tính theo số câu hỏi có cấu tạo là câu đơn (1) và tổng số câu hỏi đã thống kê (2598)
Số lượng/ Tỉ lệ%
Kiểu câu Số lượng
Tỉ lệ %
(1) (2)
Câu đơn bình BT
Câu đơn đủ tp N 529 42,93 20,36
Câu đơn TL(tiểu loại) Chủ ngữ 217 17,61 8,35
Câu đơn TL(tiểu loại) vị ngữ 23 1,86 0,88
Câu đơn TL(tiểu loại) bổ ngữ 26 2,11 1,00
Câu đơn TL(tiểu loại)cả CN & VN 59 4,78 2,27
Câu đơn đặc biệt 378 30,68 14,54
Tổng kết 1232 99,97 47,42
2.1.2.2. Câu hỏi có cấu tạo là câu phức thành phần
Như đã nói, câu phức thành phần là câu có từ hai cụm chủ - vị trở lên nhưng chỉ có một cụm chủ - vị làm nòng cốt câu, các cụm chủ vị còn lại giữ chức vụ nào đó trong câu. Trong thực tế, chúng ta gặp nhiều loại câu phức: câu phức có cụm chủ - vị làm chủ ngữ, câu phức có cụm chủ - vị làm vị ngữ, câu phức có cụm chủ - vị làm định ngữ, câu phức có cụm chủ - vị làm bổ ngữ, v.v... Trong tác phẩm của Nam Cao, mới thấy năm kiểu câu hỏi có cấu tạo là câu phức, là: câu phức có cụm chủ - vị làm chủ ngữ, câu phức có cụm chủ - vị làm bổ ngữ, câu phức có cụm chủ - vị làm định ngữ, câu phức có cụm chủ - vị làm trạng ngữ và câu phức hỗn hợp.
Theo tư liệu điều tra của chúng tôi, câu hỏi có cấu tạo là câu phức thành phần có 549 trường hợp, chiếm xấp xỉ 21,13% số câu hỏi đã thống kê (549/2598).
a) Câu phức có cụm chủ - vị làm chủ ngữ
Tư liệu thống kê của chúng tôi cho thấy, có 18 trường hợp câu hỏi trong tác phẩm của Nam Cao có cấu tạo là câu phức thành phần chủ ngữ (tức câu phức có cụm chủ - vị làm chủ ngữ), chiếm xấp xỉ . Xin dẫn một ví dụ tiêu biểu:
Ví dụ 7:
(1) Mình về có nhớ ta không?
[37, tr 134] (2) Vả lại, con ăn cắp cũng có đi đâu mà thiệt? [37, tr 241]
Các câu trên có hai cụm chủ - vị (C-V). Câu thứ nhất có cụm C-V nòng cốt gồm: Mình về là chủ ngữ, có nhớ ta không là vị ngữ. Chủ ngữ nòng cốt lại có cấu tạo là một cụm chủ - vị, trong đó có Mình là chủ ngữ, về là vị ngữ và đây là cụm chủ - vị thứ hai của câu phức này.
Câu thứ hai ngoài cụm chủ - vị nòng cốt (Con ăn cắp là chủ ngữ, cũng có đi đâu mà thiệt là vị ngữ), còn có một cụm chủ - vị làm chủ ngữ nòng cốt (Con ăn cắp). Cụm chủ - vị này có Con là chủ ngữ, ăn cắp là vị ngữ.
b) Câu phức có cụm chủ - vị làm bổ ngữ
Trong số câu hỏi có cấu tạo là câu phức thành phần mà chúng tôi đã thống kê, câu phức có cụm chủ - vị giữ chức vụ bổ ngữ chiếm số lượng nhiều hơn cả. Chúng tôi
đã thống kê được 307 trường hợp, chiếm xấp xỉ 55,91% số câu hỏi có cấu tạo là câu phức (307/549) và xấp xỉ 11,81% số câu hỏi đã thống kê (307/2598). Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu:
Ví dụ 8:
(1) - “Ai dám bảo cái áo ba-đờ-xuy này là cái áo đi cày?”
