh có dạng nghiêng và thấp dần theo hai hướng Tây Bắc – Đông Nam và Đông Bắc – Tây nam, với độ cao giảm dần từ 3m đến 0,3m so với mực nước biển. Có 3 dạng địa hình chính sau:
- Dạng đất gò cao có cao trình từ 2 - 3m, có nơi cao đất 4m, thoát nước tốt, có
thể bố trí dân cư, các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các cơ sở công nghiệp, phân bố tập trung ở các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B.
- Dạng đất thấp bằng có độ cao xấp xỉ 2,0m, phân bố ở các xã: Tân Quý Tây, An Phú Tây, Bình Chánh, Tân Túc, Tân Kiên, Bình Hưng, Phong Phú, Đa Phước, Quy Đức, Hưng Long.
*. Khí hậu, thời tiết
Bình Chánh nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất xích đạo. Có 2 mùa rơ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với đặc điểm chính là: Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm khoảng 26,60C Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 280C (tháng 4), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 24,80C (tháng 12). Tuy nhiên, biên độ nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch khá lớn, vào mùa khô có trị số 80C - 1000C. Lượng mưa trung bình năm từ 1300 mm - 1770, tăng dần lên phía Bắc theo chiều cao địa hình. Mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung vào các tháng 7, 8, 9; vào tháng 12, tháng 1 lượng mưa không đáng kể. Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5%, cao nhất vào các tháng 7, 8, 9 là 80% - 90%, thấp nhất vào các tháng 12, là 70%. Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.100 - 2.920 giờ.
*. Thủy văn
Huyện Bình Chánh có hệ thống sống, kênh, rạch khá đa dạng (khoảng 10 sống, rạch chính): Phần lớn sống, rạch nằm ở khu vực hạ lưu, nên nguồn nước bị ô nhiễm do nước thải từ các khu công nghiệp của thành phố đổ về như: nước đen từ kênh Tàu Hủ, kênh Tân Hóa - Lò Gốm, kênh Đôi, rạch Nước Lên, rạch Cần Giuộc…đã ngày càng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản) cũng như đối với môi trường sống của nhân dân trong các khu dân cư. Nhìn chung hệ thống
sống, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thuỷ văn của huyện và nét nổi bật của dòng chảy là sự xâm nhập của thủy triều.
*. Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 25.255,99 ha, chiếm tỷ trọng 11,97% diện tích toàn Thành Phố và gấp 1,8 lần diện tích khu vực nội thành. Trong đó: có 1.152,32 ha đất sông suối mặt nước chuyên dùng, còn lại 24.103,67 ha đất mặt, chia làm 3 nhóm đất chính:
- Đất xám: phân bố chủ yếu ở các xã như xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B. Có diện tích 2.749,16 ha (chiếm 10,89% diện tích đất mặt trên địa bàn toàn huyện). Trong đó chia làm hai nhóm phụ: đất xám phù sa cổ có diện tích 659,52ha và xám gley với diện tích 2.089,65 ha. Đất có thành phần cơ giới nhẹ (cát pha thịt), kết cấu rời rạc, hàm lượng cấp hạt cát ở tầng mặt đạt đến 60% nhưng càng xuống sâu hàm lượng cát giảm, lượng sét tăng lên. Hàm lượng chất hữu cơ thay đổi từ 1-2%, độ pH = 4-5, nếu được cải tạo sẽ rất thích hợp cho hoa màu.
- Đất phù sa: có diện tích 11.174,74 ha (44,25% diện tích đất mặt trên địa bàn toàn huyện) do hệ thống sông Cần Giuộc và Chợ Đệm bồi đắp, phân bố chủ yếu ở các xã Tân Quý Tây, An Phú Tây, Hưng Long, Quy Đức, Đa Phước, Bình Chánh, Tân Túc. Đây là nhóm đất tốt nhất cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, đất có thành phần cơ giới trung bình, hàm lượng hữu cơ khá (2-10%), nghèo lân, kali khá.
- Đất phèn : thuộc vùng đất thấp trũng, bị nhiễm phèn mặn, phân bổ chủ yếu tại các xã Tân Nhựt, Bình Lợi, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân, có diện tích 10.452,39 ha (41,39% diện tích đất mặt trên địa bàn toàn huyện). Chia làm 2 nhóm đất phèn hoạt động (đất phèn phát triển) có diện tích 5.950,52 ha và đất phèn tiềm tàng với diện tích 4.501,86 ha. Đất có thành phần cơ giới nặng (hàm lượng sét đạt 40-50%), hàm lượng chất hữu cơ cao nhưng độ phân hủy kém nên đất dễ thiếu N, nghèo lân, kali ở mức trung bình, đất chua, pH<4,5, hàm lượng SO2-, Al3+, Fe2+ cao. Nhóm đất này có độ phì tiềm tàng cao nhưng do chua và hàm lượng độc tố lớn nên trong sử dụng cần chú ý các biện pháp cải tạo và sử dụng (“ém phèn”, rửa phèn, lên líp đúng kỹ thuật, lựa chọn cây trồng phù hợp như mía, dứa, dừa, tràm…)
- Nguồn nước mặt:
Các sông, rạch trên địa bàn huyện chịu ảnh hưởng bởi chế độ thủy triều của 3 hệ thống sông lớn: Bình Chánh – Soài Rạp, Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn. Mùa khô độ mặn xâm nhập vào sâu nội đồng, độ mặn khoảng 4‰, mùa mưa mực nước lên cao nhất 1,62 m, gây lụt cục bộ ở các vùng trũng của huyện.
Phần lớn sông, rạch của huyện nằm ở khu vực hạ lưu, nên thường bị ô nhiễm bởi nguồn nước thải ở đầu nguồn, từ các khu công nghiệp của Thành phố đổ về như: kênh Tàu Hủ, kênh Tân Hóa – Lò Gốm, kênh Đôi, rạch Nước Lên, sông Cần Giuộc… gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là nuôi trồng thủy sản) cũng như môi trường sống của dân cư.
- Nguồn nước ngầm:
Nguồn nước ngầm cũng tham gia một vai trò lớn trong việc phát triển KT-XH huyện. Nước ngầm phân bố rộng khắp, nhưng chất lượng tốt vẫn là khu vực đất xám phù sa cổ (Vĩnh Lộc A,B) độ sâu từ 5-50m và có nơi từ 50-100m, đối với vùng đất phù sa và đất phèn thường nước ngầm bị nhiễm phèn nên chất lượng nước không đảm bảo.
*. Tài nguyên rừng
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2015, diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện 1.062,41 ha, chiếm 4,21% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, tập trung ở 2 xã Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai. Trong đó, diện tích rừng sản xuất chiếm chủ yếu với 769,81 ha (72,46% diện tích đất lâm nghiệp), diện tích đất rừng phòng hộ 262,68 ha, còn lại diện tích rừng đặc dụng 29,92 ha (trại thực nghiệm lâm nghiệp)
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn khoảng 5.790,01 ha đất trồng cây lâu năm khác phân bố ở hầu hết ở các xã. Trong đó, diện tích cây lâu năm khác trồng mang tính tập trung phân bổ chủ yếu ở các xã Phạm Văn Hai 1.004,27 ha, Vĩnh Lộc A 578,12 ha; Vĩnh Lộc B 540,71 ha; Bình Lợi 479,34 ha; Tân Nhựt 449,65 ha…
*. Tài nguyên khoáng sản
Bình Chánh không có khoáng sản quý hiếm, vật liệu xây dựng khá phong phú. Theo tài liệu của Đoàn Địa chất thành phố sơ bộ đánh giá như sau :
- Thân quặng 1 : Sét gạch ngói nằm trên địa bàn xã Vĩnh Lộc, chiếm diện tích 200 ha, trữ lượng 4 triệu m3.
- Thân quặng 2 : Cùng nằm trên địa bàn xã Vĩnh Lộc, trữ lượng dự đoán tới 20 triệu m3.
- Thân quặng 3 : Sét gạch ngói nằm trên địa bàn xã Tân Túc, trữ lượng dự đoán khoảng 10 triệu m3.
- Than bùn nằm rải rác phía cầu An Hạ, nông trường Lê Minh Xuân.
*. Tài nguyên nhân văn
Bình Chánh hiện nay được chính thức thành lập vào ngày 02/12/2003 (thực hiện theo Nghị định 130/2003/NĐ ngày 5 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc chia tách địa giới hành chánh) trên cơ sở tách 4 xã thị trấn: Tân Tạo, Bình Trị Đông, Bình Hưng Hòa và Thị trấn An Lạc thuộc huyện Bình Chánh cũ để thành lập quận Bình Tân, phần còn lại tái lập lại huyện Bình Chánh bây giờ với tổng diện tích là 25.255ha, chia ra thành 16 xã – thị trấn, dân số trung bình năm 2011 là 467.459 người.
*. Thực trạng môi trường
- Hiện trạng chất lượng nước mặt
Nhìn chung các tuyến kênh rạch từ mức độ ô nhiễm và nhiễm bẩn đã được cải thiện, chất lượng nguồn nước, dòng chảy thông thoáng, nước trong, các loài thủy sinh phát triển bình thường. Tuy nhiên nguồn nước sông, kênh, rạch vẫn còn ô nhiễm, cảnh quan môi trường chưa đảm bảo, vẫn còn tình trạng người dân thải bỏ rác xuống lòng kênh, một số tuyến cỏ lục bình dày đặc. Do đó, để cải thiện tình trạng ô nhiễm tại các tuyến kênh, không chỉ tập trung vào việc xử lý các cơ sở ô nhiễm, nạo vét kênh rạch mà còn cần phải tập trung giải quyết các vấn đề như: xử lý cưỡng chế các trường hợp lấn chiếm hành lang bảo vệ kênh, rạch; đảm bảo lòng kênh và hành lang bảo vệ theo đúng quy định nhằm đảm bảo khả năng lưu thông, tự làm sạch của các tuyến kênh, rạch… và nhận thức của người dân và sự thay đổi tích cực về chất lượng vệ sinh môi trường tại khu vực.
