Đối với các định chế tài chính – ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ cấu vốn của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch thành phố huế trong nền kinh tế thị trường (Trang 113)

Các DN du lịch với đặc điểm đầu tư tài sản cố định, cơ sở vật chất như khách sạn, khu du lịch, phương tiện vận chuyển, nên có nhu cầu vay dài hạn. Theo vòng đời ngành du lịch thì thời gian thu hồi vốn của dự án dài, tuy nhiên với tỉ suất lợi nhuận và hệ số an toàn cao. Vì vậy, các tổ chức tín dụng cần có chính sách hỗ trợ như: lãi suất ưu đãi và linh hoạt dựa trên đánh giá tính khả thi dự án, hệ số an toàn của tình hình tài chính DN.

Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cấp tín dụng cho các DN ngành du lịch đồng thời áp dụng các thủ tục vay vốn đơn giản, gọn nhẹ hơn tạo điều kiện cho các

DN du lịch dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn. Thực hiện được điều này có thể làm giảm lãi suất vay nợ, góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của các DN.

5.4.2.1. Ổn định kinh tế vĩ mô

Kết quả nghiên cứu chương 2 cho thấy GDP là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả tài chính DNDVDL Huế. Nền kinh tế phát triển nhanh, người dân gia tăng thu nhập, nhu cầu giải trí và nghỉ dưỡng do đó cũng tăng là cơ hội phát triển cho toàn ngành du lịch. Để đạt được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, vai trò của nhà nước nói chung và chính phủ nói riêng vô cùng quan trọng. Việc ổn định tăng trưởng kinh tế thị trường tiền tệ, tín dụng, giữ lãi suất vay ở mức hợp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn có chi phí hợp lý hơn.

5.4.2.2. Phát triển thị trƣờng mua bán nợ

Thị trường mua bán nợ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu vốn DN, đặc biệt đối với DN đang đối diện nguy cơ phá sản. Phát triển thị trường mua bán nợ giúp khai thông dòng vốn, hỗ trợ các DN vượt qua khó khăn. Giải quyết nợ xấu cũng tạo điều kiện cho các DN có thể tiếp cận các nguồn lực tài chính mới phục vụ cho việc tái cơ cấu hoạt động, thay đổi mô hình quản trị DN, từng bước cải thiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, thị trường mua bán nợ vẫn chưa phát triển đầy đủ, quy mô còn nhỏ. Theo số liệu đến 2014, số lượng các đơn vị có tính chuyên nghiệp trong mua bán nợ xấu tại Việt Nam có Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) trực thuộc Bộ Tài chính, Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) thuộc Ngân hàng Nhà nước và khoảng 20 công ty mua bán nợ tư nhân (AMC) trực thuộc các NHTM. Do đó, trong thời gian qua thị trường mua bán nợ đa phần giải quyết nợ xấu cho các Ngân hàng và DN Nhà nước, DN vừa và nhỏ chưa có cơ hội tiếp cận thị trường này. Mặt khác, trình độ các chuyên gia tái cơ cấu vốn còn hạn chế nên các công ty mua bán nợ chưa tham gia vào ban quản trị DN và tái cấu trúc DN hiệu quả. Do đó, sự hỗ trợ của công ty mua bán nợ chỉ đang dừng lại mức làm sạch báo cáo tài chính tạm thời của DN. Nhằm thúc đẩy vai trò của thị trường mua bán nợ đối với công tác hỗ trợ tái cấu trúc DN tốt hơn, một số giải pháp được đưa ra như sau:

Thứ nhất, mở rộng quy mô vốn của DATC, VAMC, AMC để đáp ứng nhu cầu bán nợ xấu của các DN.

Thứ hai, hoàn thiện khung pháp lý cho hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ theo cơ chế thị trường, định giá nợ trên giá thị trường và tạo cơ chế thuận lợi cho việc mua bán nợ.

Thứ ba, nâng cao trình độ chuyên môn của DATC để tham gia vào công tác quản trị DN nhằm tái cấu trúc hiệu quả DN, nhất là các DN có vốn Nhà nước.

Thứ tư, khuyến khích các tổ chức khác tham gia thị trường mua bán nợ để đáp ứng nhu cầu bán nợ của các DNVVN hoặc DN không có vốn Nhà nước.

5.5. Hạn chế nghiên cứu và gợi ý nghiên cứu trong tƣơng lai

Luận án đã thực hiện nghiên cứu dựa trên khảo sát và phân tích báo cáo tài chính của các DNDVDL Huế. Qua đó, tác giả đã đánh giá thực trạng cơ cấu vốn và hiệu quả tài chính cũng như các đề xuất giải pháp để nâng cao công tác xây dựng cơ cấu vốn tối ưu đối với các DN hoạt động trong ngành Du lịch tại Huế. Tuy nhiên, luận án vẫn còn một số hạn chế nên tác giả sẽ đưa ra những đề xuất gợi ý cho các nghiên cứu trong tương lai.

