Bảng tổng kết câu hỏi không chính danh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) câu hỏi trong tác phẩm của nam cao (Trang 97 - 101)

Số lượng/ tỉ lệ %

Các kiểu câu hỏi Số lượng

Tỉ lệ %

(1) (2)

Câu hỏi có đích ở lời thuộc lớp xác tín 412 15,90 38,64

Câu hỏi có đích ở lời thuộc lớp điều khiển 176 6,73 16,51 Câu hỏi có đích ở lời thuộc nhóm biểu cảm 478 18,40 44,84

Tổng kết 1066 41,03 99,99

Chú ý: (1) Tỉ lệ % tính theo số câu hỏi đã thống kê: 2598

(2) Tỉ lệ phần trăm tính theo số câu hỏi không chính danh: 1066

3.2. Câu hỏi trong tác phẩm của Nam Cao nhìn từ lí thuyết hội thoại

Từ góc nhìn của lí thuyết hội thoại, có thể xem xét câu hỏi nói riêng, các kiểu câu nói riêng về nhiều phương diện nhưng luận văn này chỉ tìm hiểu câu hỏi trong tác phẩm của Nam Cao về hai phương diện: Chủ ngôn và chức năng trong cặp thoại.

3.2.1. Câu hỏi trong tác phẩm của Nam Cao được phân loại theo chủ ngôn

Trong hội thoại, nhân vật giao tiếp được chia thành hai vai: vai nói (Sp1) và vai nghe (Sp2). Tuy nhiên, thực tế việc phân biệt hai vai này không hề đơn giản. Căn cứ vào vai nói và vai nghe trực tiếp hay gián tiếp, Đỗ Hữu Châu đã chia vai nói và vai nghe thành bốn loại: chủ ngôn, thuyết ngôn, tiếp ngôn đích ngôn. Thông thường, chủ ngôn và thuyết ngôn là một, còn tiếp ngôn và đích ngôn là một.

Chủ ngôn là người chịu trách nhiệm về phát ngôn nói hay viết ra. Một phát

ngôn có thể trực tiếp do chủ ngôn nói ra và cũng có thể do người khác nói ra.

Theo thống kê của chúng tôi, câu hỏi trong tác phẩm của Nam Cao có thể là lời của nhân vật và cũng có thể là lời của tác giả. (Xin nói thêm, thực chất lời của nhân vật cũng chính là lời của tác giả. Tuy nhiên, từ góc độ hội thoại, ta vẫn phải phân biệt tác giả và nhân vật là hai đối tượng giao tiếp).

3.2.1.1. Chủ ngôn của câu hỏi trong tác phẩm của Nam Cao là tác giả

Nam Cao luôn lấy những chuyện đời thực trong xã hội cũ để làm đề tài cho tác phẩm của mình. Vì thế, trong bất cứ tác phẩm nào nhà văn cũng bày tỏ thái độ của mình một cách kín đáo và sâu sắc về những sự vật, đối tượng được nói tới. Đó có thể là thái độ cảm thông, thương xót đối với những kiếp người nghèo khổ trong xã hội. Đó có thể là thái độ trân trọng, kính phục những con người dù bất cứ ở hoàn cảnh cực khổ nào vẫn cố gắng giữ nhân phẩm của mình. Đó cũng có thể là thái độ bất bình đối với những kẻ bị tha hóa hay những kẻ mất hết nhân tính... Khá nhiều tác phẩm bộc lộ được những điều vừa nói sử dụng câu hỏi có chủ ngôn là của tác giả.

Hành vi ngôn ngữ nói chung và hành vi hỏi nói riêng bao giờ cũng được nói ra bởi một người phát ngôn (Sp1). Người chịu trách nhiệm về hành vi ngôn ngữ đó chính là chủ ngôn như đã nói ở trên. Chúng tôi đã thống kê được 127 trường hợp câu hỏi trong tác phẩm của Nam Cao có chủ ngôn là chính tác giả, chiếm xấp xỉ 4,88% (127/2598). Dưới đây là một vài ví dụ tiêu biểu:

Ví dụ 34:

(1) Hắn vừa đi vừa chửi... Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào?

