a. Vị trí địa
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn
Thành phố Lạng Sơn là đô thị hạt nhân của vùng kinh tế và là trung tâm kinh tế chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh Lạng Sơn. Trong những năm gần đây, thành phố Lạng Sơn đã có những bƣớc phát triển nhanh về mặt kinh tế xã hội, bộ mặt thành phố có nhiều thay đổi rõ rệt, quy mô dân số ngày càng tăng, đất xây dựng ngày càng mở rộng, các khu đô thị cũ ngày càng đƣợc cải tạo, nhiều khu đô thị mới đƣợc hình thành, nhiều dự án đầu tƣ trong và
ngoài nƣớc đã và đang đƣợc triển khai. Quy hoạch chung của thành phố đến năm 2025 đã đƣợc điều chỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh.
Thành phố cách thủ đô Hà Nội 154 km, cách biên giới Việt Trung 18 km. Nằm trên trục đƣờng quốc lộ 1A, đƣờng sắt liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc, đƣờng quốc lộ 1B đi Thái Nguyên, đƣờng quốc lộ 4B đi Quảng Ninh, đƣờng quốc Lộ 4A đi Cao Bằng, Thành phố Lạng Sơn có vị trí giáp ranh nhƣ sau:
Phía Bắc giáp xã Thạch Đạn, Thụy Hùng, huyện Cao Lộc.
Phía Nam giáp xã Tân Thành, Yên Trạch, huyện Cao Lộc và Vân Thủy, huyện Chi Lăng.
Phía Đông giáp thị trấn Cao Lộc và các xã Gia Cát, Hợp thành, Tân Liên, huyện Cao Lộc.
Phía Tây giáp xã Xuân Long, huyện Cao Lộc và xã Đồng Giáp huyện Văn Quan.
b. Địa hình:
Thành phố nằm trên nền đá cổ, có độ cao trung bình 250 m so với mực nƣớc biển. Đất đƣợc bồi tụ tạo nên từ sông Kỳ Cùng có thể chia làm 3 bậc thềm: Giải đất bệnh viện Đa Khoa, đƣờng đi Bản Loỏng, giải đất sân bay Mai pha và thềm bờ sông Kỳ Cùng.
Thành phố Lạng Sơn đƣợc bao quanh bởi hai dãy núi cao: Mẫu Sơn và Chắp Chài, có độ cao trung bình 250m với mực nƣớc biển, gồm các kiểu địa hình; Địa hình núi đất phân bổ ở các khu vực phía đông, đông bắc, tây nam thành phố; địa hình đá vôi có nhiều hang động ở khu vực trung tâm tạo nên những danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhƣ Nhất - Nhị - Tam Thanh, Chùa Tiên…
Thành phố Lạng Sơn có nhiều núi, phần lớn các núi đều có ý nghĩa về mặt quân sự, kinh tế, văn hóa, danh lam thắng cảnh nhƣ: núi Khau Mạ có đỉnh
cao 800m, đứng trên đỉnh núi có khả năng bao quát toàn bộ khu vực thành phố đến tận Đồng Đăng; núi Khau Puồng, Khuôn Nhà, Phác Mông,... thuộc xã Quảng Lạc, núi Phia Trang thuộc xã Mai Pha (khu di tích Mai Pha), núi Đại Tƣợng, núi Dƣơng, núi Phai Vệ, Tam Thanh, Nhị Thanh, Vọng Phu đều là những danh thắng tiêu biểu cho xứ Lạng.
c. Khí hậu:
Khí hậu tỉnh thành phố Lạng Sơn tuy nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa nhƣng có nét đặc thù của khí hậu á nhiệt đới, nền nhiệt không quá cao, có mùa đông tƣơng đối dài và khá lạnh. Nhiệt độ trung bình từ 21 - 220C, lƣợng mƣa từ 90 - 132 mm, độ ẩm từ 83 - 85%. Trong tổng số 8.310,09 km2
đất có 13,40% là đất sản xuất nông nghiệp, 69,13% là đất lâm nghiệp, 3,46% đất chuyên dụng, 0,98% đất ở. Hiện còn 94.513 ha đất chƣa sử dụng, chủ yếu là núi đá chƣa có rừng.
d. Thủy văn
Thành phố Lạng Sơn nằm giữa một lòng chảo lớn, có dòng sông Kỳ Cùng chảy qua trung tâm thành phố. Đây là dòng sông chảy ngƣợc. Nó bắt nguồn từ huyện Đình Lập của Lạng Sơn và chảy theo hƣớng Nam - Bắc về khu tự trị Quảng Tây - Trung Quốc. Sông Kỳ Cùng có chiều dài là 19 km, lƣu lƣợng trung bình là 2.300 m³/s, có suối Lao Ly chảy từ thị trấn Cao Lộc qua khu Kỳ Lừa ra sông Kỳ Cùng và suối Quảng Lạc dài 97 km, rộng 6 - 8 m. Ngoài ra, trong vùng còn có một số hồ đập vừa và nhỏ nhƣ hồ Nà Tâm, hồ Thẩm Sỉnh, Bó Diêm, Lẩu Xá, Bá Chủng, Pò Luông.