[37, tr 115]. (2) Tôi bùi ngùi nhìn lão bảo:
- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?” [37, tr 25] (3) - Cô bị ông Hoàng của cô bóp chết chăng?
[37, tr 460]
Các câu hỏi có phần in nghiêng trong ví dụ vừa dẫn đều là những câu có cấu tạo là câu phức thành phần bổ ngữ (phần in nghiêng là bổ ngữ có cấu tạo là một cụm chủ - vị). Các câu trên, ngoài cụm chủ - vị làm nòng cốt câu, còn có một cụm chủ - vị làm bổ ngữ.
Câu thứ nhất có cụm chủ - vị nòng cốt, gồm Ai là chủ ngữ, dám bảo cái áo ba-
đờ-xuy này là cái áo đi cày là vị ngữ. Bổ ngữ: cái áo ba-đờ-xuy này là cái áo đi cày
là một cụm chủ - vị, có cái áo ba đờ xuy là chủ ngữ, là cái áo đi cày là vị ngữ.
Câu thứ hai “Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?” có Cụ là chủ ngữ nòng cốt,
tưởng tôi sung sướng hơn chăng là vị ngữ nòng cốt, trong đó bổ ngữ tôi sung sướng hơn
chăng có cấu trúc là một cụm chủ - vị (tôi là chủ ngữ, sung sướng hơn chăng là vị ngữ).
Câu thứ ba Cô bị ông Hoàng của cô bóp chết chăng? có Cô là chủ ngữ nòng cốt, bị ông Hoàng của cô bóp chết (chăng) là vị ngữ nòng cốt. Bổ ngữ ông Hoàng
của cô bóp chết (chăng) là một cụm chủ - vị, trong đó, ông Hoàng của cô là chủ ngữ,
bóp chết (chăng) là vị ngữ.
Tương tự, các câu trong ví dụ 9 dưới đây cũng đều là hỏi có cấu tạo là câu phức thành phần bổ ngữ:
Ví dụ 9:
(1)Tôi tưởng anh Đích vẫn nằm nhà thương?
(2) Họ sợ chúng mình trung thành với họ chăng?
[37, tr 759] (3)Nhưng cả Thứ và Oanh cùng để mặc y nói một mình.
[37, tr 573] (4)Mày cũng không biết mẹ mày ở đâu à?
[37, tr 565] (5)Đồng chí tưởng chính quyền chỉ có việc hạ miệng lệnh bắt buộc thôi ư?
[37, tr 923] Bộ phận in nghiêng trong các ví dụ vừa dẫn đều có cấu trúc là một cụm chủ - vị và đều giữ vai trò làm bổ ngữ của câu.
c) Câu phức có cụm chủ - vị làm định ngữ
Trong tác phẩm của Nam Cao được dùng làm ngữ liệu thống kê, chúng tôi mới chỉ thấy có 27 trường hợp câu hỏi có cấu tạo là câu phức thành phần định ngữ (định ngữ là một cụm chủ - vị), chiếm xấp xỉ 4,91% số câu hỏi có cấu tạo là câu phức (27/549) và xấp xỉ 1,03% số câu hỏi đã thống kê (27/2598). Xin dẫn hai ví dụ tiêu biểu:
Ví dụ 10:
(1) Sau nửa năm giời xa vắng chính làng tôi, tôi lại không thể nằm một đêm ấm cúng bên vợ con, ở trong cái nhà gỗ mà tôi đã phải chật vật mãi mới làm nên được.
[37, tr 861] (2) Hay sự khoái lạc của xác thịt đã làm nổi dậy những tính tình mà thị chưa
bao giờ biết. [37, tr 55]
Trong hai ví dụ vừa dẫn, phần in nghiêng ở câu (1): tôi đã phải chật vật mãi mới làm nên được có câu trúc là một cụm chủ - vị và đảm nhiệm chức năng làm định ngữ cho cái ngôi nhà gỗ xinh xắn. Phần in nghiêng ở câu (2): thị chưa bao giờ biết là định ngữ của những tính tình và cũng có cấu trúc là một cụm chủ - vị.
d) Câu phức có cụm chủ - vị làm trạng ngữ
Đây là kiểu câu phức có trạng ngữ được cấu tạo từ một cụm chủ - vị. Theo tư liệu chúng tôi đã khảo sát, trong tác phẩm của Nam cao chỉ có 5 trường hợp câu phức thành phần trạng ngữ, chiếm xấp xỉ 0,91% số câu hỏi có cấu tạo là câu phức (5/549) và chiếm xấp xỉ 0,19% số câu hỏi đã thống kê (5/2598). Xin dẫn một ví dụ tiêu biểu:
Ví dụ 11:
- Cậu phải trông nom nó cho tôi trong khi tôi đi vắng nhé.
[37, tr 189] Trạng ngữ (trong khi) Tôi đi vắng có cấu tạo là một cụm chủ - vị, có tôi là chủ ngữ và đi vắng là vị ngữ.
e) Câu hỏi có cấu tạo là câu phức hỗn hợp
Chúng tôi xếp vào loại này những kiểu câu hỏi là câu phức có từ ba cụm chủ - vị trở lên, trong đó, ngoài cụm chủ - vị làm nòng cốt còn có ít nhất 2 cụm chủ - vị làm thành phần câu.
Theo tư liệu điều tra của chúng tôi, có 192 trường hợp câu hỏi trong tác phẩm của Nam Cao là câu phức hỗn hợp, chiếm xấp xỉ 34,97% số câu hỏi có cấu tạo là câu phức (192/549) và xấp xỉ 7,39% số câu hỏi đã thống kê (192/2598). Dưới đây là các tiểu loại của kiểu câu này:
- Câu phức có cụm chủ - vị nòng cốt, cụm chủ - vị làm chủ ngữ và cụm chủ - vị làm bổ ngữ
Ví dụ 12: Người ta nói thế là muốn hỏi mình có cần cau rượu, tiền nong gì
nữa hay không? [37, tr 289].
Ngoài cụm chủ - vị nòng cốt (Người ta nói thế là chủ ngữ, là muốn hỏi...không
là vị ngữ), còn có hai cụm chủ - vị nữa: một cụm chủ - vị làm chủ ngữ nòng cốt (Người ta nói thế) và một cụm chủ - vị làm bổ ngữ (mình có cần cau rượu, tiền nong gì nữa hay không.
- Câu phức có cụm chủ - vị nòng cốt, cụm chủ - vị làm bổ ngữ và cụm chủ - vị làm phụ chú ngữ
Ví dụ 13: Bà nhận thấy nó khác xa bố nó - người ta làm thế nào để nhận thấy những nét táo tợn của người bố bốn mươi trên cái mặt bụ bẫm của đứa con chưa đầy
năm tháng? [37, tr 304]
Cụm chủ - vị nòng cốt của câu hỏi trong ví dụ vừa dẫn là Bà nhận thấy nó
khác xa bố nó. Trong cụm chủ - vị này có cụm chủ - vị nó khác xa bố nó là bổ ngữ
của động từ nhận thấy. Ngoài ra, câu này còn có một cụm chủ - vị làm phụ chú ngữ là
Bảng tổng kết 2.4 dưới đây cho thấy số lượng và tỉ lệ % của kiểu câu hỏi có cấu tạo là câu phức trong tác phẩm của Nam Cao:
Bảng 2.4. Bảng tổng kết câu hỏi có cấu tạo là câu phức trong tác phẩm của Nam Cao
Số lượng/ Tỉ lệ%
Kiểu câu phức Số lượng
Tỉ lệ % (1) (2) Câu phức thành phần chủ ngữ 18 3,27 0,69 Câu phức thành phần bổ ngữ 307 55,91 11,81 Câu phức thành phần định ngữ 27 4,91 1,03 Câu phức thành phần trạng ngữ 5 0,91 0,19 Câu phức hỗn hợp 192 34,97 7,39 Tổng kết 549 99,06 21,13 Ghi chú: (1): Tổng số câu phức: 549
(2): Tổng số câu hỏi đã thống kê: 2598 2.1.2.3. Câu hỏi có cấu tạo là câu ghép
Câu ghép là câu có từ hai cụm chủ - vị trở lên, mỗi cụm chủ - vị trong đó có tư cách như một câu (nếu được tách ra) tạo thành vế câu. Các vế được ghép lại với nhau theo các kiểu quan hệ nhất định: quan hệ đẳng lập, quan hệ chính phụ hay quan hệ qua lại. Tùy theo mối quan hệ mà ta có các kiểu câu ghép với tên gọi tương ứng.
