Ở Việt Nam hiện nay tình trạng ô nhiễm đang ở mức báo động, nhất là các vấn đề về ô nhiễm nƣớc ngầm. Đã có rất nhiều nơi nguồn nƣớc ngầm bị ô nhiễm nặng nề gây hậu quả nghiêm trọng, xuất hiện “làng ung thƣ” ở nhiều nơi nhất là ở các vùng nông thôn ngƣời dân sử dụng nƣớc giếng trực tiếp mà không qua xử lý, gần các khu công nghiệp, chăn nuôi…. Một số nghiên cứu điển hình ở Việt Nam nhƣ:
Nghiên cứu “ Cơ chế làm chậm sự di chuyển của asen qua tầng chứa nước sâu Pleistocene” (Retardation of arsenic transport through a Pleistocene aquifer) của của GS.TS Phạm Hùng Việt, các nhà khoa học của ta đã hợp tác với các nhà khoa học quốc tế thuộc Trƣờng ĐH Columbia đã đƣợc xuất bản trên Tạp chí Nature (Vol. 501, p. 204-207, 12 Sep., 2013). Nghiên cứu về ô nhiễm asen trong nƣớc ngầm tại Việt Nam với mục đích phát hiện và khoanh vùng những khu vực ô nhiễm cũng nhƣ tìm hiểu cơ chế phát sinh ô nhiễm asen để có biện pháp giảm thiểu.
“ Đánh giá chất lượng nước ngầm trong mối quan hệ với bãi rác Mễ Trĩ” luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Hƣơng. Nghiên cứu đã nêu lên đƣợc hiện trạng của bãi rác và các tác động cũng nhƣ ảnh hƣởng của bãi rác đến chất lƣợng nƣớc ngầm tại khu vực nghiên cứu. Từ đó đề ra các biện pháp giải quyết.
Một số nghiên cứu chất lƣợng nƣớc ngầm ở khu vực thị trấn Xuân Mai nhƣ luận văn: “Nghiên cứu đánh giá và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng nước sinh hoạt tại thị trấn Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Nội” của Nguyễn Văn Sơn năm 2009. Các nghiên cứu này chỉ đánh giá chất lƣợng nƣớc ngầm mà chƣa quan tâm đến đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến mực nƣớc ngầm và chất lƣợng nƣớc ngầm.
Nghiên cứu của Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Công Hảo trƣờng đại học Kỹ thuật Công nghệ TPHCM năm 2011với đề tài: “ Nghiên cứu đánh giá chất lƣợng nƣớc ngầm và đề xuất giải pháp khai thác xử lý nƣớc sinh hoạt cho nhân dân huyện nhà Bè”. Đề tài sử dụng phƣơng pháp Carota để xác định tầng chứa nƣớc tốt nhất không nghiễm mặn cấp nƣớc sinh hoạt. Kết quả đo Carota giếng khoan thăm dò tại ấp 4 xã Phƣớc Kiển phát hiện lƣớp 10, độ sâu dao động 191m-210m chứa nƣớc có chiều dày lớn, chất lƣợng nƣớc tốt (clorua < 150mg/l), có thể khai thác xử lý cấp nƣớc sản xuất và sinh hoạt. Tại ấp 2 xã Phƣớc Lộc phát hiện 9 lớp, độ sâu dao động 181m - 210m chứa nƣớc có chiều dày lớn, chất lƣợng nƣớc tốt (clorua < 168mg/l) có thể khai thác xử lý cấp nƣớc sinh hoạt.
“Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng đến mực nước và chất lượng nước ngầm tại thị trấn Xuân Mai - Hà Nội” của Nguyễn Thị Thành năm 2014 đã xác định đƣợc đặc điểm địa hình và cấu trúc rừng khu vực nghiên cứu, đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của rừng đến mực nƣớc và chất lƣợng nƣớc ngầm khu
vực nghiên cứu từ đó đề xuất biện pháp quy hoạch và bảo vệ rừng nâng cao khả năng giữ nƣớc và cải thiện chất lƣợng nƣớc của rừng.
“ Nghiên cứu đặc điểm mực nước ngầm và chất lượng nguồn nước ngầm khu vực Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Nội” của Nguyễn Đức Toàn năm 2016 và “Đánh giá sự biến động và đặc điểm chất lượng nước ngầm tại núi Luốt trường Đại học Lâm Nghiệp” của Nguyễn Thị Thu Quỳnh năm 2016. Đề tài đánh giá biến động mực nƣớc thay đổi theo cả không gian và thời gian. Đánh giá chất lƣợng nƣớc ngầm dựa vào kết quả phân tích nƣớc ngầm tại khu vực nghiên cứu và theo quy chuẩn 09 của bộ TNVMT Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lƣợng nƣớc ngầm khu vực nghiên cứu không bị ô nhiễm.