- Hiện trạng chất lượng không khí
Chất lượng môi trường tại các khu công nghiệp đã có những chuyển biến tốt hơn so với giai đoạn trước năm 2008, tỷ lệ các khu công nghiệp cũ (Khu công nghiệp và khu tiểu thủ công nghiệp Lê Minh Xuân, Khu công nghiệp Vĩnh Lộc) và mới hình thành (Khu công nghiệp An Hạ) có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt 100%; các
đơn vị sản xuất, kinh doanh tại các khu, cụm công nghiệp đều có hệ thống xử lý sơ bộ, đấu nối vào hệ thống thoát nước thải dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Đối với các đơn vị hoạt động ngoài khu công nghiệp, khu tiểu thủ công nghiệp, theo thống kê trên địa bàn Huyện hiện có 2.370 đơn vị, trong đó, có 254/2.370 đơn vị phát sinh nước thải, khí thải và tỷ lệ có hệ thống xử lý nước thải đạt 56,9%, khí thải 54,7%.
3.1.1.2. Điều kiện kinh tê – xã hội
* Tăng trưởng kinh tế:
Thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Bình Chánh trong bối cảnh điều kiện kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, đã tác động đến tình hình kinh tế - xã hội của huyện, nên gặp không ít khó khăn. Song, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo điều hành quyết liệt trong việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cùng với sự nỗ lực của nhân dân trong huyện, tình hình kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng trưởng (GDP) bình quân giai đoạn (2015-2017) là 19,0%/năm, đạt 96,9% so với chỉ tiêu Nghị quyết (19,6%/năm).
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của huyện phát triển ổn định, chuyển dịch cơ cấu đúng định hướng đề ra, tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng dần và giữ vai trò là động lực tăng trưởng chính.
Cơ cấu kinh tế năm 2017 như sau:
+ Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm 16,5%; + Thương mại – dịch vụ chiếm 92,94%;
+ Nông nghiệp chiếm 2,7%.
*. Ngành Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản
- Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 20,3%/năm, đạt 95,3% so với chỉ tiêu Nghị quyết (21,3%/năm); Dịch vụ, thương mại tăng bình quân 17,2%/năm, đạt 101,1% so chỉ tiêu Nghị quyết (17%/năm). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng định hướng đề ra, tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng dần và giữ vai trò
là động lực tăng trưởng chính, giá trị sản xuất các ngành công nghiệp mũi nhọn có chiều hướng tăng mạnh.
- Xây dựng cơ bản
Đầu tư xây dựng cơ bản được tập trung, tổng nguồn vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách Nhà nước vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra, gấp 5,5 lần so với giai đoạn 2011-2015 (các dự án giao thông, y tế, giáo dục ở 14 xã nông thôn mới, cụm 3 trường ở thị trấn Tân Túc, trường trung cấp nghề Trần Đại Nghĩa, trường PTTH Vĩnh Lộc B, trường tiểu học Tân Kiên, các trục đường chính do Trung ương, Thành phố triển khai và đưa vào sử dụng như Nút giao thông Bình Thuận, Trần Văn Giàu, Nguyễn Hữu Trí); đưa vào sử dụng nhiều công trình quy mô lớn phục vụ dân sinh và phát triển sản xuất kinh doanh như: đường Nguyễn Hữu Trí, bờ Tây kênh An Hạ, Hoàng Phan Thái, Thới Hòa, cầu Tân Quý, cầu Bà Bộ và cầu trên các đường liên ấp...; có 227.000m đường liên xã, trục ấp, đường ngơ xóm, đường nội đồng được nâng cấp, đầu tư đạt chuẩn nhựa hóa, bê tông hóa từ chương trình xây dựng nông thôn mới. Chú trọng huy động nguồn vốn xã hội cho đầu tư, kết quả đã góp phần rất lớn thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân.
*. Thương mại – dịch vụ
Lĩnh vực thương mại, dịch vụ chiểm tỷ trọng 16,5%, đạt 103% chỉ tiêu Nghị quyết, thị trường hàng hóa tiếp tục phát triển, quy mô kinh doanh ngày càng được mở rộng, nhất là hành lang các trục đường chính, các khu đô thị mới, từng bước hình thành một số trung tâm thương mại văn minh, sạch đẹp. Thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển đạt kết quả nhất định, quan tâm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, kết nối ngân hàng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn, số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô vừa và nhỏ tăng hàng năm.
* Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân. Thông qua chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã đã từng bước giúp người dân trao đổi kinh nghiệm, hình thành chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ, đảm bảo đầu ra nông sản và nâng cao thu nhập cho người dân. Những thành tựu đó đã góp phần thay đổi toàn diện nông thôn.
*. Dân số:
Theo số liệu niên giám thống kê huyện Bình Chánh có dân số trung bình 591.451 người, chiếm khoảng 7,17% dân số toàn Thành phố (trong đó nữ giới có
305.099 người và nam giới có 286.352 người). Mật độ dân số 2.341 người/km2, thấp hơn mật độ dân số của Thành phố (của Thành phố là 3.937 người/km2).
Dân cư của huyện phân bố không đồng đều giữa các đơn vị hành chính xã, thị