Xuất giải pháp quản lý rừng bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cấu trúc và đa dạng loài tầng cây cao của rừng kín lá rộng thường xanh tại kon hà nừng, huyện kbang, tỉnh gia lai​ (Trang 61 - 90)

b. Tổ thành loài cây theo IVI%

4.5. xuất giải pháp quản lý rừng bền vững

Từ những kết quả nghiên cứu được tổng hợp và phân tích ở các nội dung trên cho thấy 3 trạng thái rừng tác động thấp, tác động trung bình, tác động mạnh tại khu vực nghiên cứu đều đang ở trạng thái phục hồi. Mặt khác, cả 3 trạng thái

đều có mật độ cây gỗ lớn ở mức cao và chất lượng. Vì vậy, đểthúc đẩy các quần xã thực vật rừng tại khu rừng phục hồi và phát triển tốt hơn, đáp ứng được các mục tiêu đề ra thì cần những giải pháp quản lý, phục hồi rừng thích hợp. Dưới

đây, đềtài đưa ra một số giải pháp quản lý, phục hồi rừng như sau:

4.5.1. Giải pháp về quản lý bảo vệ

- Rừng kín lá rộng thường xanh tại Kon Hà Nừng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai là một khu rừng có các chỉ sốđa dạng sinh học cao, có giá trị về mặt bảo tồn và sinh thái quan trọng và là nơi lưu trữ nhiều nguồn gen quý hiếm.

Đây là khu rừng tự nhiên, vì vậy cần phải thực hiện theo những quy định của pháp luật về quản lý rừng tự nhiên như: Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính Phủquy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, Thông tư số 28/2018/TT- BNNPTNT ngày 16/112018 về quy định quản lý rừng bền vững của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Tại 3 trạng thái rừng nghiên cứu đều là trạng thái rừng giàu phục hồi sau khai thác, có trữlượng cao (từ 364 - 555 m3/ha). Thành phần loài đa dạng,

là nơi lưu trữ nhiều nguồn gen quý hiếm. Do đó việc xây dựng kế hoạch quản lý bảo vệ rừng bền vững cho khu rừng này là vấn đề cần thiết và thực hiện bảo vệ nghiêm ngặt, ngăn ngừa tác động từ bên ngoài làm ảnh hưởng đến khu rừng.

- Bổ sung xây dựng các quy chế bảo vệ, cơ chế chính sách phù hợp với

điều kiện kinh tế, xã hội và phong tục tập quán của người dân địa phương.

- Tăng cường các hình thức tuyên truyền, giáo dục đến cộng đồng

người dân địa phương, nâng cao ý thức bảo vệ rừng; xây dựng, quy hoạch

vùng đệm và hướng dẫn nhân dân phát triển sản xuất để đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của họ.

- Nâng cao vai trò của các cấp chính quyền, các tổ thức đoàn thể, những người có uy tín tại địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.

- Xây dựng hương ước bảo vệ rừng để người dân tham gia, tự điều chỉnh những hành vi sử dụng thiếu bền vững làm suy giảm tài nguyên rừng.

4.5.2. Một số giải pháp lâm sinh

Qua kết quả nghiên cứu 3 trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu cho thấy rằng: Các loài cây (Giổi nhung, Cóc đá, Trâm đỏ, Kháo lá nhỏ, Xoay,

Kháo nước, Nhọc lá nhỏvà Chôm chôm đỏ) tham gia công thức tổ thành theo chỉ số quan trọng IV là những loài cây có vịtrí ưu thế trong quần xã, là những cây tầng cao ưa sáng, có ý nghĩa lập quần cao, tương lai là những cây chính…

Nếu rừng được quản lý bảo vệ tốt thì sẽ phục hồi thành rừng có cấu trúc giống với rừng ban đầu. Đây là quá trình diễn thế sinh thái diễn ra theo chiều hướng tiến hoá. Vì vậy, để rừng phục hồi và phát triển tốt hơn đề tài đưa ra một số

giải pháp lâm sinh như sau:

a.Đối với trạng thái rừng ít bị tác động và thái rừng tác động trung bình

Thực hiện quản lý, bảo vệ duy trì và phát triển vốn rừng.

Thực hiện biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt, bảo tồn để duy trì diễn thế tự nhiên đối với thảm thực vật rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ít bị tác động IIIA3. Đây là kiểu rừng có cấu trúc hướng tới ổn định, tổ thành loài cây phong phú, có nhiều loài cây có giá trị bảo tồn.

Mặc dù trữ lượng rừng khá cao, nhưng theo quy định hiện nay của Thủ tướng Chính phủ rừng phòng hộ là rừng tự nhiên không được thực hiện khai

thác chính, chỉ được phép tận thu gỗ là những cây, lóng, khúc, bìa bắp gỗ đã khô mục, lóc lõi, gỗ cháy; cành, ngọn, gốc, rễ gỗ và khai thác bền vững các loại lâm sản ngoài gỗ; khai thác tận dụng gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên diện tích giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình hoặc sử dụng vào mục đích khác ở những đối tượng rừng tự nhiên là rừng giàu và rừng trung bình. Vì vậy đối tượng rừng giàukhông phù hợp để khai thác gỗ mà thực hiện quản lý, bảo vệ để duy trì và phát triển vốn rừng với mục tiêu phòng hộ đầu nguồn.

Các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên trạng thái giàu thực hiện theo Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/06/2015 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành quy chế quản lý rừng phòng hộ, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, các quy trình, quy định có liên quan khác.

Nguồn vốn để bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có trên địa bàn huyện từ thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; tiền khoán bảo vệ rừng, bình quân mỗi hộ gia đình nhận giao khoán quản lý, bảo vệ rừng được hỗ trợ từ 300 - 400 nghìn đồng/ha/năm.

Cần tiếp tục theo dõi cấu trúc và tái sinh rừng phục hồi trong khu vực để có những giải pháp phù hợp. Các giải pháp phải mang tính đồng bộ và hài hòa về mặt kỹ thuật - kinh tế và xã hội.

Trạng thái rừng tác động trung bình chỉ có 2 loài cây ưu thế là Xoay và Kháo nước, tuy nhiên các loài cây khác có đường kính nhỏ hơn nhưng có số lượng cá thể chiếm ưu thế trong quần xã, do đó cần phải luỗng phát dây leo và bảo vệ nghiêm ngặt để tạo điều kiện tốt nhất cho các loài này (Dung lụa,

Trâm đỏ, Ngát, Chôm chôm đỏ, Nhọc, Cò ke, Trâm chòi mòi, Dẻ đỏ, Trâm quả to, Sến mủ, Dung, Trường sâng, Trâm móc, Ràng ràng mít, Trâm trắng, Giổi nhung, Nhãn rừng, Du móc, Đẻn 3 lá, Chân chim, Hoắc quang, Máu chó lá to, Dung giấy, Kháo vòng, Hoa khế và Xoan đào) phát triển, tương lai sẽ

chiếm ưu thế trong quần xã.

b. Đối với trạng thái rừng tác động mạnh

gian phục hồi tốt. Đặc trưng cho kiểu này là đã hình thành tầng giữa vươn lên chiếm ưu thế sinh thái với lớp cây đại bộ phận có đường kính 20 - 30 m.

Rừng có hai tầng trở lên, tầng trên tán không liên tục được hình thành chủ yếu từ những cây của tầng giữa trước đây, rải rác còn một số cây to khỏe vượt tán của tầng rừng cũ để lại. Do vậy, để thúc đẩy rừng phát triển về trữ lượng và đa dạng loài cây rừng cần có những giải pháp lâm sinh cụ thể để tác động hợp lý đưa rừng đếncấu trúc mong muốn..

Trạng thái rừng tác động mạnh có 4 loài cây ưu thế là Nhọc lá nhỏ, Giổi nhung, Kháo lá nhỏ, Chôm chôm đỏ nhưng chỉ số IV% và số lượng các loài cây khác cũng chiếm ưu thế trong quần xã, do đó cần phải khoanh xúc tiến tái sinh tự nhiên để tạo điều kiện cho các loài này phát triển và tương lai

có vịtrí ưu thế trong quần xã: Biện pháp cơ bản là bảo vệ những cá thể có khả năng gieo giống, mở tán rừng bằng cách loại bỏ những cây già cỗi, xử lý cây bụi, dây leo, tra dặm hạt giống hoặc trồng bổ sung ở những nơi mật độ cây tái sinh quá thấp. Cần tạo điều kiện cho những loài cây tái sinh là cây bản địa phát triển, những cây có giá trị lớn trong việc bảo tồn nguồn gen cây rừng;

Chặt nuôi dưỡng, luỗng phát dây leo, cây bụi: Đối với các diện tích rừng phục hồi cần tiến hành chặt nuôi dưỡng đồng thời phát dây leo, cây bụi

dưới tán rừng. Đây là những loài cây ảnh hưởng xấu đến tầng cây gỗ. Vì vậy, cần tỉa thưa bớt những cây phẩm chất xấu, sâu bệnh, cây phi mục đích, cây bụi và dây leo quấn ghì cây gỗ. Tuy nhiên, tất cả các công việc chặt nuôi

dưỡng, luỗng phát dây leo, cây bụi cần phải có cán bộ kỹ thuật lâm sinh thiết kế cụ thể và thực hiện đúng các biện pháp kỹ thuật đã quy định để không gây tổn thất đến cây tái sinh hiện có dưới tán rừng.

4.5.3. Giải pháp về quản lý đất đai và tài nguyên rừng

Tiếp tục nhiệm vụ đo đạc, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu.

4.5.4. Xây dựng và thực hiện Quy ước bảo vệ và phát triển rừng; tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về rừng phòng hộ

Cần làm tốt công tác xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ, phát triển rừng trong cộng đồng dân cư, bản, xóm. Các quy ước là những quy tắc xử sự trong nội bộ cộng đồng, do cộng đồng thỏa thuận theo đa số và tự nguyện thực hiện.

Các quy ước về bảo vệ, phát triển rừng vừa phải phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và tuân thủ theo quy định của pháp luật, vừa phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương, phải kế thừa và phát huy thuần phong mỹ tục, tập quán tốt đẹp của người dân, đồng thời phải bài trừ các hủ tục mê tín dị đoan, phạt vạ trái pháp luật, gây chia rẽ mất đoàn kết trong cộng đồng. Nội dung trong quy ước cần rõ ràng, dễ hiểu, chính xác, dễ thực hiện và phải luôn được điều chỉnh theo sự phát triển của tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương và các chính sách, luật pháp của nhà nước.

Với điều kiện hiện tại của khu vực nghiên cứu, chủ yếu là đồng bào dân tộc sinh sống trong khu vực, đời sống vật chất và tinh thần còn rất nhiều khó khăn thiếu thốn, người dân sống chủ yếu dựa vào rừng nên ngày càng tạo áp lực rất lớn lên tài nguyên rừng của khu vực. Vì vậy, cần đẩy mạnh tuyên truyền chính sách bảo vệ và phát triển rừng đến từng hộ cho dân sở tại.

Cần phải đưa vai trò của những người có vị trí đứng đầu hoặc có tiếng

nói trong thôn nhưtrưởng thôn trong công tác tuyên truyền.

Đưa hoạt động tuyên truyền lồng ghép vào các hoạt động của các đoàn thể, hội Cựu chiến binh, hội Nông dân, hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên... làm tiền đề cho công tác quản lý bảo vệ rừng ở địa phương.

Có chính sách khen thưởng đối với có công trong công tác bảo vệ rừng và xử phạt nghiêm minh các đối tượng vi phạm.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀKIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu về đặc điểm lâm học của quần xã thực vật rừng tự nhiên tại Kon Hà Nừng, KBang, Gia Lai, đề tài rút ra một số kết luận chính

sau đây:

1.1. Cu trúc tng cây cao

a. Tổ thành theo hệ số tổ thành

Trạng thái rừng tác động thấp có 868 cây, 66 loài. Có 3 loài tham gia công thức tổ thành theo hệ số tổ thành là Trâm đỏ, Kháo lá nhỏ và Hoắc quang.

Trạng thái rừng tác động trung bình có 872 cây, 86 loài. Có 3 loài tham gia công thức tổ thành theo hệ số tổ thành là Kháo nước, Dung lụa và Trâm đỏ.

Trạng thái rừng tác động mạnh có 829 cây, 70 loài. Trong đó có 23 loài

tham gia vào công thức tổ thành theo hệ số tổ thành là Kháo lá nhỏ, Cò ke, Nhọc lá nhỏ và Ngát.

b. Tổ thành theo IVI%

Trạng thái rừng tác động cường độ thấp, mật độ là 868 cây/ha, bao gồm 66 loài với 4 loài tham gia CTTT theo chỉ số quan trọng IV là các loài cây Giổi Nhung (14,87%), Cóc đá (10,26%), Trâm vỏ đỏ (7,69%), Kháo lá nhỏ

(5,93%).

Trạng thái rừng tác động cường độ trung bình, mật độ là 872 cây/ha, bao gồm 86 loài và có 2 loài tham gia CTTT là loài Xoay (11,22%), Kháo

nước (5,88%).

Trạng thái rừng tác động cường độ mạnh, mật độ là 829 cây/ha, bao gồm 70 loài và có 4 loài cây tham gia vào CTTT là Nhọc lá nhỏ (6,87%), Giổi nhung (6,13%), Kháo lá nhỏ(5,14%) và Chôm chôm đỏ (5,07%).

