Chương trình 4: Nâng cao hiệu lực hành pháp luật:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng thực vật trên núi đá vôi thuộc vườn quốc gia pù mát (Trang 75 - 79)

hành pháp luật:

- Giám sát việc thực hiện Hương ước quản lý bảo vệ rừng trong thôn bản. - Xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm Luật BV & PTR.

- Có chế độ đãi ngộ, khuyến khích, thu hút cho lực lượng Kiểm lâm và cộng đồng phục vụ công tác QLBVR.

2. Nghèo đói

Tạo công ăn việc làm cho cộng đồng. 3. Trình độ dân trí, phong tục, tập quán

Giáo dục, nâng cao nhận thức cho cộng đồng. Truyên truyền nếp sống văn hóa văn minh, giữ gìn bản sắc dân tộc.

4. Lực

lượng mỏng

Tăng thêm lực lượng Kiểm lâm theo Nghị định số 39/1993/NĐ/CP. 5. Hiệu lực của pháp luật và chính sách. 6. Tác động của kinh tế thị trường Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý bảo vệ rừng. Tìm thị trường đầu ra cho các sản phẩm hàng hóa.

Chương 5

kết luận - khuyến nghị

5.1. Kết luận.

1. Qua điều tra, phân tích hệ thực vật núi đá vôi VQG Pù Mát có 494 loài

thuộc 323 chi và 112 họ.

- Sự phân bố các taxon họ, chi và loài không đồng đều, tập trung nhiều nhất ở ngành hạt kín (Angiospermae) với 96 họ chiếm 85,71% , 303 chi chiếm 93,81% và 461 loài chiếm 93,32% so với toàn hệ thực vật núi đá vôi VQG Pù Mát.

- Trong ngành hạt kín thì lớp 2 lá mầm (Dicotyledoneae) chiếm tỷ lệ rất lớn, có 83 họ chiếm 86,46%, 250 chi chiếm 82,51% và 385 loài chiếm 83,51%.

2. 10 họ đa dạng nhất có 11 loài trở lên chiếm 38,46% tổng số loài trong hệ

thực vật núi đá vôi VQG Pù Mát; Trong đó họ có nhiều loài nhất là họ Euphorbiaceae (Thầu dầu) chiếm 6,88% tổng số loài của hệ. Có 8 chi đa dạng nhất với tổng số 57 loài chiếm 11,54% tổng số loài của hệ thực vật núi đá vôi VQG Pù

Mát. Chi có nhiều loài nhất là chi Ficuscó 14 loài.

3.Khu hệ thực vật núi đá vôi VQG Pù Mát đã xác định được 361 loài cây có

ích trên tổng số 494 loài đã điều tra phân tích. Trong đó nhiều nhất là nhóm cây có thể làm thuốc chữa bệnh với 278 loài.

- Nếu so sánh các loài cây có ích của hệ thực vật núi đá vôi với cây có ích của toàn bộ hệ thực vật VQG Pù Mát thì nhóm loài cây lấy sợi có tỷ lệ cao nhất (45,83%), tiếp đến là nhóm loài cây làm cảnh (42,68%), nhóm loài cây cho tinh dầu (40%)... và cuối cùng là nhóm loài cây cho tanin.

4. Khu hệ thực vật núi đá vôi VQG Pù Mát có 17 loài (Cực kỳ nguy cấp, ít

nguy cấp, sắp nguy cấp, quý hiếm, thiếu thông tin); Trong đó: Có 1 loài mức CR (Cực kỳ nguy cấp), 3 loài mức LR (ít nguy cấp) và 4 loài mức VU (sắp nguy cấp) cần phải bảo vệ nghiêm ngặt.

5. Có 494 loài trong hệ thực vật núi đá vôi VQG Pù Mát được xếp trong các

yếu tố địa lý khác nhau.

- Xét về yếu tố địa lý của các chi thì: Yếu tố Liên nhiệt đới chiếm 29,09%, yếu tố

Cổ nhiệt đới chiếm 28,48%, yếu tố nhiệt đới châu á chiếm 22,60% và cuối cùng là

hệ với Malêzi là lớn nhất chiếm 4,95% còn đối với ấn Độ và Nam Trung Hoa không đáng kể (0,93%).

- Về yếu tố địa lý của các loài: ưu thế nhất là yếu tố nhiệt đới châuá (59,66%), tiếp

đến là yếu tố Ôn đới (4,25%). Đặc biệt là yếu tố đặc hữu chiếm tới 16,74%. Nếu xét về mối quan hệ với các nước chung quanh thì hệ thực vật núi đá vôi VQG Pù Mát

gần với hệ thực vật Nam Trung Hoa (13,56%) hơn so với các yếu tố ấn Độ (9,51%),

yếu tố Đông Dương (7,87%) và Himalaia (6,46%).