Hạn chế lớn nhất của luận án là thu thập số liệu để thực hiện nghiên cứu. Đối với các DN niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam thì công tác minh bạch báo cáo tài chính đã được thực hiện. Tuy nhiên, với các DN tại Huế thì báo cáo tài chính của các DN cho nghiên cứu còn mang tính chất đối phó nên không chuẩn xác cho nghiên cứu. Do đó tác giả đã thu thập thông tin từ Chi cục thuế Tỉnh để đảm bảo tính khách quan.

Trong nghiên cứu cơ vấu vốn và hiệu quả tài chính, các nhân tố ảnh hưởng đa dạng bao gồm các nhân tố bên trong DN dựa trên báo cáo tài chính, bảng kế toán, bảng luân chuyển tiền tệ; yếu tố ngành; các nhân tố cảm tính như hiệu quả quản lý DN. Việc hạn chế về số liệu thu thập nên luận án chưa thực hiện được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đối với cơ cấu vốn DNDVDL Huế.

Từ các hạn chế đó, tác giả đề xuất các hướng nghiên cứu mới có thể mở rộng các nhân tố ảnh hưởng dựa trên sự phát triển số liệu được cung cấp như DNDVDL niêm yết trên sàn chứng khoán, DN của các địa phương khác. Qua đó mở rộng

phạm vi nghiên cứu, so sánh giữa các nghiên cứu để tìm ra điểm chung và điểm riêng đóng góp vào nghiên cứu cơ cấu vốn cho toàn ngành Du lịch.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 5

Trên cơ sở kết quả hồi quy và thảo luận kết quả nghiên cứu ở chương 4. Trong chương 5 này, tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách về cơ cấu vốn và cơ cấu vốn tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của DNDVDL Huế. Theo đó, một số đề xuất chính như: (1) Điều chỉnh cơ cấu vốn theo hướng giảm nợ đối với DN có hệ số nợ cao và tăng sử dụng nợ đối với DN nhỏ và hệ số nợ thấp để gia tăng giá trị hiệu quả tài chính, (2) Các nguồn tài trợ có thể huy động cho DNDVDL Huế. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị đối với các bên liên quan nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và hiệu quả tài chính.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Chu Thị Thu Thủy, Nguyễn Thanh Huyền, Ngô Thị Quyên (2015), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính nghiên cứu điển hình tại các công ty cổ phần phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 215 tr.59-66. – 2015

2. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2009), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Tập 1. NXB Hồng Đức

3. Hồ Thị Diệu (2016), “Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế”, Đại Học Kinh tế Huế.

4. Huỳnh Thị Tuyết Phượng (2016), “Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết”, Tạp chí Tài chính S.644 5. Kiều Linh (2017), Kinh doanh lữ hành: Doanh thu lớn, lãi bèo bọt. Nguồn:

http://vneconomy.vn/thi-truong/kinh-doanh-lu-hanh-doanh-thu-lon-lai-beo- bot-2017050903396978.htm

6. Lê Hoàng Vinh (2008), Xây dựng mô hình cơ cấu vốn hợp lý cho doanh nghiệp Việt Nam, Trường Đại học kinh tế

7. Lê Thanh Ngọc và Nguyễn Đoàn Quốc Anh (2017), Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty dịch vụ du lịch niêm yết trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam, Tạp chí công nghệ Ngân hàng, số 137.

8. Lê Thị Mỹ Phương (2017), “Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả tài chính tại các doanh nghiệp sản xuất”, Tạp chí Tài chính, số 6 tr.58-60. - 2017

9. Lưu Văn Thạch (2013), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp kinh doanh ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”. Đại học Đà Nẵng

10. Mai Phương (2013), Du lịch mùa cao điểm: Doanh thu tăng lợi nhuận giảm.

Nguồn:https://www.baomoi.com/du-lich-mua-cao-diem-doanh-thu-tang-loi-nhuan- giam/c/11585577.epi

11.Ngô Kim Phượng (2013), “Lợi nhuận và rủi ro”, Tài liệu học tập môn Tài chính doanh nghiệp tại Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.

12.Nguyễn Bá Lâm 2007, Giáo trình Tổng quan về du lịch và phát triển du lịch bền vững, Nguồn:https://thuanchip.files.wordpress.com/2012/11/du-lich- ben-vung.pdf

13.Nguyễn Minh Kiều (2008), Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê.