Số loài cây gỗ tham gia hình thành trạng thái rừng tác động thấp, trung bình và mạnh lần lượt là 66, 86 và 70 loài.

1.2. Mt s quy lut kết cu lâm phn

a. Trữ lượng và sinh khối của các trạng thái rừng

Trạng thái rừng tác động trung bình đạt trữ lượng và sinh khối cao nhất với trữ lượng V = 555,59 m3, sinh khối tươi Wt = 374,614 tấn/ha, sinh khối khô Wk = 214,230 tấn/ha.

Trạng thái rừng chịu tác động mạnh có trữ lượng và sinh khối thấp nhất: V = 364,92m3 và có các giá trị về sinh khối tươi và sinh khối khô lần

lượt là 254,080 tấn/ha và 143,439 tấn/ha.

Việc xác định được sinh khối có ý nghĩa quan trọng và là cơ sở xác

định mức chi trả dịch vụmôi trường rừng.

b. Phân bố số cây theo cỡđường kính và chiều cao - Phân bố số cây theo cỡđường kính:

Đối với rừng sau khai thác chọn tác động với cường độ thấp: Cây rừng

có đường kính ngang ngực dao động trong khoảng 6 - 17 cm là chủ yếu, chiếm khoảng 580 cây/ha.

Đối với trạng thái rừng sau khai thác tác động với cường độ trung bình: Cây rừng cũng có đường kính nằm trong khoảng từ 6 - 17 cm chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 490 cây/ha.

Đối với trạng thái rừng sau khai thác tác động với cường độ mạnh: Cây

có đường kính tập trung chủ yếu từ 6 - 17 cm với khoảng 460 cây/ha.

Với cả ba trạng thái rừng đều có số cây có xu hướng giảm dần từ cấp kính nhỏđến cấp kính lớn.

- Phân bố số cây theo cỡ chiều cao:

Đối với trạng thái rừng sau khai thác chọn tác động với cường độ thấp: Cây có chiều cao chủ yếu nằm trong khoảng từ 5 - 20 m, chiếm khoảng 200 cây/ha. Cây có chiều cao lớn hơn có xu hướng giảm dần và giảm mạnh từ

chiều cao 33 m.

Đối với hai trạng thái rừng sau khai thác chọn tác động với cường độ trung bình và cường độ mạnh: Cây có chiều cao chủ yếu là từ 5 - 20 m và cây có chiều cao lớn hơn có xu hướng giảm dần và giảm mạnh từ chiều cao 35 m.

- Quan hệ tương quan giữa chiều cao với đường kính ngang ngực (Hvn - D1.3):

Phương trình cụ thể để biểu diễn mối quan hệ HVN - D1.3 cho từng trạng thái rừng như sau:

+ Trạng thái tác động thấp: HVN = -6,203 + 8,690.ln(D1.3);

+ Trạng thái tác động trung bình: HVN = -11,013 + 10,386.ln(D1.3); + Trạng thái tác động mạnh: HVN = -8,133 + 9,387.ln(D1.3).

Mô hình quan hệ chiều cao - đường kính của cây rừng ở trạng thái ít bị tác động được mô tả tốt nhất trong 03 trạng thái rừng, tiếp theo là trạng thái bị tác động mạnh và trạng thái bịtác động trung bình.

c. Đặc điểm phân bố không gian

Trạng thái rừng LIL: Phân tích phân bố không gian của 10 loài cây ưu

thế ở trạng thái rừng ít bị tác động cho thấy: Có 9 loài cây này có phân bố

ngẫu nhiên và 1 loài có phân bố cụm là Hoắc quang ở khoảng cách 1 - 38 m và oài Du móc ở khoảng cách 9 - 12 m. Phân bố đều ở khoảng cách 5 - 7 m

đối với loài Nhọc, 6 - 10 m đối với loài Giổi nhung, 4 - 5 m đối với loài

Trường Sâng khoảng cách 3,6 - 4 m đối với loài Kháo lá nhỏ.

Trạng thái rừng MIL: Phân tích phân bố không gian của 7 loài cây ưu

thế ở trạng thái rừng tác động trung bình cho thấy: 2 loài cây có phân bố cụm, trong khoảng cách 5 - 40 m đối với loài cây Cò ke và 4 - 20 m và 4 - 50 đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cấu trúc và đa dạng loài tầng cây cao của rừng kín lá rộng thường xanh tại kon hà nừng, huyện kbang, tỉnh gia lai​ (Trang 61 - 90)