Xuất giải pháp sử dụng bền vững nguồn nƣớc ngầm tại thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá biến động chất lượng nước ngầm của thành phố lạng sơn, tỉnh lạng sơn, giai đoạn 2014 2018 (Trang 64 - 67)

Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn

4.3.1. Giải pháp chung

a. Từ kết quả tại 7 điểm giá trị phân tích các chỉ tiêu pH, TDS, Ca2+, SO4 2-

, Pb, NH4, Zn, Fe, đều nằm trong giới hạn cho phép.

Các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nƣớc và sử dụng bền vững nguồn nƣớc ngầm nhƣ sau:

Quy hoạch khu vực khai thác, vùng đƣợc khai thác và thành lập bản đồ phân vùng cấm,vùng hạn chế xây dựng các công trình khai thác nƣớc ngầm tại thành phố, giảm thiểu giếng khai thác riêng lẻ.

Nâng cấp và mở rộng hệ thống cấp nƣớc thành phố, cải thiện các công trình cấp nƣớc cũ để mọi hộ gia đình đều có nƣớc sạch để sử dụng, tránh tình trạng không có nƣớc sạch nên phải tự khai thác, tự xử lý nƣớc để dùng.

Quan trắc chất lƣợng nƣớc ngầm tại khu vực này một cách thƣờng xuyên để kịp thời thời cảnh báo với ngƣời dân về chất lƣợng nƣớc ngầm và có biện pháp giải quyết kịp thời nhằm bảo vệ sức khỏe ngƣời tiêu dùng đồng thời khuyến khích sử dụng tiết kiệm nƣớc, bảo vệ tài nguyên nƣớc.

Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm khắc các trƣờng hợp vi phạm trong khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nƣớc ngầm.

Tuyền truyền cách vệ sinh giếng và một số biện pháp xử lý nhanh cho ngƣời dân:

Khử giếng theo chu kỳ cho ngƣời dân kết hợp tuyền truyền những biện pháp xử lý tạm thời khi nƣớc giếng có những hiện tƣợng của ô nhiễm nhẹ nhƣ:

+ Nƣớc có mùi tanh, chứa nhiều cặn bẩn vàng, giặt thƣờng làm ố quần áo có thể là dấu hiệu của ô nhiễm sắt và do lá cây rơi rụng tạo bùn lắng. Có thể xử lý tạm thời bằng cách đổ cát đen, cát xanh mangan, cát thạch anh, sỏi hoặc than hoạt tính để khử sắt.

+ Nƣớc có rêu nên đổ phèn chua hoặc flo để khử

Tuy nhiên đó mới chỉ là những biện pháp mang tính tạm thời. Để bảo vệ cần thực hiện xây nắp giếng, thực hiện nạo vét tùy vào từng loại giếng (đào, khoan) và thời điểm để thực hiện nạo vét. Bởi đây là một công việc không đơn giản nếu chủ quan với những giếng sâu có thể chết ngƣời do ngạt khí. Đối với những gia đình đào giếng gần với những đƣờng ống thải thì cần nối dài đƣờng ống thải dẫn ra xa giếng, xây máng dẫn nƣớc thải từ chuồng trại ra xa giếng. Nên xây hệ thống bể lọc để bảo vệ sức khỏe con em trong tƣơng lai.

Cải tiến hoạt động sản xuất nông nghiệp

Ô nhiễm nƣớc ngầm ở khu vực sản xuất nông nghiệp có sự góp phần không nhỏ của các hoạt động nông nghiệp mà nguyên nhân chủ yếu là dƣ lƣợng của phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật. Áp dụng một số biện pháp giảm thiểu sau:

- Vận động bà con ủ phân chuồng trƣớc khi bón lót, vừa tăng hiệu quả bón phân lại vừa giảm thiểu đƣợc nguy cơ ô nhiễm vi sinh và dịch bệnh, bỏ thói quen sử dụng phân tƣơi và phân chuồng trực tiếp.

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra cánh đồng từ đó nhắc nhở hƣớng dẫn ngƣời dân sử dụng đúng liều lƣợng và thời điểm để hạn chế tối đa lƣợng hóa chất trừ sâu và phân bón sử dụng.

- Kiểm tra và nghiêm cấm sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật đã bị cấm hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ.