14.Nguyễn Tấn Vinh (2011), Cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các Công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ, Đại Học Đà Nắng năm 2011.

15.Nguyễn Thanh Liêm (2007), Quản trị tài chính, NXB Thống kê

16.Nguyễn Thành Cường (2008), Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh hòa, Đại học Nha Trang, Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản; số 03/2008.

17.Nguyễn Thị Cành (2008), Khả năng tiếp cận nguồn tài chính của Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Tạp chí phát triển kinh tế số 212, tháng 07/2008, trang 28- 33

18.Nguyễn Văn Thắng (2013), “Phân tích cấu trúc vốn trong các doanh nghiệp du lịch tại Khánh Hòa”, Đại học Nha Trang

19.Phan Thị Thanh Hà (2005), Giáo trình kế toán kinh doanh du lịch – Khách sạn, NXB Hà Nội.

20.Trần Ngọc Thơ (2007), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê. 21.Trần Hùng Sơn và Trần Viết Hoàng 2008, “Cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt

động của doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí kinh tế phát triển, số 218, tháng 12 năm 2008, trang 36- 41.

22.Trần Thị Nga và Tăng Thị Hiền (2015), Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các khách sạn tại Thành phố Nha Trang, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản. Số 3 năm 2015.

23.Trần Thị Ngọc Liên và Trương Thanh Hùng, (2014), Gợi ý một số giải pháp hoàn thiện chất lượng dịch vụ du lịch Thừa Thiên Huế dựa trên mô hình IPA. Tạp chí nghiên cứu & Phát triển, số 1.

24.Phạm Quang Sáng (2011), “Hiệu quả giáo dục, Thư viện bài giảng điện tử, trung tâm phân tích dự báo nhu cầu nhân lực”

25.Võ Hồng Đức & Vũ Trường Luân (2014), “Bằng chứng thực nghiệm về hạn mức sử dụng nợ tối ưu trong các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam”, Tạp chí phát triển kinh tế, số 280.

26.Võ Xuân Vinh và cộng sự (2014), Nợ vay và giá trị doanh nghiệp: bằng chứng thực nghiệm từ mô hình hồi quy ngưỡng, tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 103, trang 31 - 38

27.Các báo cáo tài chính đã kiểm toán của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch 2013 đến năm 2016.

28.Luật du lịch 2017 số: 09/2017/QH14, ngày 19 tháng 06 năm 2017

TÀI LIỆU NƢỚC NGOÀI

29.Abubakr Saeed (2007), “The Determinants of Capital Structure in Energy Sector”, Blekinge Institute of Technology School of Management.

30.Ajanthan, A. (2013). Impact of corporate governance practices on firm capital structure and profitability: a study of selected hotels and restaurant companies in Sri Lanka. Research journal of finance and Accounting, 10(4), 115-126

31.Ahmad, Z., Abdullah, N. M. H., & Roslan,S. 2012, Capital Structure Effect on firms perfprmance: Focusing on Consumers and Industrials sectors on Malaysian Firms. International Review of Business Research papers, Vol.8.No.5.pp.137-155.

32.Berzkalne, I. (2015), Company’s Capital Structure and Value: a Panel Threshold Regression Analysis. ISSN 1822-7996 (print), ISSN 2335-8742 (online)

33.Brealey and Myers, 2003. Principles of Corporate Finance. Seventh Ed ition. NewYork: Irwin/McGraw-Hill.

34.Butler (1960), Tourism area life cycle, Goodfellow Publishers Limited, Woodeaton, Oxford, OX3 9TJ.

35.Chien-Chung Neih và Lihong Lu (2004), “Panel Threshold Effect Analysis between Capital Structure and Operating Efficiency of Chinese Listed Companies”.Dowload tại:

http://www.fin.ntu.edu.tw/~conference/conference2004/proceedings/proceeding/5/5- 2(A49).pdf

36.Cheng, Y. S., Yi-Pei Liu, and Chu-Yang Chien (2010), Capital structure and firm value in China: A panel threshold regression analysis. African Journal of Business Management Vol. 4(12), pp. 2500-2507, 2010

37.De Angelo, H.& Masulis, R., 1980. Optimal Capital Structure under Corporate and Personal Taxation, Journal of Financial Economics, 8:3-29

38.Divya Agarwal, Purna Chandra Padhan (2016), Impact of Capital Structure on Firm Value: Evidence from Indian Hospitality Industry, Pacific Business Review International, Volume 8, Issue 7.

