Phân tích tình hình sử dụng nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ cấu vốn của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch thành phố huế trong nền kinh tế thị trường (Trang 63)

Tỉ lệ nợ trên tài sản cho biết thực trạng cơ cấu vốn của DN như thế nào, DN sử dụng nợ vay cao có nhiều rủi ro về trả nợ và mất tự chủ hoạt động tài chính. Trong gian đoạn 2013-2016, tỉ lệ nợ bình quân của DNDVDL Tp Huế ở mức thấp và tăng dần từ 17,69% năm 2013 lên 21,19% năm 2016. Đối với đặc thù qui mô của các DN hoạt động trong ngành du lịch đa phần là nhỏ, nên nhu cầu mở rộng kinh doanh như xây dựng mới, đầu tư thêm thiết bị phục vụ không nhiều. Do đó, DN có thể tự chủ được tài chính mà không cần huy động nguồn vốn bên ngoài. Tuy nhiên, giai đoạn 2013 đến 2016, GDP tăng trưởng của Việt Nam và Tp Huế ở mức ổn định và lãi suất ngân hàng đã giảm rất đáng kể, tạo ra cơ hội cho các DN qui mô vừa và lớn có thể đẩy mạnh đầu tư, nên tỉ lệ nợ có xu hướng tăng.

.

Nguồn: Chi cục thuế Tỉnh Thừa Thiên Huế, và tính toán của tác giả

Hình 4.1. Tỉ lệ nợ các DNDVDL Tp.Huế giai đoạn 2013-2016. 4.1.2. Phân tích tỉ lệ tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn

Cơ cấu tài sản dài hạn (TSDH) và tài sản ngắn hạn (TSNH) cho thấy đặc điểm kinh doanh của các DNDVDL. Đối với các DN mới thành lập và hoạt động trong lĩnh vực khách sạn cần sự đầu tư lớn và lâu dài thì TSDH lớn và sẽ giảm dần theo thời gian sau khi khấu hao. Theo hình 4.2 thì TSNH bình quân cao hơn TSDH và có xu hướng tăng. TSDH bình quân năm 2013 là 50,73% thì đến 2016 chỉ còn

17.69%

17.84%

19.42%

21.19%

48,70%. Khi so sánh tỉ lệ TSDH theo quy mô DN thì các DN lớn có TSDH cao bình quân là 83,86%, DN vừa là 72,56% và DN nhỏ là 41,46%. Như vậy, có thể thấy rằng cơ cấu TSDH và TSNH của các DNDVDL TP Huế thể hiện được đặc điểm kinh doanh của ngành là đầu tư vào tài sản cố định lớn, DN có quy mô càng lớn thì TSDH càng cao, các DN nhỏ đầu tư rất hạn chế vào tài sản cố định hoặc đã khấu hao phần lớn nên TSNH cao hơn TSDH.

Nguồn: Chi cục thuế Tỉnh Thừa Thiên Huế, và tính toán của tác giả

Hình 4.2. Cơ cấu tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn các DNDVDL giai đoạn 2013-2016

4.1.1.3. Phân tích hiệu quả sinh lời của vốn chủ sở hữu

Theo lý thuyết chương 2, có nhiều tiêu chí đo lường hiệu quả tài chính, và luận án chọn hiệu quả sinh lời trên tài sản (ROA), và hiệu quả sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) để làm thước đo chính. Thực trạng hiệu quả tài chính của 144 DNDVDL Huế theo số liệu của Chi cục thuế thành phố Huế được tóm lược như sau:

50.73% 49.91% 48.77% 48.70% 49.27% 50.09% 51.23% 51.30%

2013 2014 2015 2016

Hình 4.3. Thực trạng hiệu quả tài chính DNDVDL Huế

Nguồn: số liệu của Chi cục Thuế TP Huế, và theo tính toán của tác giả

Hình 4.4. Tỉ lệ ROA và ROE của các DNDVDL Huế

Nguồn: số liệu của Chi cục Thuế TP Huế, và theo tính toán của tác giả

Trong giai đoạn 2013-2016 chỉ số ROA và ROE trung bình của 144 DNDVDL Huế lần lượt là 2,71% và 1,74%. Con số này cho ta biết được cứ 100 đồng tài sản doanh nghiệp bỏ ra đã thu lại 2,71 đồng lợi nhuận sau thuế, 100 đồng vốn bỏ ra thu lại được 1,74 đồng. Điều này cho thấy hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp Huế tương đối thấp so với doanh nghiệp ngành du lịch được niêm yết trên sàn chứng khoán (ROA là 5,11% trong giai đoạn 2009-2015, Lê Thanh Ngọc &

cộng sự, 2017). Hình 4.3 cho thấy số doanh nghiệp có chỉ số ROA và ROE >0 là 73,61% DN trong năm, số lượng doanh nghiệp âm hiệu quả tài chính giảm vào năm 2014 nhưng lại bắt đầu tăng vào năm 2015 và 2016. Hình 4.4 cũng cho thấy chỉ số ROA và ROE giảm dần qua các năm, từ cao nhất năm 2013 của ROA và ROE là 3,09% và 1,77% thì chỉ còn 2,98% và 1,62% năm 2016. Mặc dù, chính quyền địa phương và DNDVDL đã thực hiện nhiều giải pháp thu hút khách hàng, tăng doanh thu nhưng vẫn chưa đủ sức cạnh tranh với các tỉnh có thế mạnh về du lịch.

4.1.1.4. Thực trạng quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả tài chính

Luận án sử dụng biến tỉ lệ nợ đại diện cho cấu trúc vốn, và làm rõ sự tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính.

Hình 4.5. Mối quan hệ giữa tỉ lệ nợ và hiệu quả tài chính giai đoạn 2013-2016

Hình 4.4 cho thấy tỉ lệ nợ tăng liên tục từ năm 2013 đến 2016, tuy vậy cả hai biến ROA và ROE đều giảm. Điều đó cho thấy trong giai đoạn này, tỉ lệ nợ có ảnh hưởng ngược chiều đối với hiệu quả tài chính rất rõ ràng. Mặc dù trong điều kiện thị trường thuận lợi như kinh tế phát triển ổn định, lãi suất vay giảm, các DN đã mạnh dạn huy động vốn bên ngoài để đầu tư mở rộng kinh doanh, nhưng chưa thể làm tăng hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.

Kết luận, trong giai đoạn 2013 đến 2016 tỉ lệ nợ ảnh hưởng ngược chiều đến hiệu quả tài chính. Vấn đề này sẽ được làm rõ bằng các hồi quy và kiểm định cụ thể ở phần nghiên cứu. 17.69% 17.84% 19.42% 21.19% 3.09% 3.05% 3.04% 2.98% 1.77% 1.73% 1.70% 1.62% 2013 2014 2015 2016 Tỉ lệ nợ ROA ROE

4.1.1.5. Thực trạng vốn đầu tƣ cho du lịch Huế giai đoạn 2013 đến 2016 Bảng 4.1. Vốn đầu tƣ cho du lịch Huế giai đoạn 2013 đến 2016

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 Chênh lệch 2014/2013 2015/2014 2016/2015 Vốn đầu tư cho du lịch 1.337 1.490 1.719 2.822 11.80% 15.00% 16,42% ROA 3.09% 3.05% 3.04% 2.98% -1,29% -0,33% -1,97% ROE 1.77% 1.73% 1.70% 1.62% -2,25% -1,73% -4,70%

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huế

Trong khoảng thời gian 2013 đến 2016, ngành du lịch Huế được ưu tiên đầu tư nên tăng dần từ 1.337 tỉ năm 2013 lên 2.822 tỉ năm 2016, tương ứng với mức chênh lệch là 11,80% đến 16,42%. Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp lại giảm, cho thấy các DN du lịch Huế chưa tận dụng được nguồn vốn đầu tư một cách hiệu quả để gia tăng lợi nhuận.

Nguyên nhân dẫn việc sử dụng vốn đầu tư không hiệu quả của ngành du lịch của Huế thấp là do:

Thứ nhất, tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp du lịch ngày càng trở nên khốc liệt hơn nên xảy ra tình trạng “phá giá” nhằm thu hút khách hàng. Do đó lợi nhuận biên DN giảm, nên dù doanh thu có tăng nhưng lợi nhuận thu lại không được bao nhiêu (Đào Loan, 2016), Mai Phương (2013). Đối với các DN tại Huế, các DN phá giá tour du lịch và giá phòng khách sạn để thu hút khách hàng, đặc biệt đối với các DN nhỏ làm cho các DN có quy mô lớn gặp nhiều khó khăn. Khách hàng của thị trường Huế là đối tượng bình dân, chi tiêu trên mỗi khách không cao nên chiến lược giảm giá đạt được hiệu quả thu hút khách, nhưng làm giảm lợi nhuận biên của DN.

Thứ hai, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch truyền thống vốn đang bị cạnh tranh khốc liệt, mà không có đột phá về chất lượng dịch vụ hoặc sản phẩm thì lợi nhuận biên thấp. Trong khi đó các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và quy

mô lớn đầu tư mở rộng đa dạng sản phẩm dịch vụ như: khách sạn, nhà hàng, tổ chức sự kiện; đầu tư bất động sản thì tạo lợi nhuận biên cao hơn (Kiều Linh, 2017). Thực trạng cho thấy đặc thù các doanh nghiệp Huế là vừa và nhỏ trình độ quản lý thấp nên gặp nhiều khó khăn về vốn và chiến lược mở rộng dịch vụ, hoặc đầu tư. Ngoài ra, DN lữ hành và khách sạn Huế phải làm dịch vụ vệ tinh cho các DN lớn nên lợi nhuận bị chia sẻ. Ví dụ: DN lữ hành không đủ khả năng tổ chức tour trọn gói mà chỉ nhận một phần của tour.

4.2. Khảo sát cơ cấu vốn tại các DNDVDL Huế

4.2.1. Mục tiêu và phƣơng pháp thực hiện của khảo sát

Để đánh giá tính thực tiễn của lý thuyết cơ cấu vốn, cũng như quan điểm của nhà quản trị DN về xây dựng cơ cấu vốn và cơ cấu vốn tối ưu, tác giả đã tiến hành phỏng vấn các DNDVDL Huế. Qua đó, kết quả khảo sát cũng là tiền đề để tác giả đưa ra những giải pháp về cơ cấu vốn để nâng cao hiệu quả tài chính của các DN.

Dựa trên các lý thuyết về cơ cấu vốn như lý thuyết đánh đổi, lý thuyết trật tự phân hạng và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây (Lê Hoàng Vinh, 2008) tác giả tiến hành phỏng vấn lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia kinh tế và nhà quản trị doanh nghiệp nhằm loại bỏ những yếu tố không rõ nghĩa, gây hiểu nhầm cho đối tượng được phỏng vấn. Các chuyên gia được phỏng vấn là giảng viên các trường Đại học TP. Hồ Chí Minh và nhà quản trị doanh nghiệp Huế. Sau khi nghiên cứu sơ bộ để hình thành bảng câu hỏi tác giả tiến hành khảo sát tại các DNDVDL Huế bằng cách trao đổi trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại.

Khảo sát được tiến hành trong thời gian từ ngày 15 tháng 10 năm 2015 đến ngày 20 tháng 06 năm 2016 thông qua phiếu thăm dò ý kiến. Nội dung phiếu bao gồm 23 câu hỏi, trong đó 6 câu hỏi là tìm hiểu thông tin chung về DN và 16 câu hỏi liên quan đến quyết định xây dựng cơ cấu vốn của DN. Số phiếu phát ra là 80 và thu lại là 72 phiếu, số phiếu hợp lệ là 69 và không đầy đủ thông tin là 03.

4.2.2. Kết quả đánh giá về cơ cấu vốn

Khi đề cập đến cơ cấu vốn thì các nhà quản trị thường quan tâm đến 03 mục tiêu: thứ nhất là tối đa hóa giá trị DN, thứ hai là chi phí sử dụng vốn thấp nhất và cuối cùng là giảm thiểu rủi ro tài chính. .

Hình 4.6. Mức độ quan tâm xây dựng hệ số nợ mục tiêu

Đối với cơ cấu vốn mục tiêu đo lường nợ trên vốn chủ sở hữu, có 46,38% DN thường xuyên quan tâm, ít quan tâm là 27,54% và không quan tâm là 26,09%. Mục tiêu của cơ cấu vốn là tối đa hóa giá trị DN thông qua tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn. Qua kết quả khảo sát có thể thấy hơn 50% DN vẫn chưa đánh giá đúng lợi ích của việc xây dựng cơ cấu vốn hợp lý. Nguyên nhân xuất phát từ các nhà quản trị DN chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về cơ cấu vốn ảnh hưởng đến giá trị DN mà phần lớn quan tâm đến có cấu vốn dưới góc độ giảm thiểu rủi ro.

Với câu hỏi “Khi cần huy động vốn mở rộng hoạt động kinh doanh , DN ưu tiên sử dụng nguồn tài trợ nào trước?” thì có 23 DN sử dụng nợ vay chiếm 33,33%, 34 DN sử dụng vốn chủ sở hữu tương ứng 49,28%, chỉ có 12 DN sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại với 17,39%. Theo lý thuyết trật tự phân hạng thì các DN sẽ tuân theo trật tự khi cần huy động vốn mới là nguồn lợi nhuận giữ lại, nợ vay và sau đó mới là vốn chủ sở hữu. Như vậy, nhà quản trị được khảo sát lại không tuân theo thuyết trật tự phân hạng khi sử dụng chủ yếu là vốn chủ sở hữu và nợ vay. Điều này có thể hiểu được vì đa phần các DN kinh doanh thua lỗ hoặc lãi thấp nên không có đủ

nguồn lực nội tại bù đắp cho khoản đầu tư mới. Do vậy, DN cần huy động nguồn vốn bên ngoài là nợ vay.

Hình 4.7. Thứ tự ƣu tiên nguồn tài trợ

Câu hỏi thứ ba là “Trong công ty quý vị ai là người quyết định nguồn tài trợ?” thì đa số là người chủ DN quyết định với 49/69 phiếu chiếm 71,01%, 23,19% phiếu chọn giám đốc và chỉ có 04 DN là kế toán trưởng. Điều này có thể thấy rằng các DN ở Huế được quyết định chủ yếu bởi chủ DN. Các DN có quy mô vừa và nhỏ thì chủ DN kiêm chức vụ giám đốc và đưa ra các quyết định về vấn đề tài chính. Các chủ DN cần sự tư vấn của kế toán trưởng và các chuyên viên tài chính để đưa ra quyết định nguồn tài trợ thấp nhất và giảm thiểu được rủi ro.

Hình 4.8. Ngƣời quyết định sử dụng nguồn tài trợ

Bảng 4.2. Kết quả khảo sát về ƣu tiên nguồn tài trợ

12. Doanh nghiệp Ông / Bà có xây dựng hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu mục tiêu hay không?

Số lƣợng DN Tỷ trọng

a.Thường xuyên quan tâm 32 46,38%

b. Ít quan tâm 19 27,54%

c.Không quan tâm 18 26,09%

Tổng 69 100,00%

13. Khi cần huy động nguồn tài trợ cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh, thứ tự ƣu tiên chọn lựa nguồn tài trợ là:

Số lƣợng DN Tỷ trọng

a. Nợ vay 23 33,33%

b.Vốn chủ sở hữu 34 49,28%

c.Lợi nhuận giữ lại 12 17,39%

Tổng 69 100,00%

14. Ngƣời ra quyết định cuối cùng để lựa chọn nguồn tài trợ là:

Số lƣợng DN Tỷ trọng

a.Chủ doanh nghiệp 49 71,01%

b. Giám đốc điều hành 16 23,19%

c.Kế toán trưởng 4 5,80%

d.Ý kiến khác 0 0%

Tổng 69 100,00%

Nguồn: Kết quả khảo sát, và tính toán của tác giả

Quan điểm lợi ích về nợ và vốn chủ sở hữu

Theo lý thuyết về cơ cấu vốn, ưu điểm của sử dụng nợ vay bao gồm: lợi ích từ tiết kiệm thuế, chi phí sử dụng vốn thấp hơn chi phí vốn chủ sở hữu, và không bị

chia sẻ quyền kiểm soát. Khi sử dụng nguồn tài trợ là vốn chủ sở hữu DN sẽ đảm bảo được tự chủ tài chính, không bị áp lực trả nợ.

Hình 4.9. Lợi ích của sử dụng vốn chủ sở hữu

(Nguồn: kết quả khảo sát và tính toán của tác giả)

Hình 4.10. Lợi ích của việc sử dụng nợ vay

(Nguồn: kết quả khảo sát và tính toán của tác giả)

Đối với quan điểm của nhà quản trị tại Huế về lợi ích khi sử dụng vốn chủ sở hữu, có 53/69 phiếu chiếm 76,81% cho rằng là đảm bảo được tự chủ tài chính; 59,42% không bị áp lực trả nợ và chỉ 15,94% sử dụng vốn chủ sở hữu để không bị

áp lực chia lãi cho cổ đông. Điều này thể hiện sự hợp lý vì trong những năm vừa qua lãi suất cho vay của ngân hàng rất cao, tạo áp lực trả nợ rất lớn. Vì vậy các DN có xu hướng tăng vốn chủ sở hữu khi cần đầu tư cho dự án mới.

Ngược lại, khi được hỏi về lợi ích khi sử dụng nợ vay với các ưu điểm theo lý thuyết được liệt kê bao gồm: không bị chia sẻ quyền kiểm soát, gia tăng suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tiết kiệm thuế (giảm thuế thu nhập DN), chi phí sử dụng nợ thấp hơn chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu và lý do khác. Kết quả cho thấy, ưu điểm lớn nhất của sử dụng nợ đó là chi phí sử dụng nợ thấp hơn chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu với 46,38% lựa chọn. Tiếp theo, không bị chia sẻ quyền kiểm soát là 37,68%, gia tăng suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là 24,64%, 33,33% chọn tiết kiệm thuế và 10,14% chọn ưu điểm khác. Như vậy, các nhà quản trị đã nhận thức rõ ràng về lợi ích của việc sử dụng nợ vay ở mức hợp lý sẽ gia tăng nhiều lợi ích cho hoạt động tài chính của DN.

Bảng 4.3. Kết quả khảo sát về quan điểm lợi ích về nợ và vốn chủ sở hữu 15.Theo Ông / Bà, lợi ích khi tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu là: (có thể chọn nhiều câu trả lời)

Số lƣợng DN Tỷ trọng

a.Đảm bảo tự chủ tài chính 53 76,81%

b.Không bi áp lực trả nợ 41 59,42%

c.Không bị áp lực phân chia lợi nhuận 11 15,94%

d.Lợi ích khác 4 5,80%

16. Theo Ông / Bà, lợi ích khi tài trợ bằng nợ vay là: (có thể chọn nhiều câu trả lời)

Số lƣợng DN Tỷ trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ cấu vốn của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch thành phố huế trong nền kinh tế thị trường (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)