Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cấu trúc và đa dạng loài tầng cây cao của rừng kín lá rộng thường xanh tại kon hà nừng, huyện kbang, tỉnh gia lai​ (Trang 36 - 37)

Nằm trên vùng đất đỏ bazan tương đối màu mỡ, đất đai phù hợp với việc phát triển một số các loại cây trồng có giá trị tương đối cao như cà phê, hồtiêu, điều, mía... và một số loại cây hàng năm khác.

Nguồn tài nguyên thiên nhiên trong huyện rất phong phú như tài

nguyên rừng nguyên sinh, đặc dụng chiếm trên 70% diện tích tự nhiên toàn huyện là rừng có trữ lượng gỗ lớn với nhiều loại gỗ quý hiếm như: Pơ mu,

Hương, Trắc, Cẩm lai... đây là tài sản vô cùng quý giá không những về mặt kinh tế mà còn có giá trị về mặt môi trường sinh thái trong khu vực nếu chúng ta biết bảo vệ và gìn giữ.

Tổng diện tích rừng toàn huyện K’Bang (năm 2010) là 125.385 ha

chiếm gần 70% tổng diện tích của huyện, trong đó rừng tự nhiên là 105.650 ha chiếm 72,6%, rừng trồng chỉ có 2.735 ha chiếm 2,4%. Tài nguyên sinh học của rừng K’Bang rất đa dạng và phong phú. Về thảm thực vật đã thống kê

Các đặc sản và lâm sản ngoài gỗcũng rất phong phú và đa dạng, có nhiều loài thuộc loại quý hiếm như Pơ mu (Fokienia hodginsii), Dó bầu (Aquilaria crassna), Trắc (Dalbergia cochinchinensis), Hương (Petrocarpus macrocapus), Cẩm lai (Dalbergia mammosa). Về hệđộng vật, đã thống kê được 55 loài thú, 221 loài chim, 79 loài bò sát, ếch nhái và khoảng 1.200 loài côn trùng.

Ngoài ra, huyện K’Bang còn có các nguồn tài nguyên khác như tài nguyên nước phù hợp với việc xây dựng hồ thủy lợi phục vụ tưới tiêu như hồ

An Khê - Ka Nak... các thủy điện như thủy điện Đăk Ble, An Khê - Ka Nak, Krông Pa 2 cung cấp điện năng cho khu vực và hòa vào mạng lưới quốc gia,

hàng năm thu về nhiều triệu đồng cho ngân sách. Tài nguyên khoáng sản khá phong phú như Buxit, vàng sa khoáng, sắt; tuy nhiên tài nguyên này còn ở

dạng tiềm năng, chưa được khai thác phục vụ cho nền kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cấu trúc và đa dạng loài tầng cây cao của rừng kín lá rộng thường xanh tại kon hà nừng, huyện kbang, tỉnh gia lai​ (Trang 36 - 37)