(2) Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa nào đẻ ra Chí Phèo? Nhưng mà biết

đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo?

[37, tr 32]

(3) Người ta bảo: Những người câm phần nhiều cục;... nỗi giận chỉ ngấm

ngầm; thế rồi bất chợt, nó bùng ra mình biết đâu mà phòng bị?

[37, tr 468] Các câu hỏi trong ví dụ (1) và (2) vừa dẫn là lời nhận xét, bày tỏ thái độ hay kể

của tác giả về việc Chí Phèo say rượu và chửi trời. Còn câu hỏi trong ví dụ (3) cũng là lời tác giả nhắc lại lời nhận xét của người khác về bản tính những người bị câm. Hành động nhắc lại này là của tác giả.

3.2.1.2. Chủ ngôn của câu hỏi trong tác phẩm của Nam Cao là nhân vật

Theo tư liệu thống kê của chúng tôi, câu hỏi có chủ ngôn là nhân vật chiếm đa số: 2471 trường hợp, chiếm xấp xỉ 95,11% (2471/2598).

Dưới đây là một số ví dụ về câu hỏi có chủ ngôn là nhân vật trong tác phẩm: Ví dụ 35:

(1) Thứ hỏi:

- Chó tây nhà nó ăn thịt bò thì mỗi ngày hết mấy hào?

[37, tr 587] (2) Mô có vẻ cụt hứng:

- Vâng, đã đành là thế nhưng tội gì hai cậu khổ?

Các câu hỏi trong ví dụ vừa dẫn đều là lời của nhân vật trong tác phẩm Sống Mòn. Câu (1) là lời của nhân vật Thứ, câu (2) là lời của nhân vật Mô.

3.2.2. Câu hỏi trong tác phẩm của Nam Cao được phân loại theo chức năng trong cặp thoại trong cặp thoại

Một trong những đơn vị của cuộc thoại là cặp thoại. Theo lí thuyết hội thoại, mỗi cặp thoại bao giờ cũng có tham thoại dẫn nhập và tham thoại hồi đáp. Dựa vào chức năng đảm nhiệm trong cặp thoại, có thể thấy, câu hỏi trong tác phẩm của Nam Cao hoặc giữ chức năng dẫn nhập, hoặc giũ chức năng hồi đáp.

3.2.2.1. Câu hỏi giữ chức năng tham thoại dẫn nhập

Trong một cặp thoại bao giờ cũng có tham thoại chủ hướng ứng với tham thoại thứ nhất. Câu hỏi trong tác phẩm của Nam Cao có chức năng ở lời dẫn nhập khi nó đóng vai trò là hành vi chủ hướng trong tham thoại. Hành vi chủ hướng là những hành vi quyết định hướng của tham thoại và hành vi hồi đáp thích hợp. Đích ở lời của tham thoại dẫn nhập là câu hỏi trong tác phẩm của Nam Cao khá đa dạng: có thể là

hỏi, yêu cầu, chất vấn, hay bày tỏ thái độ,...

Trong số 2598 lượt sử dụng kiểu câu hỏi, có 1137 lượt câu hỏi đảm nhiệm vai trò là tham thoại dẫn nhập, chiếm xấp xỉ 47,61% (1237/2598). Dưới đây là một số ví dụ câu hỏi giữ vai trò là một tham thoại dẫn nhập:

Ví dụ 36:

(1) Anh chạy sang tôi:

- Nhà chú có đủ khung cửi rồi đấy chứ?

- Vâng, tôi trước sau chỉ có hai khung, vẫn để nhà.

(2) Tôi bật cười bảo lão:

- Sao cụ lo xa quá thế? Cụ còn khỏe lắm... Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại?

- Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì lấy gì mà lo liệu?