Tư liệu điều tra của chúng tôi cho thấy, Nam Cao đã sử dụng khá nhiều câu hỏi có cấu trúc là câu ghép. Chúng tôi đã thống kê được 817 trường hợp, chiếm xấp xỉ 31,44% tổng số câu hỏi đã thống kê (817/2598).
Câu hỏi có cấu tạo là câu ghép trong tác phẩm của Nam Cao có ba loại là câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ và câu ghép chuỗi.
Trong số câu hỏi có cấu tạo là câu ghép, câu ghép chính - phụ chiếm số lượng cao nhất (398 trường hợp), tiếp theo là câu ghép đẳng lập (365 trường hợp) và cuối cùng là câu ghép chuỗi chiếm số lượng ít nhất (54 trường hợp).
a) Câu hỏi có cấu tạo là câu ghép đẳng lập
Câu ghép đẳng lập là câu ghép mà các vế của câu có quan hệ bình đẳng nhau. Các vế của câu ghép đẳng lập có thể được liên kết với nhau bằng kết từ, cũng có khi không cần kết từ mà bằng dấu phẩy hay dấu chấm phẩy. Các kết từ thường dùng trong câu ghép đẳng lập là: và, còn, rồi,...
Theo tư liệu điều tra của chúng tôi, câu hỏi có cấu tạo là câu ghép đẳng lập có 365 trường hợp, chiếm xấp xỉ 44,67% tổng số câu hỏi có câu tạo là câu ghép (365/817) và chiếm xấp xỉ 14,04% số câu hỏi đã thống kê (365/2598).
Dưới đây là một số ví dụ về loại câu hỏi có cấu tạo là câu ghép đẳng lập trong tác phẩm của Nam Cao mà chúng tôi đã thống kê được.
Ví dụ 14:
(1) Bọn con em không hiếu sự; nó giết vợ nó chứ nó có giết vợ mình đâu?
[37, tr 302]
(2) Họ làm để tiêu sức dai dẳng của họ đi, hay ông trời khéo an bài đã thu xếp
cho họ chút sức dai dẳng để mà làm lụng?
[37, tr 305].
(3) Vợ mày còn trẻ lắm hay sao mà mày còn tiếc đời đến thế?
[37, tr 154]
(4) Nhưng vợ hắn đã lại nhẹ nhàng nằm bên cạnh hắn; nó biết chồng nhìn
thấy chăng?
[37, tr 322]
(5) Đồng chí đi, ké thương nhớ để đâu cho hết?
[37, tr 842]
(6) Kẻo nữa đến lúc người ta lên mừng tuổi thật, mình lại trơ thổ địa ra đấy à?
[37, tr 139]
(7) Hắn nhớ mang máng là có lần hắn hai mươi tuổi, rồi hắn đi ở tù, rồi hình
như hắn hăm nhăm, không biết có đúng không?