39. Donaldson, G. (1961). Corporate debt capacity: A study of corporate debt policy and the determination of corporate debt capacity. Boston: Division of Research, Harvard School of Business Administration

40.Eunju Yoon và Soo Cheong Jang (2005), The Eect of Financial Leverage on Proftability and Risk of Restaurant Firms. Journal of Hospitality Financial Management, Vol13 – issue 1

41.Gujarati, D.N., 2004. Basic Econometrics. Fourth Edition. New York: Irwin /McGraw-Hill. [pdf] Available at: <http://www.scribd.com/doc/6327400/Basic- Econometrics-by-Gujarati-4th-Edition> [Accessed 25 Mar 2012].

42.Hu , Y and Izumida, S. 2008: Ownership Concentration and corporate Performance: A causal Ananlysis with Japanese Panel Data, Corporate Governance: An international Review 16(4), 342-358.

43. Holtz-Eakin, D., Newey, W. and Rosen, H.S. (1988) Estimating Vector Autoregressions with Panel Data. Econometrica, 56, 1371-1395.

44.Hovakimian, Armen, Tim Opler, and Sheridan Titman (2001), The debt- equity choice, Journal of Financial and Quantitative Analysis 36, 1–24. 45.Humphrey Motanya, (2016) “The relationship between capital structure and

financial performance of tourism state corporations in Kenya: a case study of tourism finance corporation subsidiaries”. Dowload tại:

https://file.scirp.org/pdf/TEL_2017062214441755.pdf

46.Jensen, M.C. and Meckling, W.H. (1976). “Theory of the firm: Managerial behavior, agency cost and ownership structure”, Journal of Financial Economics, 34, pp. 305 - 360.

47.Jensen, M.C (1986), “Agency Costs of Free Cash Flow, Corporate Finance, and Takeovers”, American Economic Review, 76: 323-329.

48.John R Graham & Campbell R Harvey (2001), “The theory and practice of corporate finance: evidence from field”, Journal of Financial Economics, 60, pp. 187 - 243.

49. Judson, R. A. and Owen, A. L. (1996) Estimating dynamic panel data models: a guide for macroeconomics. Economics Letters, 65, p.9-15.

50.L. W. Mwangi, Muathe S. Makau, G. Kosimbei (2014), Relationship between Capital Structure and Performance of NonFinancial Companies Listed In the Nairobi Securities Exchange, Kenya. Global Journal of Contemporary Research in Accounting, Auditing and Business Ethics, Vol 1 – issue 2

51.Le, T. V., & Buck, T. (2011). State ownership and listed firm performance: A universally negative governance relationship? Journal of Management and Government, 15(2), 227-248.

52.LI Peijie, WANG Xinsheng, The research on debt financing of Chinese Tourism Industry. Download tại: http://www.seiofbluemountain.com/upload/product/200911/2008jrhy06a1.pd f

53.Luís Pacheco và Fernando Tavares (2015), “Capital structure determinants of hospitality sector SMEs”, Sage Journals, vol. 23, 1: pp. 113-132

54.Maryam Ahani (2015), “Determinants of Capital Structure: The Case of Turkish Hotels from Tourism Industry”, Eastern Mediterranean University. 55.Roanne N. Martis (2013), Capital Structure and Firm’s Financial

Performance, Download tại: http://arno.uvt.nl/show.cgi?fid=132607

56.Myers, Stewart C. and Majluf, Nicholas S. (1984), “ Corporate financing and investment decisions when firms have information that investors do not have”, Journal of Financial Economics, 13(2), pp. 187 – 221.

57.Myers, S.C. (1977), “Capital structure puzzle”, Journal of Finance, 39(3), pp. 575 – 592.

58.Nguyen Thị Canh and Nguyen Thanh Cuong (2011), “The determinants of capital structure for Vietnam’s seafood processing enterprises”, Science & Technology Development, Vol 14, No.Q1- 2011

59.Ongore & Kusa, (2011), Determinants of Financial Performance of Commercial Banks in Kenya, International Jornal of Economics and Financial Issues, Vol 3, No.1.

60.Rogerson, P.A. (2001). Statistical Methods for Geography. London: Sage. 61. Ross, S.A., Westerfield, R.W. and Jaffe, J. (2005), Corporate Finance,

International Edition, 7th ed, McGraw-Hill, New York

62.Shah, S.; Butt, S.; Saeed, M. Ownership structure and performance of firms: Empirical evidence from an emerging market. Afr. J. Bus. Manag. 2011, 5, 515–523.

63.Shyam Sunder, L. & Myers, S.C., (1999). “Testing Static Tradeoff against

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ cấu vốn của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch thành phố huế trong nền kinh tế thị trường (Trang 113)