80% nƣớc cấp đầu vào cho sinh hoạt trở thành nƣớc thải sinh hoạt. Cùng với đó, ô nhiễm từ nƣớc thải công nghiệp của, khu công nghiệp, nƣớc thải nông nghiệp, y tế… đang là vấn đề thách thức, cùng với ô nhiễm nguồn nƣớc mặt, tình trạng ô nhiễm, suy thoái nguồn nƣớc ngầm đang là vấn đề đáng lo ngại, nhất là đối với các thành phố lớn.
Tốc độ đô thị hóa nhanh cùng các hoạt động công nghiệp, năng lƣợng, giao thông kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trƣờng trầm trọng. Trong đó, sự suy giảm nguồn nƣớc cũng nhƣ chất lƣợng nguồn nuớc ngầm đang làm ảnh hƣởng không nhỏ đến sự phát triển bền vững của các đô thị
Theo các chuyên gia, việc sử dụng nƣớc nhiễm các chất ô nhiễm dài ngày sẽ dẫn đến nhiều bệnh, trong đó, Asen là tác nhân gây ra nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó đặc biệt là bệnh ung thƣ da và ung thƣ phổi. Cùng với đó, sử dụng nguồn nƣớc bị nhiễm Mangan quá hàm lƣợng trong thời gian dài có thể dẫn đến triệu chứng thần kinh không bình thƣờng nhƣ dáng đi và ngôn ngữ bất thƣờng.
Ngoài ra, các yếu tố nhƣ sắt, vi sinh, amoni trong nƣớc có hàm lƣợng cao, dễ làm cho thực phẩm biến chất, thay đổi màu sắc, mùi vị, làm giảm việc tiêu hóa và hấp thu các loại thực phẩm, gây khó tiêu, gây ung thƣ…
Khai thác nguồn nƣớc ngầm để phục vụ phát triển các đô thị là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh của các đô thị cùng với sự khai
thác vô tội vạ đang nảy sinh nhiều nguy cơ tác động xấu đến nguồn tài nguyên nƣớc dƣới đất. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đó là tình trạng khai thác vƣợt quá trữ lƣợng tiềm năng, gây cạn kiệt nguồn nƣớc; khai thác không theo quy hoạch hoặc thiếu đánh giá nguồn nƣớc; chƣa xem xét đầy đủ vấn đề bảo vệ nguồn nƣớc ngầm khi xây dựng các quy hoạch về sử dụng đất, phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị… Đặc biệt, công tác thu gom chất thải rắn, xử lý nƣớc thải tại nhiều đô thị còn rất sơ khai dẫn đến tình trạng nguồn nƣớc bẩn, các chất gây nguy hại thấm sâu làm ô nhiễm nguồn nƣớc.
Một nguy cơ khác của quá trình đô thị hóa là sự phát triển đang làm bê tông hóa bề mặt, làm thu hẹp diện tích bổ xung nƣớc từ nguồn nƣớc mƣa, nƣớc mặt cho nƣớc dƣới đất (đây là nguồn nƣớc hết sức quan trọng trong chu trình tái tạo nguồn nƣớc ngầm bị khai thác). Cộng thêm là sự phát triển mạnh mẽ của các công trình cao tầng với các lỗ khoan sâu cũng "đóng góp" một phần không nhỏ vào sự gia tăng ô nhiễm và suy giảm chất lƣợng và nguồn nƣớc ngầm.
Chƣơng 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU