Các nguyên nhân suy giảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng thực vật trên núi đá vôi thuộc vườn quốc gia pù mát (Trang 65 - 69)

9. Ficus microcarpa

4.8.1. Các nguyên nhân suy giảm.

4.8.1.1. Nguyên nhân trực tiếp.

Sự đe dọa đối với mỗi loài có thể là mất đi sinh cảnh do khai thác bất hợp lý làm cho loài đó không còn sinh cảnh để sống hoặc bị mất hoàn toàn, thậm chí không còn khả năng tái sinh hoặc do sự chèn ép, xâm lấn của các yếu tố sinh vật, vi sinh vật, vô sinh (nham thạch, núi lửa...).

Qua nghiên cứu và thực tế tại địa phương, các nguyên nhân chính, trực tiếp tác động gây suy giảm nguồn tài nguyên thực vật núi đá vôi VQG Pù Mát bao gồm:

(a). Khai thác lâm sản phi gỗ:

Đây là tác động tiêu cực nhiều nhất. Hệ thực vật núi đá vôi VQG Pù Mát có tương đối nhiều lâm sản phi gỗ có giá trị thương mại khá cao, hơn nữa lại gần dân nên họ thường xuyên vào khai thác. Các loài lâm sản phi gỗ bị khai thác chủ yếu là: + Adiantum caudatum (Tóc thần vệ nữ) thuộc họ Adiantaceae ngành Dương xỉ (Polypodiophyta).

+ Aglaomorpha coronans (Cốt toái bổ giả), thuộc họ Ráng nhiều chân (Polypodiaceae)

+ Cycas sp. (Tuế) thuộc họ Cycadaceae (Họ Tuế) ngành Thông (Pinophyta) và các loài khác...

Bảng 4-12.Giá trị thương mại của một số lâm sản ngoài gỗ trên thị trường Nghệ An.

TT Tên loài Đơn vị

tính

Mức giá hiện hành (ngàn đồng)

Đẹp Bình thường

1 Tóc thần vệ nữ (Adiantum caudatum L.) Bụi 300 150

2 Cốt toái bổ giả (Aglaomorpha coronans

(Wall.ex Meet) Copel.

Kg 150 100

3 Tuế (Cycassp.) Cây 500 200

4 Vàng Anh (Sacara dives Pierre.) Cây 500 200

5 Liên đằng gốc lõm (Illigera rhodantha

Hance.)

Kg 150 100

6 7

Thạch cân thảo (Pilea platanifloraC. H.

Wright.

Sâm cau (Peliosanthes tetaAndr.)

Kg Kg 150 250 100 150

8 Củ mài (Dioscorea peperoides Prain &

Burk.)

Kg 60 30

9 Lan leo (Galeola nudifloraLour.) Giò 300 200

10 Hương bài (Dianella ensifolia) Kg rễ 100 80

Nguồn: BQL chợ Vinh - Nghệ An năm 2004.

Như đã phân tích ở trên, tuy giá trị thương mại không cao lắm nhưng khai thác được nhiều, dễ tiêu thụ, đầu tư ít vốn, ít công vì vậy vào mùa nông nhàn có hàng trăm hộ gia đình đổ vào các hoạt động khai thác lâm sản phụ. Mỗi gia đình có 2 người đi khai thác lâm sản phi gỗ trung bình có thể kiếm 200 ngàn đồng/ngày (Tương đương 70 tạ thóc hiện tại) bằng làm 1 sào rẫy trong 6 tháng. Từ khi có Quyết định số 59/QĐ/BNN&PTNT năm 2005 cho phép vận chuyễn lâm sản phụ bình thường thì các hoạt động khai thác lâm sản phụ càng sôi động.

(b). Khai thác gỗ:

Việc khai thác gỗ trộm đã đe dọa trực tiếp đến nguồn tài nguyên rừng, phá hoại sinh cảnh sống của nhiều loài thực vật trên núi đá vôi VQG Pù Mát. Ngoài mất đi một số lượng cây gỗ lớn bị khai thác thì trước khi chặt hạ họ đã chặt đi những cây gỗ nhỏ chung quanh hoặc khi vận chuyển làm gãy nát các cây con. Thống kê các vụ

vi phạm Luật bảo vệ và Phát triển rừng trên địa bàn VQG Pù Mát từ năm 2001 đến nă 2005 được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 4-13.Số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trên địa bàn 3 huyện Con Cuông, Anh Sơn, Tương Dương từ năm 2001 đến 2005

TT Loại hình vi phạm Số vụ vi phạm

Toàn khu vực

Khu vực núi đá vôi

1 Khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản 1008 82

2 Đốt rừng làm rẫy trái phép 202 14

3 Làm cháy rừng 22 4

4 Khai thác lâm sản ngoài gỗ 700 112

Tổng 1932 212

Nguồn: Hạt Kiểm Lâm Anh Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Pù Mát (2005).

Như vậy, diện tích rừng núi đá vôi VQG Pù Mát (Khoảng 1.000 ha) so với tổng diện tích rừng (bao gồm cả vùng đệm) trên địa bàn (460767,88 ha) thì rất nhỏ (Gần bằng 1/461) nhưng số vụ vi phạm Luật BV&PTR khu vực núi đá vôi so với tổng số vụ vi phạm Luật BV&PTR trên địa bàn thì rất lớn (bằng 1/9 tổng số vụ).

