Đánh giá đa dạng các quần xã thực vật núi đá vôi VQG Pù Mát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng thực vật trên núi đá vôi thuộc vườn quốc gia pù mát (Trang 56 - 57)

Khu vực núi đá vôi VQG Pù Mát trải dài trên địa bàn 3 huyện Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương và nằm xen kẻ giữa các khu vực với độ cao từ 200 đến hơn 1000 m so với mức nước biển. Tuy trải dài như vậy nhưng nó tập trung phần lớn ở các vùng: Khe Kèm (Xã Yên Khê), Khe Khặng (Xã Lục Dạ, Môn Sơn), Khe Choăng (Xã Tam đình, Tam Quang), Khe Bu (Xã Châu Khê). Qua điều tra nghiên cứu ở các khu vực trên cùng với quan sát thực tế các vùng khác, thừa kế số liệu, tài liệu chúng tôi đã phân tích và thấy rằng:

- Rừng rậm thường xanh lá rộng nhiệt đới bao phủ.

- Phần lớn thảm thực vật núi đá vôi đều bị tác động tuy ở các mức độ khác nhau. - Về ngoại mạo khá giống với rừng núi đất nhưng thành phần loài thực vật thì khác nhau rất lớn.

- Những họ chính cấu tạo nên cây gỗ, cây bụi gồm: Moraceae, Euphorbiaceae, Anacardiaceae, Sapindaceae, Ulmaceae, Sterculiaceae, Clusiaceae, Annonaceae, Meliaceae, Lauraceae, Verbenaceae, Caesalpiniaceae...

Sự phân bố thảm thực vật núi đá vôi VQG Pù Mát về cấu trúc tầng thứ, ngoại mạo, sinh khối, thành phần loài khác nhau từ đỉnh xuống chân núi. Chúng tôi đã điều tra, nghiên cứu để phân biệt ba vị trí khác nhau đó là: Đỉnh, sườn và chân núi.

Một điều khác biệt là ở khu vực núi đá vôi VQG Pù Mát không có các loài

Đinh, Nghiến như ở Bắc bộ mà chân núi thường xuất hiện Cynometra mọc rải rác.

Qua kết quả điều tra ở các vị trí như sau:

 Đỉnh núi:

Cây gỗ nhỏ, thường có hai tầng cây gỗ và cây phân họ tre, trữ lượng ngoại

kính bình quân từ 12 cm - 15 cm, độ che phủ tầng cây gỗ từ 0,1 - 0,2. Do hỗn giao

tỷ lệ 50% với Indocalamussp. nên tổng độ che phủ đạt tới 0,5 - 0,6. Thành phần cây

gỗ chủ yếu là: Memexilon, Sinosideroxylon, Koelreuteria, Pistasia, Mallotus,

Pilipcasis...vv. Thân, cành cây nhiều Rêu, Địa y bám dày. Thực vật ngoại tầng chủ

yếu là Orchidaceae, cây leo Jasminum...Rừng thường xanh quanh năm, tuy nhiên

cũng có nhiều loài cây rụng lá theo mùa nhưng nhìn tổng thể thì không có sự thay đổi rõ rệt.

 Sườn núi:

Khác đỉnh núi về mặt ngoại mạo, thành phần loài. Sinh khối rừng thường có 3 tầng, trong đó 2 tầng cây gỗ 1 tầng thảm tươi hoặc cây mạ tái sinh. Độ tàn che từ 0,6

- 0,7, trữ lượng ước tính 20-30 m3/ ha. Tầng cây gỗ hay tầng ưu thế sinh thái đựơc

hình thành bởi cây có cấp kính từ nhỏ tới trung bình, không có cây vượt trội, thành

phần cây đứng đơn điệu so với núi đất gồm Strebus ilicifolius, Vitex, Knema,

Garcinia...Tầng thứ 2 gồm các cây gỗ nhỏ chịu bóng và cây tái sinh của tầng trên như:Ardisia, Randia, Sumbaviopsis...Tầng thảm tươi có Quyển Bá, Quyết...

 Phần chân núi:

Gần giống sườn núi về mặt cấu trúc tầng thứ, thành phần loài nhưng khác về trữ lượng và một số loài có tỷ lệ tổ thành hoặc không xuất hiện ở sườn như:

Hydnocarpus annamensis, Celtis. Trữ lượng khoảng 60-70 m3/ha, phần thảm tươi dày hơn. Do tầng đất dày hơn, độ ẩm cao nên cây tái sinh tương đối tốt.

Qua điều tra, phân tích chúng tôi tóm tắt hệ thống các quần xã như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng thực vật trên núi đá vôi thuộc vườn quốc gia pù mát (Trang 56 - 57)