Tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thị xã giá rai tỉnh bạc liêu (Trang 93 - 95)

9. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

3.2.7. Tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế

Quản trị RRTD là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lƣợng và mở rộng tín dụng. Thực tế trong những năm qua, Agribank Giá Rai đã chú trọng công tác quản trị rủi ro một cách nghiêm túc trong quá trình cho vay. Tuy nhiên, về phƣơng pháp đo lƣờng RRTD, dựa trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn của Agribank chƣa theo các thông lệ quốc tế. Vì vậy, đánh giá đo lƣờng chƣa chính xác thƣờng là thấp hơn thực tế, do chƣa tính tới những loại rủi ro thị trƣờng, rủi ro hoạt động,… hoặc các hệ số đo lƣờng cũng không phản ảnh đƣợc thực tế [7], [9], [22].

Tuy thực tế hiện nay tỷ lệ nợ xấu tại Agribank Giá Rai không cao và còn nằm trong tầm kiểm soát, nhƣng tiềm ẩn nợ xấu lớn.

- Tăng cƣờng quản trị RRTD và coi đây là công cụ chiến lƣợc để duy trì tính ổn định, bền vững và tăng khả năng sinh lời trong hoạt động tín dụng.

Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt và nền kinh tế thị trƣờng ngày càng phát triển, rủi ro trong hoạt động nói chung và hoạt động tín dụng ngày càng

nhiều với khối lƣợng lớn, do vậy rủi ro hoạt động ngân hàng sẽ không thể lƣờng đƣợc nếu không áp dụng quản trị rủi ro và quản trị RRTD.

Khi chƣa có văn bản chuẩn “theo tiêu chuẩn quốc tế” của Agribank với điều kiện của Chi nhánh cần vận dụng các tiêu chuẩn quản trị RRTD tại Basel II. Vì nội dung của Basel II hầu hết các NHTM Việt Nam hàng đầu đã triển khai.

Theo các điều khoản của hiệp định Basel II, áp dụng quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng đƣợc coi là những thỏa thuận bắt buộc. Tuy hiện tại, các NHTM Việt Nam nói chung Agribank Giá Rai nói riêng chƣa áp dụng đƣợc đầy đủ các tiêu chuẩn của các Hiệp ƣớc Basel, nhƣng trong thời gian tới cần áp dụng các tiêu chuẩn này, ít nhất là nội dung của Basel II. Cụ thể áp dụng hệ thống quản trị rủi ro bao gồm khâu quan trọng là: xác định rủi ro, đo lƣờng rủi ro và cuối cùng là kiểm soát rủi ro.

Quy trình quản trị RRTD phải đƣợc áp dụng một cách nghiêm ngặt, đồng bộ đối với tất cả các khoản vay và liên tục từ trƣớc trong và sau khi cho vay theo một quy trình chặt chẽ. Quy trình và nội dung quản trị RRTD phải đƣợc áp dụng theo tính đặc thù của các kênh tín dụng và theo từng đối tƣợng đầu tƣ đƣợc quan tâm.

- Thực hiện nghiêm việc phân loại nợ theo định kỳ và trích lập dƣ phòng rủi ro đầy đủ.

Agribank Giá Rai cần có biện pháp thu hồi tốt nợ tồn đọng nhiều năm qua nhất là những khoản nợ mới xử lý rủi ro trong thời gian gần đây. Một mặt là đem lại thu nhập cho Chi nhánh. Mặt khác, nhằm tránh tình trạng lây lan trong khách hàng vay chây ì, ỷ lại không trả nợ.

Chi nhánh cần coi trọng việc khai thác thông tin từ nhiều phía nhằm đánh giá đầy đủ chính xác tình hình thị trƣờng tiêu thụ nông sản phẩm, năng lực tài chính, khả năng quản lý, tín nhiệm của khách hàng để từ đó quyết định đầu tƣ vốn một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thị xã giá rai tỉnh bạc liêu (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)