6. Phổ dạng sống của hệ thực vật núi đá vôi VQG Pù Mát được thể hiện như

sau:

SB = 73,28 Ph + 5,87Hm + 5,26 Cr + 3,64 Th + 3,04 Ch + 8,90 CXĐ (Chưa xác định).

Trong đó: Dạng sống Ph (Phanerophytes) chiếm ưu thế với 73,28%.

7. Thảm thực vật núi đá vôi VQG Pù Mát thuộc quần hệ rừng nhiệt đới

thường xanh lá rộng mưa mùa. Bao gồm 3 kiểu thảm ít bị tác động (ở thung lũng, ở sườn và ở đỉnh) và 2 kiểu thảm bị tác động mạnh (Rừng thứ sinh và trảng cây bụi).

8. Các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng hệ thực vật núi đá vôi VQG Pù

Mát có 6 nguyên nhân trực tiếp là: Khai thác lâm sản ngoài gỗ, khai thác gỗ, phát rẫy trái phép, khai thác đá mở đường, các hoạt động có dùng lửa trong rừng và lấy củi đun và 6 nguyên nhân gián tiếp là: Do áp lực tăng dân số, do đói nghèo, trìnhđộ dân trí thấp phong tục tập quán lạc hậu, lực lượng mỏng, hiệu lực thi hành pháp luật và chính sách và tác động của kinh tế thị trường.

9. Có 11 giải pháp chủ yếu (trong đó có 5 giải pháp đang thực hiện, 6 giải pháp phải thực hiện ngay chậm nhất là đầu năm 2007) và 4 chương trình hành động ưu tiên để bảo vệ hệ thực vật núi đá vôi VQG Pù Mát.

5.2. Kiến nghị.

Qua những kết luận trên, trong quá trình nghiên cứu, xây dựng đề tài, chúng

tôi đã tiến hành điều tra thực địa, đi thực tế, tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau,

đặt nhiều câu hỏi chung quanh công tác quản lý bảo vệ rừng hiện tại trên địa bàn từ đó chúng tôi đưa ra các khuyến nghị. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tính khả thi, chúng tôi chỉ đưa ra các khuyến nghị ở mức độ Vườn quốc gia, huyện và tỉnh có thể giải quyết được, đó là:

1. Tăng định mức đầu tư trên một đơn vị diện tích trong công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng (Chính phủ đã có chủ trương giao cho tỉnh quyết định tùy theo điều kiện ở mỗi tỉnh).

2. Huy động tối đa sức mạnh phối hợp trong lĩnh vực QLBVR (Kiểm lâm, Công an, Quân đội, Biên phòng, Chính quyền địa phương...), gắn chặt nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, tổ chức quản lý bảo vệ rừng với chính quyền địa phương các cấp đặc biệt là cấp xã.

3. Các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp ở địa phương cần thực hiện nghiêm túc luật pháp trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học như: Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật bảo vệ môi trường, Bộ luật hình sự năm 1999 (điều 1175, 78, 179, 180, 290, 291...), Quyết định 245/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp.

4. Chính quyền địa phương các cấp của 3 huyện trên địa bàn cần tiếp tục nhân rộng mô hình bếp tiết kiệm củi vì nó rất rẻ tiền mà hàng năm tiếp kiệm được hàng trăm tấn củi

5. VQG Pù Mát thực hiện sớm dự án khoán bảo vệ rừng dọc hành lang sát với vùng đệm cho người dân bảo vệ.

6. Tiếp tục điều tra tỷ mỹ về khu hệ thực vật trên toàn bộ diện tích VQG Pù Mát nói chung và diện tích núi đá vôi nói riêng để có số liệu đầy đủ nhất về hệ thực vật. Đồng thời có cuộc điều tra về khu hệ động vật núi đá vôi VQG Pù Mát.

7. Loài Sao Trung Hoa hiện nay rất hiếm gặp ở VQG Pù Mát, đây là loài rất quý hiếm và ở cấp độ nguy cấp vì vậy VQG Pù Mát cần có ngay chương trình điều tra, nghiên cứu để bảo tồn ngoại vi chúng một cách có hiệu quả, ngăn ngừa sự tuyệt chủng của loài này.

Tài liệu tham khảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng thực vật trên núi đá vôi thuộc vườn quốc gia pù mát (Trang 75 - 79)