Sinh khối trên mặt đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cấu trúc và đa dạng loài tầng cây cao của rừng kín lá rộng thường xanh tại kon hà nừng, huyện kbang, tỉnh gia lai​ (Trang 46)

b. Tổ thành loài cây theo IVI%

4.1.2. Sinh khối trên mặt đất

Bảng 4.7. Tổng trữ lượng và sinh khối của 3 trạng thái nghiên cứu

Trạng tháirừng Tổng N (Số cây) Trữ lượng V (m3)

Sinh khối tươi

Wt (tấn/ha)

Sinh khối khô Wk (tấn/ha)

Tác động thấp 868 509,77 360,505 207,764

Tác động trung bình 872 555,59 374,614 214,230

Tác động mạnh 829 364,92 254,080 143,439

Kết quả nghiên cứu ở Bảng 4.7 cho thấy:

Trạng thái rừng tác động trung bình đạt trữ lượng và sinh khối cao nhất với trữ lượng V = 555,59 m3, sinh khối tươi Wt = 374,614 tấn/ha, sinh khối khô Wk = 214,230 tấn/ha.

Trạng thái rừng chịu tác động mạnh có trữlượng và sinh khối thấp nhất: V = 364,92m3 và có các giá trị về sinh khối tươi và sinh khối khô lần lượt là 254,080 tấn/ha và 143,439 tấn/ha.

Nhận xét chung:

Trữ lượng của 3 trạng thái rừng tương đối cao, đạt trên 350 m3/ha (từ

364,92 - 555,59 m3/ha). Là những khu rừng giàu phục hồi sau khai thác.

4.1.3. Phân bố số cây theo cỡ đường kính và chiều cao

a. Phân bố số cây theo cỡđường kính

Sau khi đo đếm số liệu chi tiết tại ô tiêu chuẩn điển hình: Đối với rừng sau khai thác chọn tác động với cường độ thấp có đường kính ngang ngực bình quân là18,4 cm, cây có đường kính nhỏ nhất là 6,1 cm, cây có đường kính lớn nhất là 117,8 cm. Trong trạng thái này, cây rừng có đường kính ngang ngực dao động trong khoảng 6 - 17 cm là chủ yếu (khoảng 580 cây/ha). Qua biểu đồ ta thấy số cây có xu hướng giảm dần từ cấp kính nhỏ đến cấp kính lớn.

Hình 4.1. Phân bố số cây theo đường kính ở 03 trạng thái rừng LIL, MIL và HIL

Đối với trạng thái rừng sau khai thác tác động với cường độ trung bình:

Đường kính bình quân là 20,0 cm, cây có đường kính nhỏ nhất là 6,1 cm; cây

có đường kính lớn nhất là 105,4 cm. Ở trạng thái này, cây rừng cũng có

đường kính nằm trong khoảng từ 6 - 17 cm chiếm tỷ lệ lớn (khoảng 490 cây/ha). Qua biểu đồ ta thấy số cây có xu hướng giảm dần từ cấp kính nhỏ đến cấp kính lớn.

Đối với trạng thái rừng sau khai thác tác động với cường độ mạnh:

Đường kính bình quân là 17,6 cm, cây có đường kính nhỏ nhất bằng 6,1 cm,

cây có đường kính lớn nhất là 85,4 cm. Trong trạng thái này, cây có đường kính tập trung chủ yếu từ 6 - 17 cm (khoảng 460 cây/ha). Qua biểu đồ ta thấy,

cũng như hai trạng thái rừng trên, số cây cũng có xu hướng giảm dần từ cấp kính nhỏđến cấp kính lớn.

b. Phân bố số cây theo cỡ chiều cao

Sau khi đo đếm số liệu chi tiết tại ô tiêu chuẩn điển hình: Đối với trạng thái rừng sau khai thác chọn tác động với cường độ thấp: Chiều cao bình quân là 16,7 m. Cây có chiều cao thấp nhất là 3 m, cây có chiều cao lớn nhất là 33 m. Tại trạng thái này, cây có chiều cao chủ yếu nằm trong khoảng từ 5 - 20 m (khoảng 200 cây/ha). Cây có chiều cao lớn hơn có xu hướng giảm dần và giảm mạnh từ chiều cao 33 m.

Đối với trạng thái rừng sau khai thác chọn tác động với cường độ trung bình: Chiều cao bình quân của lâm phần là 17,4 m. Cây có chiều cao thấp nhất là 5 m, cây có chiều cao lớn nhất là 40 m. Ở trạng thái rừng này, cây có chiều cao chủ yếu là từ 5 - 20 m và cây có chiều cao lớn hơn có xu hướng giảm dần và giảm mạnh từ chiều cao 35 m.

Hình 4.2. Phân bố số cây theo chiều cao ở 03 trạng thái rừng LIL, MIL và HIL

Đối với trạng thái rừng sau khai thác chọn tác động với cường độ

mạnh: Chiều cao bình quân của lâm phần là 16,6 m. Cây có chiều cao thấp nhất là 3 m, cây có chiều cao lớn nhất là 55 m. Trong trạng thái này, cây có chiều cao tập trung chủ yếu từ 5 đến 20 m và những cây có chiều cao cao hơn có xu hướng giảm dần và giảm mạnh từ chiều cao 35 m.

c. Nghiên cứu quy luật tương quan giữa chiều cao với đường kính ngang ngực (HVN - D1.3)

Trên cơ sở dữ liệu thu thập được trên các OTC, đề tài đã thử nghiệm 5 dạng phương trình để biểu diễn mối tương quan giữa chiều cao vút ngọn với

đường kính thân cây.

Bảng 4.8. Kết quả thử nghiệm mối tương quan HVN - D1.3

cho 3 trạng thái rừng theo 5 dạng phương trình

Trạng thái Phương trình R2 F df1 df2 Sig.

Tác động thấp Logarith 0.806 3595.392 1 865 0.000 Bậc 2 0.792 1643.573 2 864 0.000 Bậc 3 0.809 1220.621 3 863 0.000 Compound 0.525 957.176 1 865 0.000 Power 0.706 2078.310 1 865 0.000 Tác động trung bình Logarith 0.795 3367.308 1 868 0.000 Bậc 2 0.787 1599.180 2 867 0.000 Bậc 3 0.795 1122.821 3 866 0.000 Compound 0.588 1240.172 1 868 0.000 Power 0.747 2557.148 1 868 0.000 Tác động mạnh Logarith 0.781 2935.729 1 825 0.000 Bậc 2 0.775 1422.535 2 824 0.000 Bậc 3 0.780 973.759 3 823 0.000 Compound 0.576 1121.647 1 825 0.000 Power 0.710 2016.855 1 825 0.000 Hàm logarith và bậc 3 (Bảng 4.8) ở cả ba trạng thái có hệ số xác định cao nhất và các phương trình thực sự tồn tại trong tổng thể (Sig. = 0,000 < 0,05).

Tuy nhiên, qua kiểm tra sự tồn tại của các tham số của trong tổng thể

của phương trình bậc 3 thì thấy tham số đi với biến D3 không tồn tại trong tổng thể nên phương trình này không được lựa chọn.

Với phương trình logarith, khi kiểm tra sự tồn tại của các tham số trong tổng thể, các giá trị xác suất Sig. của các tham số đều nhỏ hơn mức ý nghĩa

0,05 (Bảng 4.9) nên luận văn chọn hàm này để biểu diễn mối quan hệ H - D cho cả ba trạng thái rừng.

Kết quả ước lượng các tham số của phương trình được lựa chọn để mô tả

mối quan hệ giữa chiều cao vút ngọn với đường kính ngang ngực cho ba trạng thái rừng được tổng hợp ở bảng 2 sau:

Bảng 4.9. Kết quả lập phương trình tương quan Hvn - D1.3

cho 3 trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu

Trạng thái Tham số T Sig.

Tác động thấp b 8.690 59.962 0.000 a -6.203 -15.704 0.000 Tác động trung bình b 10.386 58.029 0.000 a -11.013 -21.810 0.000 Tác động mạnh b 9.387 54.182 0.000 a -8.133 -17.302 0.000

Phương trình cụ thể để biểu diễn mối quan hệ HVN - D1.3 cho từng trạng thái rừng như sau:

Trạng thái tác động thấp: HVN = -6,203 + 8,690.ln(D1.3)

Trạng thái tác động trung bình: HVN = -11,013 + 10,386.ln(D1.3) Trạng thái tác động mạnh: HVN = -8,133 + 9,387.ln(D1.3)

Hình 4.3 sau minh họa tương quan giữa chiều cao vút ngọn và đường kính ngang ngực cho 3 trạng thái rừng.

4.3.a. Trạng thái LIL 0 5 10 15 20 25 30 35 40 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 H (m) D (cm) Chiều cao (m) (tt)

4.3.b. Trạng thái MIL

4.3.c.Trạng thái HIL

Hình 4.3. Quan hệ chiều cao và đường kính cây rừng ở 03 trạng thái rừng LIL, MIL và HIL

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 H (m) D (cm) Chiều cao (m) (tt) Chiều cao (m) (lt) 0 5 10 15 20 25 30 35 40 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 H (m) D (cm) Chiều cao (m) (tt) Chiều cao (m) (lt)

Kết quả hình 4.3(a) cho thấy, mô hình quan hệ chiều cao - đường kính của cây rừng ở trạng thái ít bị tác động được mô tả tốt nhất trong 03 trạng thái rừng, tiếp theo là trạng thái bị tác động mạnh và trạng thái bị tác động trung

bình.

4.2. Đặc điểm phân bố không gian

4.2.1. Trạng thái rừng ít bị tác động

Hình 4.4. Phân bố không gian của các loài cây ưu thế ở trạng thái rừng LIL

Ở trạng thái rừng LIL (Hình 4.4), phân tích phân bố không gian của 10

phân bố ngẫu nhiên và 1 loài có phân bố cụm là Hoắc quang ở khoảng cách 1 - 38 m và oài Du móc ở khoảng cách 9 - 12 m. Phân bốđều ở khoảng cách 5 - 7 m đối với loài Nhọc, 6 - 10 m đối với loài Giổi nhung, 4 - 5 m đối với loài

Trường Sâng khoảng cách 3,6 - 4 m đối với loài Kháo lá nhỏ.

4.2.2. Trạng thái rừng tác động trung bình

Hình 4.5. Phân bố không gian của các loài cây ưu thế ở trạng thái rừng MIL

Ở trạng thái rừng MIL (Hình 4.5), phân tích phân bố không gian của 7

loài cây ưu thế ở trạng thái rừng tác động trung bình cho thấy: 2 loài cây có phân bố cụm, trong khoảng cách 5 - 40 m đối với loài cây Cò ke và 4 - 20 m và 4 - 50 đối với loài Dung lụa. đối với loài cây Kháo nước (Hình 4.5a, b); Phân bố ngẫu nhiên được tìm thấy đối với 5 loài cây Chôm chôm đỏ, Kháo

nước, Ngát, Trâm vỏđỏ và Nhọc.

Hình 4.6. Phân bố không gian của các loài cây ưu thế ở trạng thái rừng HIL

Ở trạng thái rừng HIL (Hình 4.6), phân tích phân bố không gian của 8

loài cây ưu thế ở trạng thái rừng tác động mạnh cho thấy: 8 loài cây này có phân bố ngẫu. Phân bố cụm được tìm thấy ở loài Nhọc lá nhỏở khoảng cách 1 - 12 m và loài Ngát ở khoảng cách 5 - 10 m (Hình 4.6d).

4.3. Đặc điểm quan hệ không gian

Chúng tôi phân tích quan hệ khác loài của những loài cây chiếm đa số trên 03 trạng thái rừng.