[37, tr 254] Các câu hỏi in nghiêng trong ví dụ vừa dẫn đều đảm nhiệm chức năng dẫn nhập trong cặp thoại. Ví dụ (1) là cặp thoại của nhân vật anh Cu Thiêm và nhân vật

tôi trong truyện “Thôi, đi về”. Tham thoại dẫn nhập là của nhân vật Thiêm “Nhà chú... đấy chứ”. Hành vi chủ hướng của tham thoại dẫn nhập là hành vi hỏi. Tham thoại “Vâng, ...để nhà” là tham thoại hồi đáp của nhân vật tôi. Đây là hành vi trả lời.

3.2.2.2. Câu hỏi giữ chức năng tham thoại hồi đáp

Câu hỏi trong tác phẩm của Nam Cao, ngoài những trường hợp đảm nhiệm vai trò là tham thoại dẫn nhập, còn có những trường hợp đảm nhiệm vai trò là tham thoại hồi đáp trong cặp thoại.

So với kiểu câu hỏi giữ vai trò tham thoại dẫn nhập, kiểu câu hỏi giữ vai trò tham thoại hồi đáp trong tác phẩm của Nam Cao có số lượng ít hơn. Chúng tôi thống kê được 719 câu hỏi là tham thoại hồi đáp, chiếm xấp xỉ 27,67% (719/2598). Dưới đây là một số ví dụ về kiểu câu hỏi đảm nhiệm vai trò là tham thoại hồi đáp trong tác phẩm của Nam Cao mà chúng tôi đã thống kê được:

Ví dụ 37:

(1) - Cậu đoán độ bao nhiêu?

- Mười tám phải không?

[37, tr 205] (2) - Nói đùa thế, chứ ông giáo để cho khi khác?

- Việc gì phải chờ khi khác?... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại...

[37, tr 253] Các câu hỏi in nghiêng trong ví dụ (1) và (2) đều là tham thoại hồi đáp. Tham thoại hồi đáp trong ví dụ (1) là hành vi trả lời của nhân vật Hàn trước yêu cầu “đoán độ bao nhiêu (tuổi)” của nhân vật Tơ trong lời dẫn nhập. Còn tham thoại hồi đáp “Việc gì...khác?” là hành vi bác bỏ của nhân vật tôi trước lời từ chối (lời mời) của Lão Hạc.

3.2.2.3. Những trường hợp ngoại lệ (câu hỏi không phải là tham thoại dẫn nhập hay tham thoại hồi đáp)

Đứng từ góc độ các đơn vị hội thoại, có khá nhiều câu hỏi trong tác phẩm của Nam Cao không nằm trong cuộc thoại, tức chúng không phải là những hành vi ngôn ngữ được dùng trong hội thoại. Theo cách nói của Đỗ Hữu Châu, đó là những hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp đơn thoại. Những câu hỏi loại này thực chất là hành động nói của tác giả hay của nhân vật dùng để tự sự. Để tiện cho việc miêu tả, chúng tôi tạm xếp những câu hỏi loại này vào nhóm ngoại lệ.

Theo thống kê của chúng tôi, có tới 642 trường hợp câu hỏi trong tác phẩm của Nam Cao thuộc không đảm nhiệm vai trò tham thoại dẫn nhập hay tham thoại hồi đáp, chiếm xấp xỉ 24,71% số câu hỏi đã thống kê (642/2598).

Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu: Ví dụ 38:

(1) Bịch lấy làm khó nghĩ. Trốn cũng rầy mà không trốn cũng rầy. Trốn thì đêm

hôm nhà cửa để cho ai?... Đằng nào cũng chết. Mà đã chắc gì vài đồng bạc đã xong?

[37, tr 197] (2) Bà vui vẻ. Bà nói luôn. Bởi cái tài ăn nói của người ta... Lấy một con vợ

cho con có dễ đâu?

[37, tr 294] Các câu hỏi trong ví dụ vừa dẫn là lời tự sự của nhân vật hay của tác giả. Chúng chưa phải là đơn vị hội thoại.

Có thể hình dung số lượng và tỉ lệ phần trăm của câu hỏi trong tác phẩm của Nam Cao xét từ phương diện hội thoại qua bảng tổng kết 3.6 dưới đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) câu hỏi trong tác phẩm của nam cao (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)