Do thực vật ở các khu vực núi đá vôi ít cây gỗ lớn, có giá trị kinh tế cao mặt khác lại không phân bố tập trung nên người dân vào chặt trộm theo từng tốp với quy mô nhỏ lẻ và có thể chặt hạ liên tục vào bất cứ thời gian nào. Họ thường khai thác chọn những cây gỗ lớn nhất, có hoặc không có giá trị kinh tế cao nhưng dễ khai thác

và khai thác được nhiều như: Dracontomelon duperreanum Pierre. (Sấu),

Mangifera indica L. (Xoài). Đặc biệt, người dân thường săn lùng loài Hopea chinensis Hand.-Mzz. (Sao Trung Hoa) và Zenia insignis Chun. (Muồng trắng) bán

cho lái buôn đưa đi Trung Quốc với giá thị trường hiện tại khoảng 15 triệu đ/m3.

Đây là loài thuộc cực kỳ nguy cấp theo IUCN, vì vậy cần có biện pháp khẩn cấp để bảo vệ loài này khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

(c). Phát rẫy trái phép:

Tuy ở các mức độ khác nhau nhưng còn phổ biến ở tất cả các khu vực có dân cư sinh sống. Đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp, nguy hiểm. Khi phát rừng làm rẫy, người dân chưa biết đâu là loài quý hiếm, bị đe doạ. Mặt khác đốt, phát rừng làm rẫy thường làm mất đi toàn bộ một diện tích rừng nào đó. Đối với

VQG Pù Mát, các bản sinh sống trong vùng lõi vẫn đốt, phát rẫy rất khó kiểm soát. Nếu phát hiện được cũng rất khó xử lý theo pháp luật vì như đã phân tích ở trên do trình độ hiểu biết pháp luật của họ rất thấp, do cuộc sống quá vất vả, không đủ tiền nộp phạt.

Từ năm 2001 đến 2005 có 12 vụ đốt rừng làm rẫy trái phép, làm mất đi 10 ha rừng núi đá vôi trên địa bàn.

(d). Khai thác đá, mở đường.

- Khai thác đá:

Việc khai thác đá phục vụ các nhà máy xi măng, làm đường giao thông, xây dựng các công trình chiếm một diện tích rừng khá lớn trên địa bàn VQG Pù Mát như: Khai thác đá cho nhà máy xi măng Anh Sơn, Nhà máy xi măng Quân khu IV, khai thác đá làm đường ở cả 3 huyện, khai thác đá để xây dựng khu du lịch Thác Kèm, Môn Sơn...

Thống kê từ 2001 đến 2005 Nhà máy xi măng Anh Sơn và nhà máy xi măng 19 tháng 5 đã khai thác khoảng 1 triệu tấn đá ở núi đá vôi, mất đi khoảng 10 ha rừng.

- Mở đường giao thông:

Từ 2001 đến nay, chỉ tính các tuyến đường chính trên địa bàn đã làm mới 250 Km đường, lấn chiếm vào các dãy núi đá vôi 30 ha (trong đó 15 ha có rừng).

Ngoài các hoạt động trên, đối với VQG Pù Mát còn có 2 điểm du lịch cũng ảnh hưởng tiêu cực đến thực vật núi đá vôi đó là khu du lịch Thác Kèm và khu du lịch Pà Lày.

(e). Do các hoạt động có dùng lửa trong rừng.

Ngoài các hoạt động đốt rừng làm rẫy trái phép thì các hoạt động có dùng lửa trong rừng như: Lấy mật ong, săn thú, hút thuốc, nấu ăn trong rừng khi đi khai thác...cũng làm cháy rừng núi đá vôi. Hầu hết tất cả các vụ cháy rừng khu vực núi đá vôi VQG Pù Mát từ 2001 đến nay (12 ha)đều do con người gây nên, ngoại trừ 01 vụ cháy do sét đánh năm 2005 nhưng mức độ thiết hại không đáng kể.

(f) Khai thác củi đun nấu.

Chương trình bếp tiết kiệm củi do Dự án SFNC Nghệ An hỗ trợ năm 2001, qua điều tra cho số liệu như sau:

- Trung bình, mỗi hộ dân ở vùng đệm VQG Pù Mát mỗi ngày tiêu thụ 50 Kg củi cho việc nấu nướng.

- Trên địa bàn 3 huyện vùng đệm VQG Pù Mát theo điều tra năm 2001 có 17.750 hộ (Niên giám thống kê Nghệ An năm 2004 là 18.554 hộ). Trong số đó có hai phần ba là đun củi hoàn toàn. Như vậy số củi cần phải dùng trong một ngày vào khoảng 600 tấn. Số củi này được lấy ở nhiều trạng thái rừng khác nhau, trong đó khoảng 1/10 là lấy ở các dãy núi đá vôi, thuộc cả vùng đệm và vùng lõi VQG. Nghĩa là mỗi ngày trung bình rưng trên núi đá vôi mất đi khoảng 60 tấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng thực vật trên núi đá vôi thuộc vườn quốc gia pù mát (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)