Hình 4.7. Quan hệ không gian của các loài cây ưu thế ở trạng thái rừng LIL

Ở trạng thái LIL (Hình 4.7) trong tổng số 45 quan hệ khác loài có: 40 quan hệ độc lập và 05 quan hệ cạnh tranh (Trường sâng - Kháo nhớt, Giổi nhung - Cóc đá, Hoắc quang - Kháo nước, Kháo lá nhỏ - Kháo nhớt, Trâm đỏ

4.3.2. Trạng thái rừng tác động trung bình

Hình 4.8. Quan hệ không gian của các loài cây ưu thế ở trạng thái rừng MIL

Ở trạng thái MIL (Hình 4.8), trong tổng số 35 quan hệ khác loài có: 28 quan hệ độc lập và 04 quan hệ cạnh tranh (Chôm chôm đỏ - Cò ke và Dung lụa - Ngát, Kháo nước - Ngát và Kháo nước - Nhọc), 03 quan hệ tương hỗ (Chôm chôm đỏ - Nhọc và Dung lụa - Nhọc và Kháo nước - Dung lụa).

4.3.3. Trạng thái rừng tác động mạnh

Hình 4.9. Quan hệ không gian của các loài cây ưu thế ở trạng thái rừng HIL

Ở trạng thái HIL (hình 4.9), trong tổng số 27 quan hệ khác loài có: 3 quan hệ độc lập và 1 quan hệ cạnh tranh (Nhọc lá nhỏ - Giổi nhung), 2 quan hệ tương hỗ (Giổi nhung - Chôm chôm đỏ và Nhọc lá nhỏ - Chôm chôm đỏ).

4.4. Tính đa dạng loài tầng cây cao

Để đánh giá mức độ đa dạng loài tầng cây cao để tài sử dụng 4 chỉ số đa dạng là Số loài, chỉ số Margalef (d), Fisher_alpha (F) và Chao-1 (S). Kết quả được tổng hợp ở Bảng 4.10 dưới đây:

Bảng 4.10. Kết quả tính đa dạng loài tầng cây cao của ba trạng thái rừng

TT Chỉ số đa dạng Tác động thấp Tác động trung bình Tác động mạnh 1 Số loài 66 86 70 2 Margalef 9,607 12,55 10,27 3 Fisher_alpha 16,6 23,67 18,24 4 Chao-1 69,75 98,36 83,13 Kết quả nghiên cứu (Bảng 4.7; Phụ lục 1, Phụ lục 2 và Phụ lục 3) cho thấy, số loài cây gỗ tham gia hình thành trạng thái rừng tác động thấp, trung bình và mạnh lần lượt là 66, 86 và 70 loài. Độ phong phú về số loài (chỉ số d của Margalef) khác nhau ở 3 trạng thái, trong đó trạng thái rừng tác động

cường độ trung bình có độ phong phú về số loài cao nhất (d = 12,55), tiếp đến là trạng thái rừng tác động cao (d = 10,27) và thấp nhất là trạng thái rừng tác

động thấp (d = 9,607).

Chỉ sốđa dạng Chỉ sốđa dạng loài (chỉ số (F) Fisher_alpha) của 3 trạng thái rừng nghiên cứu cũng khác nhau; trong đó trạng thái rừng tác động trung

bình có tính đa dạng cao nhất (F = 23,67) so với trạng thái tác động thấp (F = 16,6) và trạng thái tác động mạnh (F = 18,24). Chỉ sốđa dạng Chỉ sốđa dạng loài (chỉ số (S) Chao-1) của 3 trạng thái rừng nghiên cứu cũng khác nhau, trong đó trạng thái rừng tác động trung bình có tính đa dạng cao nhất (S = 98,36), trạng thái tác động thấp là thấp nhất (S = 69,75) và trạng thái tác động

mạnh (S = 83,13); chứng tỏ trạng thái tác động trung bình có số loài nhiều nhất và trạng thái tác động thấp có số loài ít nhất.