- Tuyên truyền cho ngƣời dân về tác hại của dƣ lƣợng chất bảo vệ thực vật và phân bón đến sức khỏe của ngƣời dân và môi trƣờng xung quanh.

- Sử dụng hợp lí, khoa học nguồn nƣớc ngầm quý hiếm, không lãng phí nƣớc (vì quan niệm không mất tiền mua nƣớc cứ đào là có), không làm ô

nhiễm nguồn nƣớc bằng việc hạn chế bón phân amoni, phân đạm…

Trồng các loại cây nhƣ Muồng lá nhọn, Cốt khí, Muồng ba lá, Muồng muồng … trồng ở dƣới tán tầng cây cao. Khi chăm sóc cắt lá, cành của cây che phủ cải tạo đất và lấp vào xung quanh gốc của cây bản địa kết hợp với xới đất và vun gốc tạo ra nguồn bổ sung chất hữu cơ cho cây trồng nhằm làm tăng độ ẩm cho đất và đồng thời làm tăng hàm lƣợng mùn.

- Về các phƣơng pháp khắc phục:

+ Không ngừng tuyên truyền, giáo dục ngƣời dân về tầm quan trọng của nguồn nƣớc, đặc biệt là nƣớc ngầm qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ: báo, đài truyền hình, internet,… Từ đó, để ngƣời dân có ý thức bảo về nguồn nƣớc hơn.

+ Khắc phục tình trạng khai thác nƣớc ngầm bữa bãi, lấp giếng cạn, sử dụng nƣớc ngầm cho những mục đích phù hợp.

+ Khuyến khích ngƣời dân bảo vệ môi trƣờng không vứt rác bừa bãi, thu gom rác đúng nơi qui định.

+ Xử lí vi sinh trƣớc khi sử dụng nƣớc ngầm ăn uống hàng ngày để tránh tình trạng ô nhiễm vi sinh.

+ Cần tiến hành công tác quy hoạch sử dụng nƣớc ngầm trên địa bàn toàn thành phố Lạng Sơn nói chung và Tỉnh Lạng Sơn nói riêng, xác định biện pháp khai thác hợp lý nhằm chấm dứt khai thác nƣớc bừa bãi làm biến đổi chất lƣợng nƣớc và mực nƣớc ngày càng hạ thấp. Tuy nhiên, quy hoạch sử dụng nƣớc ngầm phải trên quan điểm sinh thái, tiết kiệm nƣớc, ƣu tiên nƣớc có chất lƣợng cao cho ăn uống và sinh hoạt.

+ Các cá nhân, tổ chức thực hiện khoan giếng phải có giấy phép đăng ký và nhà nƣớc phải quản lý chặt chẽ việc khoan giếng cũng nhƣ tình hình hoạt động của các giếng, đồng thời phải có biện pháp xử nghiêm đối với các trƣờng hợp khoan giếng trái phép.

+ Nhà nƣớc phải có những quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân thực hiện khoan giếng đối với các giếng họ đã khoan và cũng phải có một đội ngũ thẩm định, kiểm tra chất lƣợng các giếng này trƣớc khi đƣa vào sử dụng.

+ Tiếp tục duy trì sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các ngành của tỉnh với chính quyền các cấp cấp, tổ chức kinh tế, xã hội trong công tác quản lý, khai thác bảo vệ tài nguyên nƣớc.

Các giải pháp trên đây đều đòi hỏi thời gian thực hiện khác nhau với mức độ đầu tƣ về kinh phí, nhân lực khác nhau. Vì thế, muốn nâng cao và duy trì khả năng giữ nƣớc và cải thiện chất lƣợng nƣớc tốt nhất nên có sự kết hợp giữa kiến thức bản địa với những giải pháp kỹ thuật khoa học. Để thực hiện thành công các biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng nhằm sử dụng bền vững nguồn nƣớc ngầm nhất thiết phải tiến hành đồng thời các giải pháp mang tính kinh tế - xã hội, đặc biệt là việc tuyên truyền và tầm quan trọng của nƣớc ngầm đối với xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá biến động chất lượng nước ngầm của thành phố lạng sơn, tỉnh lạng sơn, giai đoạn 2014 2018 (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)