Tính đa dạng loài tầng cây cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cấu trúc và đa dạng loài tầng cây cao của rừng kín lá rộng thường xanh tại kon hà nừng, huyện kbang, tỉnh gia lai​ (Trang 60 - 61)

b. Tổ thành loài cây theo IVI%

4.4. Tính đa dạng loài tầng cây cao

Để đánh giá mức độ đa dạng loài tầng cây cao để tài sử dụng 4 chỉ số đa dạng là Số loài, chỉ số Margalef (d), Fisher_alpha (F) và Chao-1 (S). Kết quả được tổng hợp ở Bảng 4.10 dưới đây:

Bảng 4.10. Kết quả tính đa dạng loài tầng cây cao của ba trạng thái rừng

TT Chỉ số đa dạng Tác động thấp Tác động trung bình Tác động mạnh 1 Số loài 66 86 70 2 Margalef 9,607 12,55 10,27 3 Fisher_alpha 16,6 23,67 18,24 4 Chao-1 69,75 98,36 83,13 Kết quả nghiên cứu (Bảng 4.7; Phụ lục 1, Phụ lục 2 và Phụ lục 3) cho thấy, số loài cây gỗ tham gia hình thành trạng thái rừng tác động thấp, trung bình và mạnh lần lượt là 66, 86 và 70 loài. Độ phong phú về số loài (chỉ số d của Margalef) khác nhau ở 3 trạng thái, trong đó trạng thái rừng tác động

cường độ trung bình có độ phong phú về số loài cao nhất (d = 12,55), tiếp đến là trạng thái rừng tác động cao (d = 10,27) và thấp nhất là trạng thái rừng tác

động thấp (d = 9,607).

Chỉ sốđa dạng Chỉ sốđa dạng loài (chỉ số (F) Fisher_alpha) của 3 trạng thái rừng nghiên cứu cũng khác nhau; trong đó trạng thái rừng tác động trung

bình có tính đa dạng cao nhất (F = 23,67) so với trạng thái tác động thấp (F = 16,6) và trạng thái tác động mạnh (F = 18,24). Chỉ sốđa dạng Chỉ sốđa dạng loài (chỉ số (S) Chao-1) của 3 trạng thái rừng nghiên cứu cũng khác nhau, trong đó trạng thái rừng tác động trung bình có tính đa dạng cao nhất (S = 98,36), trạng thái tác động thấp là thấp nhất (S = 69,75) và trạng thái tác động

mạnh (S = 83,13); chứng tỏ trạng thái tác động trung bình có số loài nhiều nhất và trạng thái tác động thấp có số loài ít nhất.

Từ những phân tích ở trên cho thấy, trạng thái rừng tác động trung bình có sốloài cây, độ phong phú về sốloài và tính đa dạng loài cao nhất, tiếp đến là trạng thái tác động mạnh và trạng thái tác động thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cấu trúc và đa dạng loài tầng cây cao của rừng kín lá rộng thường xanh tại kon hà nừng, huyện kbang, tỉnh gia lai​ (Trang 60 - 61)