[37, tr 46] Tất cả những câu hỏi trong ví dụ vừa dẫn đều có cấu tạo là câu ghép đẳng lập. Các vế của chúng có thể được nối với nhau bởi kết từ hoặc dấu phẩy hay dấu chấm phẩy.
b) Câu hỏi có cấu tạo là câu ghép chính - phụ
Câu ghép chính - phụ là loại câu ghép có vế đóng vai trò là vế chính, có vế đóng vai trò là vế phụ. Loại câu ghép này thường có kết từ dẫn nối hai vế. Các kết từ dẫn nối hai vế trong câu ghép chính phụ thường làm thành cặp. Căn cứ vào các kết từ và ý nghĩa của các vế, người ta chia câu ghép chính - phụ thành các loại, như: câu ghép có quan hệ nhân - quả, câu ghép có quan hệ giả thiết - hệ quả, câu ghép có quan hệ mục đích - hệ quả, câu ghép có quan hệ nhượng bộ - tăng tiến, v.v...
Theo tư liệu của chúng tôi, câu hỏi trong tác phẩm của Nam Cao có cấu tạo là câu ghép chính - phụ có 398 trường hợp, chiếm xấp xỉ 48,71% số câu hỏi có cấu tạo là câu ghép (398/817) và chiếm xấp xỉ 15,31% tổng số câu hỏi đã thống kê (398/2598).
Căn cứ vào mối quan hệ giữa các vế của câu ghép chính - phụ, có thể chia kiểu câu hỏi có cấu tạo là câu ghép chính - phụ trong tác phẩm của Nam Cao thành các tiểu loại sau:
- Câu hỏi có cấu tạo là câu ghép điều kiện - kết quả
Loại câu hỏi có cấu tạo là câu ghép điều kiện - kết quả chiếm đa số kiểu câu hỏi có cấu tạo là câu ghép chính - phụ trong tác phẩm của Nam Cao. Chúng tôi đã thống kê được 283 trường hợp. Câu hỏi có cấu tạo là câu ghép loại này chiếm tỉ lệ xấp xỉ 71,10% số câu hỏi có cấu tạo là câu ghép chính - phụ (283/398), chiếm xấp xỉ 34,63% số câu hỏi có cấu tạo là câu ghép (283/817) và chiếm xấp xỉ 10,98% số câu hỏi đã thống kê (283/2598). Xin xem các ví dụ tiêu biểu sau:
Ví dụ 15:
(1) Nếu được nước thì con bắc lên đây nhé.
[37, tr 294]
(2) Nếu hắn đi làm thuê cho người ta ít lâu thì biết đâu hắn chẳng gặp được
người thương yêu?
[37, tr 309]
(3) Bà bớt đời sống đi một vài năm cũng vui lòng nếu bà có thể biết hắn thở dài vì đâu?
[37, tr 308]
(4) Nếu nó không tham thì sao nó làm mõ? [1, tr 210]
(5) Nhưng nếu tôi hái cho cô thì cô cũng phải nghĩ thế nào chứ?
[37, tr 204]
(6) Nhưng nếu con dâu làm ăn, lo liệu được đâu vào đấy thì mình còn phải
động đến nó làm gì?
[37, tr 242]
(7) Nếu mụ không rước ông lang Rận vào trong ấy thì sao mụ phải cài kĩ thế?
Các câu hỏi đã dẫn trong ví dụ 15 đều là câu phức có quan hệ điều kiện - kết quả. Hầu hết các vế của chúng đều được nối với nhau bởi cặp kết từ Nếu...thì..., song cũng có câu bị lược kết từ nối vế chỉ điều kiện nếu (ví dụ 6) hay kết từ nối vế chỉ kết quả thì (ví dụ (3)). Nói chung, câu hỏi loại này trong tác phẩm của Nam Cao đều có vế phụ đứng trước vế chính, song cũng có vài trường hợp vế chính chỉ kết quả đứng trước vế chỉ điều kiện (ví dụ (3)).
- Câu hỏi có cấu tạo là câu ghép nhân - quả
Theo tư liệu mà chúng tôi đã thống kê được, loại câu hỏi có cấu tạo là câu ghép chính phụ chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả có 71 trường hợp, chiếm xấp xỉ 17,83% số câu hỏi có cấu tạo là câu ghép chính phụ (71/398), chiếm xấp xỉ 8,69% số câu hỏi có cấu tạo là câu ghép (71/817) và xấp xỉ 2,73% số câu hỏi đã thống kê