Địa hình địa mạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cấu trúc và đa dạng loài tầng cây cao của rừng kín lá rộng thường xanh tại kon hà nừng, huyện kbang, tỉnh gia lai​ (Trang 33 - 34)

Huyện K’Bang nằm ở sườn Đông Trường Sơn, địa hình thấp dần từ

Bắc xuống Nam và tựTây sang Đông.

Là một trong những huyện có địa hình rừng núi hiểm trở nhất của tỉnh Gia Lai, bao quanh phía Tây huyện là dãy núi Mang Yang có độ cao trên 1.000 m với đỉnh Kon Ka Kinh cao nhất tỉnh chạy theo và thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Phía Đông Nam là dãy núi An Khê bao

quanh cao nguyên bazan cổ Kon Hà Nừng. Các dãy núi này tạo nên địa hình chia cắt rất mạnh, độ dốc lớn, xen giữa là các thung lũng tương đối bằng phẳng với độ cao trung bình từ 500 - 600 m, điểm thấp nhất là thung lũng KakNak.

Địa hình được chia thành 3 dạng, phân thành 3 tiểu vùng khá rõ rệt:

- Địa hình núi thấp trung bình:

Phân bố ở phía Tây, Tây Bắc thuộc dãy Kon Ka Kinh, chiếm khoảng 38,5% diện tích tự nhiên toàn huyện.

Đặc điểm địa hình có dạng núi thấp, độ cao trung bình từ 1.000 - 1.400 m, cao nhất là đỉnh Kon Ka Kinh 1.748 m, thấp nhất là chân núi ở phía Nam giáp vùng trũng An Khê 600 m, đất đai chủ yếu là đất mùn đỏ vàng và đất đỏ vàng trên đá Mắcma axit và biến chất, tầng mỏng 50 - 70 cm, độ dốc trên 20°.

Trong thung lũng có đất xám trên đá Granit, phù sa suối, tầng dày trên 70 cm,

độ dốc dưới 25°. Trên đỉnh và sườn núi thảm thực vật rất tốt, độ che phủ cao (80 - 90%). Trong thung lũng, trên địa hình bằng thấp một số nơi đã bị khai

phá làm nương rẫy, hình thành các thảm cỏ le và cây bụi, cây rải rác xen các

nương rẫy. Khí hậu của vùng có dạng nhiệt đới ẩm, mát mẻ.

- Địa hình cao nguyên:

Đây là phần lớn cao nguyên bazan cổ Kon Hà Nừng, kéo dài từ phía

Đông của huyện Kon Plong tỉnh Kon Tum tới phía Tây Nam huyện K’Bang,

vùng núi Kan Ka Kinh tới hết ranh giới phía Đông của huyện giáp với vùng núi của huyện Mang Yang, huyện Đắk Đoa. Độ cao trung bình 900 - 1.000 m thấp dần từ Bắc 1.300 m xuống Nam 600 m.

- Địa hình trũng thấp:

Nằm về hướng Nam huyện giáp với vùng núi và cao nguyên ở phía Bắc, là một phần vùng trũng của An Khê, diện tích khu vực này chiếm 9,5% tổng diện tích tự nhiên của huyện, cả vùng đặc trưng bởi kiểu địa hình bóc mòn với các đồi sót tạo thành do hoạt động xâm thực bóc mòn của sông Ba và các phụlưu. Bề mặt có dạng độ cao bằng phẳng, độ dốc dưới 15°. Đất đai chủ

yếu là đất xám trên Granit, tầng dày trên 70 cm, ven sông suối có đất phù sa, dốc tụ. Hiện nay, là vùng sản xuất nông nghiệp chủ yếu của huyện với các loại cây trồng chính là mía, hoa màu, lương thực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cấu trúc và đa dạng loài tầng cây cao của rừng kín lá rộng thường xanh tại kon hà nừng, huyện kbang, tỉnh gia lai​ (Trang 33 - 34)