Từ những phân tích ở trên cho thấy, trạng thái rừng tác động trung bình có sốloài cây, độ phong phú về sốloài và tính đa dạng loài cao nhất, tiếp đến là trạng thái tác động mạnh và trạng thái tác động thấp.

4.5. Đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững

Từ những kết quả nghiên cứu được tổng hợp và phân tích ở các nội dung trên cho thấy 3 trạng thái rừng tác động thấp, tác động trung bình, tác động mạnh tại khu vực nghiên cứu đều đang ở trạng thái phục hồi. Mặt khác, cả 3 trạng thái

đều có mật độ cây gỗ lớn ở mức cao và chất lượng. Vì vậy, đểthúc đẩy các quần xã thực vật rừng tại khu rừng phục hồi và phát triển tốt hơn, đáp ứng được các mục tiêu đề ra thì cần những giải pháp quản lý, phục hồi rừng thích hợp. Dưới

đây, đềtài đưa ra một số giải pháp quản lý, phục hồi rừng như sau:

4.5.1. Giải pháp về quản lý bảo vệ

- Rừng kín lá rộng thường xanh tại Kon Hà Nừng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai là một khu rừng có các chỉ sốđa dạng sinh học cao, có giá trị về mặt bảo tồn và sinh thái quan trọng và là nơi lưu trữ nhiều nguồn gen quý hiếm.

Đây là khu rừng tự nhiên, vì vậy cần phải thực hiện theo những quy định của pháp luật về quản lý rừng tự nhiên như: Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính Phủquy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, Thông tư số 28/2018/TT- BNNPTNT ngày 16/112018 về quy định quản lý rừng bền vững của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Tại 3 trạng thái rừng nghiên cứu đều là trạng thái rừng giàu phục hồi sau khai thác, có trữlượng cao (từ 364 - 555 m3/ha). Thành phần loài đa dạng,

là nơi lưu trữ nhiều nguồn gen quý hiếm. Do đó việc xây dựng kế hoạch quản lý bảo vệ rừng bền vững cho khu rừng này là vấn đề cần thiết và thực hiện bảo vệ nghiêm ngặt, ngăn ngừa tác động từ bên ngoài làm ảnh hưởng đến khu rừng.

- Bổ sung xây dựng các quy chế bảo vệ, cơ chế chính sách phù hợp với

điều kiện kinh tế, xã hội và phong tục tập quán của người dân địa phương.

- Tăng cường các hình thức tuyên truyền, giáo dục đến cộng đồng

người dân địa phương, nâng cao ý thức bảo vệ rừng; xây dựng, quy hoạch

vùng đệm và hướng dẫn nhân dân phát triển sản xuất để đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của họ.

- Nâng cao vai trò của các cấp chính quyền, các tổ thức đoàn thể, những người có uy tín tại địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.

- Xây dựng hương ước bảo vệ rừng để người dân tham gia, tự điều chỉnh những hành vi sử dụng thiếu bền vững làm suy giảm tài nguyên rừng.

4.5.2. Một số giải pháp lâm sinh

Qua kết quả nghiên cứu 3 trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu cho thấy rằng: Các loài cây (Giổi nhung, Cóc đá, Trâm đỏ, Kháo lá nhỏ, Xoay,

Kháo nước, Nhọc lá nhỏvà Chôm chôm đỏ) tham gia công thức tổ thành theo chỉ số quan trọng IV là những loài cây có vịtrí ưu thế trong quần xã, là những cây tầng cao ưa sáng, có ý nghĩa lập quần cao, tương lai là những cây chính…

Nếu rừng được quản lý bảo vệ tốt thì sẽ phục hồi thành rừng có cấu trúc giống với rừng ban đầu. Đây là quá trình diễn thế sinh thái diễn ra theo chiều hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cấu trúc và đa dạng loài tầng cây cao của rừng kín lá rộng thường xanh tại kon hà nừng, huyện kbang, tỉnh gia lai​ (Trang 46)