Cơ sở hạ tầng và các nghành kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng thực vật trên núi đá vôi thuộc vườn quốc gia pù mát (Trang 39 - 40)

- Cơ sở hạ tầng:

Là các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa của Nghệ An với trình độ dân trí thấp, đời sống của đồng bào các dân tộc còn nghèo khó, lạc hậu, cơ sở hạ tầng kém.

- Các ngành kinh tế:

Các ngành kinh tế trên điạ bàn hầu hết là sản xụất Nông - Lâm nghiệp; Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ du lịch có cơ cấu tỷ trọng còn thấp. Thu nhập bình quân đầu người của huyện Con Cuông năm 2005 là

3,1 triệu đ/ng/năm, của huyện Tương Dương là 3,05 triệu động/người/ năm (Nguồn:

UBND huyện Con Cuông, Tương Dương). Cơ cấu các ngành kinh tế năm 2005 và mục tiêu của các năm 2006 - 2010 của huyện Con Cuông như sau:

Năm 2005: Đến 2010:

+ Nông nghiệp: 60,4% + Nông lâm nghiệp: 40%

+ Công nghiệp-TTCT,XD 25,6% + Công nghiệp: 30%

+ Dịch vụ: 14% + Dich vụ: 30%

(Nguồn: Nghị quyết Đại hội lần thứ XXIV Huyện Đảng bộ Con Cuông)

Với diện tích tự nhiên phần lớn là rừng và đất lâm nghiệp, người dân có thói quen và tập quán canh tác trên đất dốc như làm nương, làm rẫy. Nông nghiệp có diện tích lúa nước nhưng cung không đủ cầu vì vậy thời gian nông nhàn, người dân đi vào rừng chặt củi, khai thác gỗ, săn bắt động vật hoang dã, lấy mật ong, thu hái các sản phẩm phi gỗ đem bán và bù vào khoản luơng thực thiếu hụt.

+ Sản xuất nông nghiệp.

Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông lâm nghiệp còn rất hạn chế. Canh tác trên nương rẫy là chủ yếu, diện tích lúa nước 2 mùa ít.

+ Sản xuất lâm nghiệp.

Sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn chủ yếu là 3 Công ty Lâm nghiệp, việc giao đất, khoán rừng đã được đẫy mạnh theo chương trình, kế hoạch của Nhà nước và nhờ sự giúp đỡ của các dự án. Dự án Lâm nghiệp Xã hội và Bảo tồn thiên nhiên Nghệ An do EC tài trợ hỗ trợ trên 3 huyện đã hình thành nhiều mô hình nông lâm kết hợp, mô hình vườn rừng, vườn nhà cho thu nhập khá cao, đây cũng là mô hình cho các hộ gia đình trong thời gian tới. Tuy nhiên, sản xuất lâm nghiệp chỉ mới dừng lại ở dạng sản phẩm thô nên giá trị kinh tế không cao.

Sản xuất công nghiệp trên địa bàn chủ yếu là khai thác đá, sản xuất xi măng, chế biến lâm sản của các lâm trường, các xí nghiệp, công ty xây dựng. Tiểu thủ công nghiệp có làng nghề thổ cẩm, nghề đan lát... Tuy nhiên thị trường, thị hiếu cho các sản phẩm này còn rất hạn chế, chủ yếu là phục vụ khách du lịch, chưa có thị trường hàng hóa, chưa có thương hiệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng thực vật trên núi đá vôi thuộc vườn quốc gia pù mát (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)