Hiệu quả tài chính là sự so sánh giữa yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra của doanh nghiệp trong một thời kì nhất định. Vì vậy, muốn đạt hiệu quả cao phải có sự kết hợp giữa 2 yếu tố: chi phí và kết quả, chi phí là tiền đề để doanh nghiệp thực hiện kết quả đặt ra.
Theo Phạm Quang Sáng (2011), hiệu quả tài chính còn được gọi là hiệu quả sản xuất – kinh doanh hay hiệu quả doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế xét trong phạm vi một doanh nghiệp. Hiệu quả tài chính phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được lợi ích kinh tế.
Như vậy, bản chất của hiệu quả tài chính là huy vốn và sử dụng nguồn với mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Để đáng giá hiệu quả tài chính đã thực sự hiệu quả hay không thì cần có các chỉ tiêu đo lường phù hợp với tình hình thực tế của đối tượng nghiên cứu.
Chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả tài chính doanh nghiệp
Chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính có thể được đánh giá bằng nhiều công cụ, và sử dụng công cụ nào phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu cũng như sự phù hợp với thực tiễn. Chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính được chia làm hai nhóm chính là hệ số giá trị kế toán bao gồm hệ số về lợi nhuận, và các hệ số giá trị thị trường còn gọi là giá trị tăng trưởng tài sản.
- Về nhóm chỉ tiêu thứ nhất: Để đo lường hiệu quả tài chính DN, chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hiện là hai hệ số được sử dụng phổ biến nhất, ngoài ra còn có tỉ suất sinh lời trên doanh thu (ROS).
Thứ nhất: Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) Công thức:
ROA = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản
Tỷ số này đo lường khả năng sinh lời trên tài sản đầu tư của doanh nghiệp. Nó cho biết trung bình 100 đồng tài sản của doanh nghiệp trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ số này phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh.
Thứ hai: Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) Công thức:
ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu
Tỷ số này đo lường khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Nó cho biết bình quân 100 đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông thường. Tỷ số này càng cao thì sẽ thì sẽ càng thu hút được càng nhiều nhà đầu tư.
Thứ ba: Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS). Khả năng tạo ra doanh thu của doanh nghiệp là những chiến lược dài hạn, quyết định tạo ra lợi nhuận và nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả tài chính. Song mục tiêu cuối cùng của nhà quản trị không phải là doanh thu mà là lợi nhuận sau thuế. Do vậy để tăng trưởng lợi nhuận sau thuế cần phải duy trì tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí, khi đó mới có sự tăng trưởng bền vững. Mặt khác, chỉ tiêu này cũng thể
hiện trình độ kiểm soát chi phí của các nhà quản trị nhằm tăng sự cạnh tranh trên thị trường, chỉ tiêu này được xác định như sau:
ROS = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết trong một kì phân tích, doanh nghiệp nhận được 2 đồng doanh thu thuần thì sẽ thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng tốt, hiệu quả tài chính đạt được càng cao và ngược lại.
Ngoài ra các nghiên cứu khác như của Ongore (2011) sử dụng chỉ số lợi suất cổ tức DY, nghiên cứu của Le & Buck (2011) sử dụng chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS), hay trong nghiên cứu Shah, Butt & Saeed (2011) lại sử dụng chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) để đo lường hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cách sử dụng ROI trong nghiên cứu của Shah, Butt & Saeed lại chính là ROA.
- Về nhóm chỉ tiêu thứ hai: Nhóm hệ số giá trị thị trường cũng thường được sử dụng để phản ảnh hiệu quả tài chính hoặc xác định giá trị DN. Theo nghiên cứu của Tian, L & Estrin, S (2008), hai hệ số Marris và Tobin’s Q cũng được sử dụng để